>> TIN TỨC | TIN TỨC TRONG TỈNH

Tập trung khắc phục đời sống và sản xuất sau lũ
Tin đăng ngày: 28/10/2020 - Xem: 6281

Trận lũ lịch sử trong tuần qua đã nhấn chìm nhiều địa bàn trong cả tỉnh, gây thiệt hại nặng nề về người và tài sản cho các cho tổ chức, cá nhân . Ngay sau khi nước lũ rút, chính quyền và người dân các địa phương bị ngập lụt đã nỗ lực khắc phục hậu quả. Dẫu công việc sau lũ hết sức ngổn ngang, nhưng tất cả đều nêu cao quyết tâm với tinh thần nước rút đến đâu đảm bảo vệ sinh môi trường đến đấy. Trước mắt không chỉ ổn định đời sống mà còn phải khẩn trương khôi phục sản xuất để đảm bảo cuộc sống.

Trong trận lũ lịch sử vừa qua, nhiều địa phương ở Thạch Hà, Cẩm Xuyên đã bị ảnh hưởng khá nặng nề. Mưa lũ đã làm cho 10.588 hộ dân tại huyện Thạch Hà bị ngập nước, trong đó gần 7000 hộ bị ngập sâu; nhiều thôn xóm thuộc địa phận các xã Tân Lâm Hương, Thạch Đài, Đỉnh Bàn, Thạch Thắng, Tượng Sơn, Thạch Văn bị chia cắt. Còn ở Cẩm Xuyên, có 23 xã bị ngập chìm trong biển nước. Trong đó có 6 xã bị ảnh hưởng nặng nề nhất gồm: Cẩm Thạch, Cẩm Thành, Cẩm Mỹ, Cẩm Duệ, Cẩm Vịnh, Cẩm Quan.

Mưa lũ đã làm thiệt hại nặng nề đến người và tài sản của bà con. Trong đó nhiều công trình nước sinh hoạt bị hư hại, hàng ngàn mét kênh mương nội đồng, bờ sông, bờ biển bị sạt lở; hàng trăm gia súc, gia cầm bị chết, nhiều nông phẩm chưa thu hoạch bị mất trắng do mưa lũ. Lúa, hoa màu, cây trồng lâu năm, tôm, cá bị thiệt hại hoàn toàn..

Sở Nông nghiệp và PTNT huy động lực lượng Đoàn thanh niên giúp bà con khôi phục vườn hộ

 Ngay sau khi lũ rút, ngành nông nghiệp đã huy động hàng trăm cán bộ, đoàn viên thanh niên về địa bàn các xã chịu ảnh hưởng nặng để chung tay khắc phục hậu quả. Công việc đầu tiên là giúp dân dọn dẹp nhà cửa, đưa lúa bị ngập ra phơi. Với phương châm “nước rút đến đâu, khắc phục đến đó”, cán bộ đoàn viên cùng với chính quyền địa phương, các lực lượng chức năng, các tổ chức, đoàn thể đã nỗ lực dọn dẹp bùn đất, rác rưởi tại các trường học, trụ sở ủy ban, nhà văn hóa… để sớm ổn định đời sống. Bên cạnh giúp dân dọn dẹp vệ sinh đường làng ngõ xóm, cán bộ đoàn viên còn giúp các gia đình chính sách, người già neo đơn dọn bùn đất, thau rửa và kê lại đồ đạc trong nhà. Ngoài ra còn hỗ trợ chuyên môn và hướng dẫn người dân làm vệ sinh môi trường, khẩn trương xử lý nguồn nước sinh hoạt, phun tiêu độc khử trùng nơi công cộng, các công trình vệ sinh, chuồng trại chăn nuôi, tổ chức thu gom, xử lý xác động thực vật chết, để tránh gây ô nhiểm môi trường, giúp người dân sớm ổn định cuộc sống.

Upload

Xử lý nước sinh hoạt sau mưa lũ

Trước thực trạng đáng quan ngại nhất sau khi nước rút đó là nguồn nước bị bẩn, ô nhiễm do chất thải từ cống rãnh, bùn đất, xác động thực vật chết hòa lẫn đe dọa đến sức khỏe và chất lượng cuộc sống của người dân vùng lũ. Điển hình như tại huyện Cẩm Xuyên có hơn 13.300 giếng nước bị ngập, cần phải được xử lý hóa chất để đảm bảo sinh hoạt. Vì vậy, ngay sau khi nước rút, ngành nông nghiệp đã chỉ đạo đơn vị chuyên môn khẩn trương rà soát và có biện pháp giúp đỡ bà con xử lý nguồn nước để kịp thời đảm bảo sinh hoạt, nhất là những vùng bị ngập sâu. Ông Đoàn Văn Khang - Trung tâm Nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn Hà Tĩnh cho biết: “Để giúp các địa phương có hóa chất xử lý nước sinh hoạt phục vụ ăn uống trong thời điểm cấp thiết, đến thời điểm này,Trung tâm Nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn Hà Tĩnh đã hoàn thành việc cấp phát 8.000 kg PAC và 500 kg CloraminB cho các huyện Cẩm Xuyên; Thạch Hà; Thị xã Kỳ Anh. Ngoài ra Trung tâm đã thành lập 2 tổ công tác đi xuống các hộ dân để trực tiếp hướng dẫn, xử lý, đảm bảo nguồn nước sạch cho nhân dân các địa phương bị ngập lụt”. 

Đối với huyện Hương Khê, trong đợt lũ lụt vừa qua, dù không ngập nặng nhưng hoạt động sản xuất nông nghiệp cũng chịu nhiều ảnh hưởng do mưa lớn. Đặc biệt, chú trọng đến việc chăm sóc và phục hồi diện tích cây ăn quả bị ngập. Xã Hương Thủy có diện tích cây bưởi bị ngập sâu là 50/200 ha, cũng là xã có diện tích cây ăn quả bị ảnh hưởng nặng nhất của huyện Hương Khê, đã gây thiệt hại lớn cho người dân. Ngay sau khi nước rút, Trung tâm Khuyến nông tỉnh đã cử cán bộ kỹ thuật trực tiệp phối hợp vơí UBND các xã xuống tận các vườn bị ngập, hướng dẫn người dân phun nước rửa cành lá và xử lý hiện tượng thối rễ, đồng thời chú ý phòng trừ các loại bệnh như bệnh loét, bệnh xỉ mủ gốc, hoặc bệnh vàng lá thối rễ ở những vườn không có hệ thống thoát nước tốt bị ngập lâu ngày. Tiến hành cắt tỉa bớt những cành lá rậm rạp ở dưới gốc và bên trong tán cây để vườn thông thoáng. Khi mặt vườn đã khô ráo, tiến hành xới nhẹ đất phía dưới tán lá để phá váng, tạo điều kiện cho nước trong gốc bốc hơi nhanh, vườn sẽ mau khô. Đối với những vườn bị ngập sâu, nên tưới thuốc trị bệnh ở vùng gốc, rễ nhằm giảm thiểu mức độ thiệt hại do ngập úng.

Trước thực trạng mưa lũ ảnh hưởng nghiêm trọng đến tình hình kinh tế - xã hội, UBND tỉnh đã chỉ đạo cấp uỷ, chính quyền các cấp tập trung huy động lực lượng, phương tiện và nguồn lực khẩn trương khắc phục hậu quả, nhất là những nơi bị thiệt hại nặng. Cùng với đó, tỉnh tiếp tục chỉ đạo sản xuất vụ Đông muộn – Xuân sớm và vụ Xuân năm 2021 nhằm bù lại lương thực.

Ông Nguyễn Tuấn Thanh - Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT Hà Tĩnh cho biết: “Mặc dù sau khi nước rút, công việc của bà con hết sức ngổn ngang. Từ chính quyền đến người dân đều tập trung cao cho việc ổn định đời sống. Tuy nhiên, xác định việc khôi phục sản xuất là cần thiết để người dân đảm bảo cuộc sống lâu dài, vì vậy,  ngành nông nghiệp đã kịp thời chỉ đạo đồng thời khâu nối với các cơ quan cấp trên để khôi phục sản xuất vụ Đông. Trước mắt là sản xuất các loại rau ngắn ngày để kịp thời cung cấp được nguồn lượng thực phẩm đáng kể cho người dân, tiếp đó là đẩy nhanh công tác tiêm phòng vắc xin cho đàn gia súc gia cầm sau lũ. Về lâu dài sẽ có những chính sách để hỗ trợ bà con trong sản xuất vụ Đông Xuân và vụ Xuân sắp tới để đảm bảo không có diện tích bỏ hoang giúp nhân dân có thu nhập, dần ổn định lại cuộc sống./.

XH-NH

Nguồn:
Từ khóa:

Tin tức trong tỉnh khác:

17/4/2024 - Tăng cường các hoạt động thả cá tái tạo nguồn lợi thủy sản
28/2/2024 - Hội nghị tập huấn Chuyển đổi số và Thống kê ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
27/2/2024 - Trung tâm Chuyển đổi số và Thống kê nông nghiệp sẽ hỗ trợ ngành nông nghiệp Hà Tĩnh thực hiện đề án chuyển đổi số
2/12/2023 - Bàn giải pháp sản xuất, thâm canh cây ăn quả có múi an toàn dịch bệnh
26/11/2023 - Hà Tĩnh tổ chức lễ Cam và các sản phẩm nông nghiệp lần thứ 6 năm 2023
9/1/2023 - Hà Tĩnh tổ chức Lễ hội Cam và các sản phẩm nông nghiệp năm 2023
24/10/2022 - Chương trình Khuyến nông 03 năm (2023-2025)
30/9/2022 - Xét công nhân nghề, làng nghề truyền thống năm 2022
10/5/2022 - Sở Nông nghiệp và PTNT ký kết đỡ đầu xây dựng NTM tại xã Điền Mỹ
5/5/2022 - Hơn 900 ha lúa xuân tại Hà Tĩnh bị đổ ngã do mưa lớn
18/3/2022 - Hà Tĩnh điện khẩn phòng chống bệnh đạo ôn
12/3/2022 - Đại hội đoàn TNCS Hồ Chí Minh Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn lần thứ XI, nhiệm kỳ 2022 - 2027
23/1/2022 - “Tết sum vầy- Xuân bình an” cho đoàn viên, người lao động Ngành NN&PTNT Hà Tĩnh
25/11/2021 - Thứ trưởng Lê Quốc Doanh đánh giá cao chất lượng cam chanh Hà Tĩnh
9/11/2021 - Câu chuyện khuyến nông
 
  VIDEO CLIPS  
Video
PS Nông nghiệp tuần hoàn chi phí thấp, lợi nhuận cao
PS Đẩy mạnh sản xuất hữu cơ trên cây ăn quả có múi
Nông nghiệp tuần hoàn xu thế tất yếu
Tình hình phát triển cây ăn quả có múi tại Hà Tĩnh
Phòng trừ sâu bệnh trước khi lúa trổ bông
Chung tay chống đánh bắt hải sản bất hợp pháp
Cải tạo ao đầm trước vụ tôm xuân hè
Thu gom bao bì thuốc bảo vệ thực vật nỗ lực từ các địa phương
Phòng trừ sâu bệnh cho lạc xuân
Nâng cao chất lượng tiêm phòng cho đàn vật nuôi
 
  VĂN BẢN MỚI  
Về việc đẩy mạnh công tác Khuyến nông

Thông báo Danh sách thí sinh trúng tuyển vào làm việc tại Trung tâm Khuyến nông tại kỳ tuyển dụng năm 2022

Thông báo chương trình thực tập sinh tại Hàn Quốc

Chương trình khuyến nông tỉnh Hà Tĩnh giai đoạn 2023-2025

Chương trình Khuyến nông tỉnh Hà Tĩnh, giai đoạn 2023 - 2025

NGHỊ QUYẾT HỘI NGHỊ LẦN THỨ NĂM BAN CHẤP HÀNH TRUNG ƯƠNG ĐẢNG KHOÁ XIII về nông nghiệp, nông dân, nông thôn đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045

Phòng trừ sâu bệnh hại lúa từ nay đến cuối vụ xuân năm 2022

Quy định chính sách khuyến khích phát triển nông nghiệp, nông thôn gắn với tỉnh đạt chuẩn nông thôn mới trên địa bàn Hà Tĩnh.

NGHỊ QUYẾT CỦA BAN CHẤP HÀNH ĐẢNG BỘ TỈNH Về tập trung lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Đề án “Thí điểm xây dựng tỉnh Hà Tĩnh đạt chuẩn nông thôn mới, giai đoạn 2021 - 2025”

KẾ HOẠCH: Khuyến nông năm 2021

 
THƯ VIỆN ẢNH
THỐNG KÊ TRUY CẬP
Đang truy cập 5
Máy chủ tìm kiếm 10
Khách viếng thăm 7
Hôm nay: 285
Tất cả: 979,483
  FANPAGE FACEBOOK  
 
  Trang chủ I  Giới thiệu   I  Tin tức   I  Hoạt động khuyến nông   I  Hoạt động ngành NN   I  Cẩm nang kỹ thuật   I  Gương điển hình   I  Chuyên đề NN-NT   I  Dự Án    

Trung tâm Khuyến nông Hà Tĩnh
Địa chỉ: Số 150 đường Trần Phú, TP Hà Tĩnh, tỉnh Hà Tĩnh
Điện thoại: 0393 856739/ Fax: 0393 856737 - Hotline: 0912.128.464
Email: [email protected] - Website: http://khuyennonghatinh.com