>> TIN TỨC | TIN TỨC TRONG TỈNH

Triển khai Đề án sản xuất nuôi trồng thủy sản năm 2021
Tin đăng ngày: 2/3/2021 - Xem: 16314

Thực hiện Quyết định số 4025/QĐ-UBND ngày 26/11/2020 của UBND tỉnh về việc giao chỉ tiêu định hướng một số chỉ tiêu chủ yếu Kế hoạch sản xuất nông nghiệp năm 2021; Ngày 02/02/2021, Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đã ban hành văn bản số 235/SNN-TS về việc triển khai thực hiện “Đề án sản xuất nuôi trồng thủy sản năm 2021” với các nội dung, mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp như sau:

1. Một số chỉ tiêu, kế hoạch chủ yếu năm 2021

- Diện tích nuôi trồng thủy sản: 7.418 ha. Trong đó:

+ Diện tích nuôi nước ngọt 4.440 ha;

+ Diện tích nuôi mặn lợ: 2.978 ha (trong đó nuôi tôm 2.526 ha).

- Sản lượng nuôi trồng thủy sản: 15.203 tấn. Trong đó:

+ Sản lượng nuôi ngọt: 6.953 tấn;

+ Sản lượng nuôi mặn lợ: 8.250 tấn (sản lượng tôm 5.313 tấn)

- Về sản xuất, ương dưỡng giống:

+ Giống tôm: 500 triệu con

+ Giống cá nước ngọt 50 triệu con.

+ Đối tượng khác 2 triệu con

2. Nhiệm vụ

Tập trung phát triển nuôi trồng thủy sản gắn với Đề án Tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững và chương trình xây dựng nông thôn mới. Phát triển mạnh các đối tượng nuôi chủ lực, các vùng nuôi thủy sản thâm canh, công nghiệp, nuôi an toàn sinh học, bảo vệ môi trường sinh thái. Đa dạng hóa các đối tượng và phương pháp nuôi để khai thác cơ hội thị trường, khuyến khích nuôi thâm canh, công nghiệp; ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, áp dụng quy trình nuôi an toàn sinh học theo VietGAP. Ưu tiên đầu tư phát triển hạ tầng các vùng nuôi tôm, thâm canh, công nghiệp. Chỉ đạo, tổ chức sản xuất theo khung lịch thời vụ thả giống nuôi trồng thủy sản năm 2021; Tăng cường công tác quản lý môi trường, phòng chống dịch bệnh trong NTTS.

3. Giải pháp thực hiện chủ yếu

3.1 Thời vụ: Thực hiện tốt khung lịch thời vụ thả giống nuôi trồng thủy sản theo văn bản số 2930/SNN-TS ngày 28/12/2020 của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã ban hành. 

3.2 Giải pháp tổ chức chỉ đạo sản xuất

* Đối với nuôi thuỷ sản mặn lợ:

Tập trung phát triển đối tượng chủ lực là tôm, các loại cá có giá trị kinh tế cao. Phát triển nhanh nuôi tôm công nghiệp, chuyển dần nuôi tôm trong ao đất quảng canh, quảng canh cải tiến sang nuôi thâm canh; Chú trọng công tác quan trắc, cảnh báo môi trường cho các vùng nuôi tập trung; Thu hút đầu tư nâng cấp cơ sở hạ tầng các vùng nuôi; Tuyên truyền, nhân rộng các mô hình nuôi thủy sản an toàn sinh học, thân thiện với môi trường,...

* Nuôi tôm:

- Tập trung chỉ đạo tăng năng suất trên một đơn vị diện tích bằng các giải pháp: Áp dụng quy trình nuôi tiên tiến; nâng cấp ao đầm nuôi bảo đảm yêu cầu kỹ thuật. Khuyến cáo người nuôi nên ương dưỡng và sử dụng con giống cỡ lớn để nuôi thương phẩm, do vậy cơ sở cần có bể, ao ương để ương dưỡng giống trước khi thả nuôi ít nhất 20 ngày.

- Chỉ đạo thực hiện tốt các mô hình nuôi an toàn sinh học theo hướng VietGAP, quy trình nuôi tôm hạn chế hóa chất; mô hình đa dạng hóa nuôi trồng thủy sản;

        - Tổ chức hướng dẫn, khuyến cáo sử dụng giống tốt, kiểm soát chặt chẽ chất lượng con giống, mùa vụ thả nuôi, sử dụng thức ăn, chế phẩm sinh học bảo đảm đúng quy trình kỹ thuật; tăng cường công tác quản lý môi trường và phòng ngừa dịch bệnh. Tiếp tục thực hiện tốt kế hoạch số 142/KH-UBND ngày 02/5/2018 về kế hoạch hành động phát triển ngành tôm tỉnh Hà Tĩnh đến năm 2025; chỉ thị 07/CT-UBND ngày 13/7/2020 của UBND tỉnh về tăng cường công tác quản lý kiểm dịch, chất lượng tôm giống trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh.

- Tăng cường quản lý cộng đồng các vùng nuôi tập trung gắn với sản xuất theo chuỗi, có kế hoạch tiêu thụ thống nhất toàn vùng để tránh tư thương ép giá.

* Đối với nuôi nhuyễn thể, cá biển và một số đối tượng thủy sản mặn lợ khác.

- Duy trì diện tích nuôi nghêu hiện có; tiếp tục phát triển nuôi các đối tượng sản phẩm khác có lợi thế theo vùng miền như Hàu thái bình dương, ốc hương, vẹm…; thu hút đầu tư xây dựng dự án sản xuất giống nghêu tại huyện Lộc Hà nhằm chủ động nguồn giống cho nghề nuôi nghêu tại huyện Lộc Hà nói riêng và toàn tỉnh nói chung.

- Tăng cường hướng dẫn các biện pháp kỹ thuật đối với nuôi nhuyển thể, cua và cá biển: Tổ chức các cuộc tập huấn, cung cấp tài liệu...

- Chỉ đạo, hướng dẫn kỹ thuật phát triển các mô hình nuôi các đối tượng có giá trị kinh tế cao: Cá đối mục, cá dìa, cá chẽm, vẹm xanh, hàu, ốc hương, ... Lưu ý, đối với những vùng nuôi cá lồng bè thường bị ảnh hưởng do mưa, bão như Thạch Sơn, Thạch Hạ, Kỳ Hà,....nên thả giống cỡ lớn và thu hoạch trước mùa mưa bão.

- Thực hiện nghiêm quy chế về kiểm soát vệ sinh an toàn thực phẩm trong thu hoạch nhuyễn thể đã ban hành;

* Đối với nuôi thuỷ sản nước ngọt

          - Tăng cường phát triển nuôi thuỷ sản theo hướng trang trại, gia trại nuôi thuỷ sản tổng hợp; Đa dạng hoá hình thức nuôi, xây dựng và nhân rộng các mô hình nuôi các loại thủy đặc sản.

- Duy trì, phát triển các loài cá kinh tế, loài cá truyền thống trong các vùng nước nội địa: ao hồ nhỏ, ruộng trũng, mặt nước lớn. Đẩy mạnh hơn nữa việc ứng dụng nuôi thâm canh (tăng sản) cá ao hồ nhỏ, thực hiện nuôi ghép tổng hợp các loài theo công thức thả ghép, đánh tỉa thả bù để tăng sản lượng/đơn vị diện tích.

- Tăng cường kiểm soát, quản lý nuôi trồng thủy sản lồng bè trong hồ chứa, mặt nước lớn.        

3.3 Giải pháp về sản xuất và cung ứng con giống

          Triển khai tốt nhiệm vụ kiểm soát chất lượng con giống. Khuyến cáo các vùng/cơ sở nuôi liên kết với các cơ sở sản xuất giống tôm, cá trong việc cung ứng giống; ký kết hợp đồng để tăng trách nhiệm của người sản xuất giống trong việc đảm bảo chất lượng con giống tôm, cá đồng thời giúp cho việc quản lý chất lượng giống từ nơi sản xuất đến nơi tiêu thụ được tốt hơn.

* Giống tôm:

          Tập trung chỉ đạo các công ty, trại sản xuất và ương dưỡng giống trên địa bàn nhằm cung ứng giống đảm bảo về số lượng và chất lượng thuận lợi cho người nuôi. Tăng cường công tác kiểm tra kiểm soát chất lượng nguồn giống tôm.

Khảo sát các cơ sở cung ứng tôm giống có chất lượng, uy tín ở các tỉnh nhằm khuyến cáo cho người dân lựa chọn nguồn giống đảm bảo chất lượng.

Tổng lượng giống tôm sản xuất ương dưỡng trên địa bàn trong năm phấn đấu đạt 500 triệu con.

* Giống cá nước ngọt và thuỷ sản khác

 Tập trung nguồn lực sản xuất, cung ứng con giống bảo đảm số lượng, chất lượng.

 Tổ chức tốt sản xuất giống cá nước ngọt truyền thống và các đối tượng nuôi mới có giá trị kinh tế cao tại trại Đức Long, Tiến Lộc, Hợp tác xã Sản xuất Nông nghiệp và Thuỷ sản Lộc Hàphục vụ kịp thời nhu cầu nuôi của nhân dân trong tỉnh và xuất bán đi ngoài tỉnh.

Tiếp tục phát triển hệ thống ương cá giống cấp 2, cấp 3 để chủ động các loại giống phục đáp ứng tốt các loại hình nuôi trồng.

 Chỉ đạo, khuyến khích các cơ sở (hộ gia đình) sản xuất, ương dưỡng giống thuỷ đặc sản như cá lóc, ếch,.… phục vụ kịp thời nhu cầu nuôi của nhân dân.

 Tổng nguồn giống thuỷ sản nước ngọt sản xuất và cung ứng ra thị trường trên 50 triệu con, đáp ứng 100%  nhu cầu giống cho người nuôi.

3.4. Giải pháp về quản lý môi trường và phòng trừ dịch bệnh

- Tổ chức tốt công tác kiểm tra môi trường, thu mẫu tôm tự nhiên để kiểm tra giám sát cảnh báo môi trường, dịch bệnh các vùng nuôi trước khi bước vào vụ nuôi để khuyến cáo người dân các biện pháp cải tạo ao đầm nuôi và phòng ngừa dịch bệnh phù hợp.

- Tăng cường và chủ động quan trắc, cảnh báo môi trường, dịch bệnh vùng nuôi tập trung, các vùng nuôi tôm trên cát, vùng cửa sông ven biển, vùng nuôi cá lồng trên sông,...

- Đầu tư trang thiết bị, máy móc, nhân lực để nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước trong công tác kiểm soát chất lượng con giống, môi trường và dịch bệnh thuỷ sản.

- Đẩy mạnh công tác tuyên truyền cho người dân các quy định về quản lý môi trường, phòng chống dịch bệnh trong nuôi trồng thuỷ sản; kiểm tra, giám sát việc thực hiện các quy định về quản lý môi trường.

- Tập trung triển khai tốt Kế hoạch số 19/KH-UBND ngày 22/01/2021 của UBND tỉnh về phòng chống dịch bệnh gia súc, gia cầm, thủy sản năm 2021.

  3.5. Giải pháp về thức ăn, thuốc và hóa chất, chế phẩm sinh học

Thực hiện tốt việc quản lý thức ăn thủy sản, thuốc, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thuỷ sản theo quy định tại Thông tư 26/2018/TT-BNNPTNT ngày 15/11/2018; thông tư 13/2016/TT-BNNPTNT ngày  02/06/2016 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn”.

- Tăng cường tuyên truyền tập huấn các quy định của nhà nước về kinh doanh và kỹ thuật sử dụng thức ăn, thuốc, hóa chất, chế phẩm sinh học trong NTTS đến các hộ sản xuất, kinh doanh và người nuôi trồng thuỷ sản.

- Tổ chức tốt việc kiểm tra, kiểm soát các cơ sở kinh doanh thức ăn, thuốc, hóa chất, chế phẩm sinh học dùng trong nuôi trồng thủy sản. Xử phạt nghiêm các tổ chức cá nhân vi phạm các qui định về sản xuất, kinh doanh, sử dụng thuốc, hóa chất, chế phẩm sinh học dùng trong NTTS.

- Khuyến khích mở các đại lý cung cấp thức ăn, vật tư, thiết bị, thuốc phòng trừ dịch bệnh thuỷ sản nước ngọt trên các địa bàn để cung cấp tại chỗ cho bà con nông, ngư dân.

3.6. Giải pháp về khoa học công nghệ và công tác khuyến ngư.

- Phát triển công nghệ nuôi trồng thuỷ sản theo hình thức công nghiệp, công nghệ cao, nuôi an toàn sinh học, nuôi theo quy trình VietGAP.

- Tăng cư­ờng hỗ trợ chuyển giao, ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật trong nuôi trồng thuỷ sản đảm bảo đồng bộ từ khâu chuyển giao ứng dụng, xây dựng mô hình, nhân rộng mô hình.

- Hợp tác chặt chẽ với các viện nghiên cứu, các chuyên gia trong và ngoài nước để đẩy nhanh ứng dụng tiến bộ KHCN vào nuôi trồng.

-Tăng cường công tác đào tạo, tập huấn, hội thảo, tham quan học tập kinh nghiệm để nâng cao năng lực cho bà con nông ngư dân, áp dụng hiệu quả vào thực tế sản xuất.

- Hỗ trợ xây dựng các mô hình: nuôi giống mới có giá trị kinh tế cao, nuôi thâm canh cá nước ngọt, nuôi lồng bè, nuôi ứng dụng công nghệ cao, nuôi đa dạng hóa, nuôi an toàn sinh học theo VietGAP,...

4. Tổ chức thực hiện

Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đề nghị các địa phương, đơn vị chủ động triển khai, thực hiện Đề án nuôi trồng thủy sản năm 2021 có hiệu quả, đảm bảo mục tiêu, kế hoạch đề ra. Theo đó, Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn giao:

- Chi cục Thuỷ sản

Theo dõi và chỉ đạo sản xuất NTTS và lịch thời vụ; Triển khai áp dụng VietGAP và các quy phạm nuôi tốt vào nuôi trồng thủy sản; Kiểm tra, kiểm soát tốt chất lượng các yếu tố đầu vào trong nuôi trồng thủy sản (giống, thức ăn, chế phẩm sinh học, sản phẩm xử lý, cải tạo môi trường của các đại lý cung ứng trên địa bàn); kịp thời phát hiện và xử lý vi phạm; hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện điều kiện sản xuất kinh doanh, chất lượng sản phẩm thủy sản nuôi trồng theo quy định; phối hợp với Chi cục chăn nuôi và thú y triển khai thực hiện kế hoạch phòng chống dịch bệnh thủy sản.

- Chi cục Chăn nuôi và Thú y

Chủ trì chỉ đạo, h­ướng dẫn, giám sát công tác phòng chống dịch bệnh thủy sản; Tăng cường công tác kiểm dịch giống vận chuyển ra ngoài tỉnh. Hướng dẫn các tổ chức thực hiện kiểm soát giống vào địa bàn, hạn chế đến mức thấp nhất giống không bảo đảm chất lượng đưa vào thả nuôi; Chuẩn bị tốt các điều kiện về hoá chất, dụng cụ, vật tư, phương tiện, con người để xử lý khi có dịch bệnh xảy ra.

- Chi cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và Thủy sản

Chủ trì, phối hợp Chi cục Thủy sản, Chi cục Chăn nuôi và Thú y và các địa phương triển khai Chương trình giám sát dư lượng các chất độc hại trong động vật và sản phẩm động vật thủy sản nuôi theo kế hoạch được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phê duyệt; Phối hợp Chi cục Thủy sản lấy mẫu kiểm tra chất lượng, an toàn thực phẩm trong trường hợp cần thiết.

- Chi cục Phát triển nông thôn

Tham mưu, hướng dẫn, triển khai thực hiện chính sách khuyến khích phát triển sản xuất nuôi trồng thủy sản.

- Trung tâm Khuyến nông

Xây dựng các mô hình trình diễn, tổ chức tập huấn, tuyên truyền, phổ biến kỹ thuật NTTS cho bà con nông ngư dân.

 Chỉ đạo, triển khai sản xuất tại trại Đức Long; nâng cao số lượng, chất lượng đàn cá giống, tổ chức tốt việc sinh sản để đáp ứng nguồn giống chất lượng, kịp thời phục vụ cho các hộ ­ương nuôi.

-  Uỷ ban nhân các huyện, thành phố, thị xã

Trên cơ sở Kế hoạch sản xuất năm 2021 của Uỷ ban nhân dân tỉnh và Đề án Nuôi trồng thuỷ sản năm 2021 của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, căn cứ vào đặc điểm địa hình, đất đai, khí hậu và trình độ sản xuất của địa phương để xây dựng kế hoạch và triển khai sản xuất nuôi trồng thuỷ sản năm 2021 cụ thể, phù hợp, sát với thực tế của địa phương.

  • Các tổ chức, cơ quan thông tin đại chúng

Phối hợp chặt chẽ với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn triển khai Đề án Nuôi trồng thuỷ sản năm 2021 xuống tận địa phương, cơ sở. Tuyên truyền, phổ biến các tiến bộ khoa học kỹ thuật, các quy trình kỹ thuật nuôi, các chính sách hỗ trợ phát triển thủy sản,...để bà con nông ngư dân nắm bắt thông tin, áp dụng có hiệu quả vào thực tiễn sản xuất. Phối hợp với các cấp, các ngành kịp thời đưa tin, biểu dương những mô hình nuôi thủy sản hiệu quả, những cách làm hay, những đơn vị, địa phương, cá nhân tiêu biểu trong sản xuất nuôi trồng thủy sản.

       - Các tổ chức, cá nhân nuôi trồng thủy sản

        Phải tuân thủ các quy định, quy trình kỹ thuật và các hướng dẫn của cơ quan chuyên môn, chấp hành lịch mùa vụ theo thông báo của Ngành; trong quá trình nuôi có vấn đề gì xảy ra phải báo cáo với chính quyền địa phương và cơ quan chức năng để có phương án hỗ trợ, xử lý kịp thời./.

 

Sỹ Công - Chi cục Thủy sản Hà Tĩnh

Nguồn:
Từ khóa:

Tin tức trong tỉnh khác:

17/4/2024 - Tăng cường các hoạt động thả cá tái tạo nguồn lợi thủy sản
28/2/2024 - Hội nghị tập huấn Chuyển đổi số và Thống kê ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
27/2/2024 - Trung tâm Chuyển đổi số và Thống kê nông nghiệp sẽ hỗ trợ ngành nông nghiệp Hà Tĩnh thực hiện đề án chuyển đổi số
2/12/2023 - Bàn giải pháp sản xuất, thâm canh cây ăn quả có múi an toàn dịch bệnh
26/11/2023 - Hà Tĩnh tổ chức lễ Cam và các sản phẩm nông nghiệp lần thứ 6 năm 2023
9/1/2023 - Hà Tĩnh tổ chức Lễ hội Cam và các sản phẩm nông nghiệp năm 2023
24/10/2022 - Chương trình Khuyến nông 03 năm (2023-2025)
30/9/2022 - Xét công nhân nghề, làng nghề truyền thống năm 2022
10/5/2022 - Sở Nông nghiệp và PTNT ký kết đỡ đầu xây dựng NTM tại xã Điền Mỹ
5/5/2022 - Hơn 900 ha lúa xuân tại Hà Tĩnh bị đổ ngã do mưa lớn
18/3/2022 - Hà Tĩnh điện khẩn phòng chống bệnh đạo ôn
12/3/2022 - Đại hội đoàn TNCS Hồ Chí Minh Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn lần thứ XI, nhiệm kỳ 2022 - 2027
23/1/2022 - “Tết sum vầy- Xuân bình an” cho đoàn viên, người lao động Ngành NN&PTNT Hà Tĩnh
25/11/2021 - Thứ trưởng Lê Quốc Doanh đánh giá cao chất lượng cam chanh Hà Tĩnh
9/11/2021 - Câu chuyện khuyến nông
 
  VIDEO CLIPS  
Video
PS Nông nghiệp tuần hoàn chi phí thấp, lợi nhuận cao
PS Đẩy mạnh sản xuất hữu cơ trên cây ăn quả có múi
Nông nghiệp tuần hoàn xu thế tất yếu
Tình hình phát triển cây ăn quả có múi tại Hà Tĩnh
Phòng trừ sâu bệnh trước khi lúa trổ bông
Chung tay chống đánh bắt hải sản bất hợp pháp
Cải tạo ao đầm trước vụ tôm xuân hè
Thu gom bao bì thuốc bảo vệ thực vật nỗ lực từ các địa phương
Phòng trừ sâu bệnh cho lạc xuân
Nâng cao chất lượng tiêm phòng cho đàn vật nuôi
 
  VĂN BẢN MỚI  
Về việc đẩy mạnh công tác Khuyến nông

Thông báo Danh sách thí sinh trúng tuyển vào làm việc tại Trung tâm Khuyến nông tại kỳ tuyển dụng năm 2022

Thông báo chương trình thực tập sinh tại Hàn Quốc

Chương trình khuyến nông tỉnh Hà Tĩnh giai đoạn 2023-2025

Chương trình Khuyến nông tỉnh Hà Tĩnh, giai đoạn 2023 - 2025

NGHỊ QUYẾT HỘI NGHỊ LẦN THỨ NĂM BAN CHẤP HÀNH TRUNG ƯƠNG ĐẢNG KHOÁ XIII về nông nghiệp, nông dân, nông thôn đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045

Phòng trừ sâu bệnh hại lúa từ nay đến cuối vụ xuân năm 2022

Quy định chính sách khuyến khích phát triển nông nghiệp, nông thôn gắn với tỉnh đạt chuẩn nông thôn mới trên địa bàn Hà Tĩnh.

NGHỊ QUYẾT CỦA BAN CHẤP HÀNH ĐẢNG BỘ TỈNH Về tập trung lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Đề án “Thí điểm xây dựng tỉnh Hà Tĩnh đạt chuẩn nông thôn mới, giai đoạn 2021 - 2025”

KẾ HOẠCH: Khuyến nông năm 2021

 
THƯ VIỆN ẢNH
THỐNG KÊ TRUY CẬP
Đang truy cập 5
Máy chủ tìm kiếm 10
Khách viếng thăm 7
Hôm nay: 319
Tất cả: 982,939
  FANPAGE FACEBOOK  
 
  Trang chủ I  Giới thiệu   I  Tin tức   I  Hoạt động khuyến nông   I  Hoạt động ngành NN   I  Cẩm nang kỹ thuật   I  Gương điển hình   I  Chuyên đề NN-NT   I  Dự Án    

Trung tâm Khuyến nông Hà Tĩnh
Địa chỉ: Số 150 đường Trần Phú, TP Hà Tĩnh, tỉnh Hà Tĩnh
Điện thoại: 0393 856739/ Fax: 0393 856737 - Hotline: 0912.128.464
Email: [email protected] - Website: http://khuyennonghatinh.com