>> CẨM NANG KỸ THUẬT | TRỒNG TRỌT

Chủ động phòng trừ sâu bệnh hại trên lúa xuân
Tin đăng ngày: 22/3/2021 - Xem: 10836

Vụ lúa xuân năm nay, xã Thạch Kênh, huyện Thạch Hà (Hà Tĩnh) thực hiện gieo cấy 320 ha và có trên 50% diện tích lúa thuần được gieo cấy bằng các giống lúa chất lượng cao như: ADI168 và J02. Ngay từ đầu vụ, xã Thạch Kênh đã tập trung chỉ đạo bà con nông dân gieo cấy đảm bảo đúng trong khung thời vụ tốt nhất.Sau khi hoàn thành gieo cấy, địa phương tập trung hướng dẫn nông dân thực hiện các biện pháp chăm sóc, tiến hành tỉa dặm để đảm bảo mật độ, thực hiện bón phân theo đúng quy trình, điều tiết nước hợp lý để cây lúa sinh trưởng phát triển tốt. Hiện nay, bà con nông dân đang tập trung làm cỏ, phát bờ, bón phân lần một, đồng thời giữ đủ nước để cây lúa đẻ nhánh. Một số diện tích cây sớm đã có sâu bệnh như bọ trĩ, giòi đục nõn, chuột phá hại đang được người dân tập trung phòng trừ.

Được biết, vụ Xuân năm nay, huyện Thạch Hà gieo cấy 8.100ha lúa. Những ngày này, do thời tiết thất thường, mưa nắng xen kẽ tạo điều kiện thuận lợi cho nhiều đối tượng sâu bệnh phát sinh gây hại. Ông Nguyễn Văn An- PGĐ Trung tâm Ứng dụng KHKT&BVCTVN huyện Thạch Hà cho hay:Qua kiểm tra tại một số cánh đồng cho thấy các loại sâu bệnh như Bọ trĩ, dòi đục nõn, bệnh đạo ôn, tuyến trùng rễ phát sinh gây hại trên nhiều diện tích lúa xuân. Vì thế, thời gian này, ngành chuyên môn của huyện Thạch Hà thường xuyên phân công cán bộ kiểm tra đồng ruộng, hướng dẫn nông dân bón phân cho lúa cân đối, không bón thừa đạm để hạn chế bệnh đạo ôn gây hại. Khi phát hiện bệnh, các địa phương cần nghiêm túc thực hiện các biện pháp phòng trừ; đặc biệt là bao vây, khống chế, tuyệt đối không để bệnh lây lan ra diện rộng.

“Đồng thời, phía ngành chuyên môn cũng đã phối hợp với các đơn vị kinh doanh thuốc bảo vệ thực vật có uy tín để kịp thời cung ứng cho bà con sử dụng đảm bảo chất lượng, hiệu quả, giảm thiểu ô nhiễm môi trường. Với sự chủ động trong phòng chống dịch bệnh cộng với việc lựa chọn các loại thuốc đặc trị và sử dụng đúng quy trình kỹ thuật nên nhiều diện tích lúa bị nhiễm đạo ôn tại huyện Thạch Hà đã được khống chế”- ông An cho biết thêm.

Cũng như nhiều hộ nông dân khác, những ngày này, gia đình ông Phan Đức Vân ở thôn Mỹ Am, xã Cẩm Quan  huyện Cẩm Xuyên  đang tập trung  phun thuốc đặc trị phòng trừ bệnh Đạo ôn lá, xuất hiện gây hại trên 1 số diện tích. Ông Vân cho biết: Hiện bệnh đạo ôn đã phát sinh gây hại trên 3 sào lúa của gia đình với tỷ lệ bệnh trung bình 2-3%. Theo sự hướng dẫn của ngành  chuyên môn và kinh nghiệm phòng trừ, ông đã mua đúng thuốc đặc hiệu, phun đúng liều lượng, đúng thời điểm nên những diện tích được phun đều mang lại hiệu quả, bệnh đã giảm dần. Đợt nay, gia đình đang tiếp tục theo dõi để phun lại lần 2 cho sạch bệnh, giúp cây lúa phát triển tốt.

Tại huyện Cẩm Xuyên, vụ Xuân năm nay, toàn huyện gieo cấy 9.534 ha lúa. Đến thời điểm hiện tại, các loại dịch bệnh gây hại trên cây lúa được đánh giá là ít hơn so với mọi năm. Qua kiểm tra đồng ruộng cho thấy, bệnh đạo ôn phát sinh gây hại đã xuất hiện tại một số xã như: Cẩm Hưng, Cẩm Quan, Nam Phúc Thăng với tỷ lệ bệnh trung bình 2-3%. Ngay khi bệnh xuất hiện xã đã tổ chức đoàn kiểm tra và cán bộ khuyến nông xã hướng dẫn bà con nông dân cách nhận biết sớm bệnh đạo ôn, liên hệ các doanh nghiệp để giúp bà con lựa chọn loại thuốc đặc hiệu cũng như hướng dẫn cách pha chế thuốc, cách phun phòng trừ. Những hộ nào tập trung phun sớm thì cơ bản vết bệnh đã giảm và cây lúa đã xanh trở lại.

Vụ xuân năm nay, toàn tỉnh gieo cấy 59.050 ha lúa. Qua theo dõi, hầu hết các trà lúa đang sinh trưởng, phát triển tốt, một số đối tượng gây hại như: ruồi đục nõn, bọ trĩ, ốc bươu vàng đã được nhân dân chủ động phòng trừ kịp thời, không để lây lan ra diện rộng. Tuy nhiên, thời gian này, việc chủ động theo dõi, phát hiện sớm vết bệnh đạo ôn để phòng trừ kịp thời là rất cần thiết. Theo đó, thực hiện tốt công tác điều tra phát hiện, rà soát các giống nhiễm đạo ôn, các vùng bệnh thường phát sinh gây hại để chủ động cảnh báo diễn biến bệnh, đồng thời khuyến cáo phun phòng bệnh đối với số diện tích gieo cấy các giống dễ lây nhiễm như:Thiên ưu 8, Thái Xuyên 111, Bắc Hương 9, P6, J02, Xi23.... Bên cạnh bệnh đạo ôn cần tập trung theo dõi chặt chẽ diễn biến của các loại bệnh khác như rầy nâu, rầy lưng trắng, sâu cuốn lá nhỏ, chuột… để từ đó chủ động các biện pháp phòng trừ, bảo vệ an toàn sản xuất.

“Hiện nay, các trà lúa vụ xuân trong giai đoạn đẻ nhánh rộ. Thời tiết bước vào tiết kinh trập với hình thái mưa ẩm, trời âm u, nhiệt độ trung bình 18-25 độ C kết hợp với cây lúa giai đoạn đẻ nhánh rộ phát triển mạnh về thân lá là điều kiện thuận lợi cho bệnh đạo ôn phát sinh gây hại và có nguy cơ lây lan trên diện rộng. Do vậy, việc chủ động theo dõi, phát hiện sớm vết bệnh đạo ôn để phòng trừ kịp thời là rất cần thiết” - Phó Chi cục trưởng Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật Hà Tĩnh Nguyễn Tống Phong khuyến cáo.

Vụ xuân là vụ sản xuất chính trong năm, nhằm ổn định lương thực, nâng cao hiệu quả kinh tế trên lĩnh vực nông nghiệp. Với sự chỉ đạo sâu sát của cấp ủy, chính quyền các cấp, tinh thần chủ động của người dân trong phòng trừ sâu bệnh hại lúa, đặc biệt bệnh đạo ôn là yếu tố quan trọng để giành vụ xuân thắng lợi./.

Nguyễn Hoàn

Nguồn:
Từ khóa:

Trồng trọt khác:

23/2/2022 - Hong hoa - giải pháp mới thụ phấn cho hoa Bưởi
22/3/2021 - Chủ động phòng trừ sâu bệnh hại trên lúa xuân
26/6/2020 - Ngộ độc hữu cơ trên cây lúa
21/4/2020 - Hướng dẫn Phòng trừ rầy nâu, rầy lưng trắng hại lúa vụ Xuân 2020
25/2/2020 - Biện pháp phòng trừ bệnh lùn sọc đen hại ngô, lúa vụ Đông Xuân
8/1/2020 - Kỹ thuật chăm sóc vườn ổi Đài Loan
18/9/2019 - Chăm sóc cây ăn trái trong mùa mưa bão
30/7/2019 - HIỆU QUẢ SỬ DỤNG CHẾ PHẨM AH N08 CHO VƯỜN CAM
10/5/2019 - Hạn chế để giống liền vụ, đưa giống lúa xác nhận vào sản xuất nhằm tăng năng suất lúa
25/4/2019 - Lưu ý trồng rau màu trong nhà lưới
13/2/2019 - Tập trung các giải pháp sản xuất vụ Xuân năm 2019
6/11/2018 - “Cắt cành” thanh long ruột đỏ mang bán, thu về lợi nhuận cao
29/10/2018 - Cam rụng quả là hiện tượng sinh lý bình thường
28/5/2018 - QUY TRÌNH KỸ THUẬT QUẢN LÝ BỆNH LÙN SỌC ĐEN HẠI LÚA
21/5/2018 - Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây thanh long (phần 1)
 
  VIDEO CLIPS  
Video
PS Nông nghiệp tuần hoàn chi phí thấp, lợi nhuận cao
PS Đẩy mạnh sản xuất hữu cơ trên cây ăn quả có múi
Nông nghiệp tuần hoàn xu thế tất yếu
Tình hình phát triển cây ăn quả có múi tại Hà Tĩnh
Phòng trừ sâu bệnh trước khi lúa trổ bông
Chung tay chống đánh bắt hải sản bất hợp pháp
Cải tạo ao đầm trước vụ tôm xuân hè
Thu gom bao bì thuốc bảo vệ thực vật nỗ lực từ các địa phương
Phòng trừ sâu bệnh cho lạc xuân
Nâng cao chất lượng tiêm phòng cho đàn vật nuôi
 
  VĂN BẢN MỚI  
Về việc đẩy mạnh công tác Khuyến nông

Thông báo Danh sách thí sinh trúng tuyển vào làm việc tại Trung tâm Khuyến nông tại kỳ tuyển dụng năm 2022

Thông báo chương trình thực tập sinh tại Hàn Quốc

Chương trình khuyến nông tỉnh Hà Tĩnh giai đoạn 2023-2025

Chương trình Khuyến nông tỉnh Hà Tĩnh, giai đoạn 2023 - 2025

NGHỊ QUYẾT HỘI NGHỊ LẦN THỨ NĂM BAN CHẤP HÀNH TRUNG ƯƠNG ĐẢNG KHOÁ XIII về nông nghiệp, nông dân, nông thôn đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045

Phòng trừ sâu bệnh hại lúa từ nay đến cuối vụ xuân năm 2022

Quy định chính sách khuyến khích phát triển nông nghiệp, nông thôn gắn với tỉnh đạt chuẩn nông thôn mới trên địa bàn Hà Tĩnh.

NGHỊ QUYẾT CỦA BAN CHẤP HÀNH ĐẢNG BỘ TỈNH Về tập trung lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Đề án “Thí điểm xây dựng tỉnh Hà Tĩnh đạt chuẩn nông thôn mới, giai đoạn 2021 - 2025”

KẾ HOẠCH: Khuyến nông năm 2021

 
THƯ VIỆN ẢNH
THỐNG KÊ TRUY CẬP
Đang truy cập 5
Máy chủ tìm kiếm 10
Khách viếng thăm 7
Hôm nay: 20
Tất cả: 982,640
  FANPAGE FACEBOOK  
 
  Trang chủ I  Giới thiệu   I  Tin tức   I  Hoạt động khuyến nông   I  Hoạt động ngành NN   I  Cẩm nang kỹ thuật   I  Gương điển hình   I  Chuyên đề NN-NT   I  Dự Án    

Trung tâm Khuyến nông Hà Tĩnh
Địa chỉ: Số 150 đường Trần Phú, TP Hà Tĩnh, tỉnh Hà Tĩnh
Điện thoại: 0393 856739/ Fax: 0393 856737 - Hotline: 0912.128.464
Email: [email protected] - Website: http://khuyennonghatinh.com