>> DỰ ÁN |

Kết quả bước đầu thực hiện hợp phần I dự án SIPA – Hà Tĩnh
Tin đăng ngày: 2/5/2021 - Xem: 14179

Dự án “Hỗ trợ Việt Nam thực hiện Thỏa thuận Paris” (VN - SIPA) do Chính phủ CHLB Đức tài trợ thông qua cơ quan Hợp tác quốc tế CHLB Đức (GIZ) và chủ trì bởi Bộ Tài nguyên và Môi trường. Trong khuôn khổ dự án, Tổ chức Nghiên cứu Nông Lâm Quốc tế (ICRAF) tại Việt Nam và các bên liên quan cấp tỉnh chịu trách nhiệm thực hiện nội dung của dự án tại Hà Tĩnh về “Thích ứng dựa vào hệ sinh thái (EbA/CSA) và quản lý rủi ro khí hậu có sự tham gia cho các hộ thuộc các huyện dễ bị tổn thương tỉnh Hà Tĩnh” (SIPA Hà Tĩnh). Trung tâm Khuyến nông Hà Tĩnh thực hiện nội dung thuộc hợp phần I về Cải thiện khả năng thích ứng và sinh kế cho nông hộ nhỏ thông qua việc thực hiện mô hình thích ứng dựa vào hệ sinh thái/thích ứng thông minh với biến đổi khí hậu có lồng ghép giới và có khả năng nhân rộng.

Dự án đã lựa chọn và xây dựng 5 mô hình với 234 hộ tham gia hưởng lợi, gồm: mô hình nâng cao hiệu quả kinh tế dựa trên phát triển hệ sinh thái vườn đồi tổng hợp và mô hình nuôi ong dựa vào hệ sinh thái vườn đồi và rừng trồng, rừng tự nhiên tại thị trấn Đồng Lộc (Can Lộc) và xã Sơn Tiến, Sơn Hồng (Hương Sơn); Mô hình trồng cỏ chịu hạn và chất lượng cho chăn nuôi tại xã Sơn Tiến (Hương Sơn); mô hình sản xuất hành tăm luân canh cây họ đậu gắn với chuỗi OCOP (xã Vượng Lộc) và mô hình nuôi tôm càng xanh luân canh cá nước ngọt kết hợp với phát triển hệ sinh thái vườn đồi tại xã Vượng Lộc (Can Lộc).

Upload

Qua 7 tháng triển khai thực hiện, bước đầu ghi nhận các mô hình phát triển tốt, người nông dân được tập huấn, hỗ trợ các kỹ thuật và các giải pháp trong trong quá trình canh tác nhằm thích ứng dựa vào hệ sinh thái và biến đổi khí hậu.

Các mô hình đã có những kết quả ban đầu như mô hình “Nuôi ong dựa vào hệ sinh thái vườn đồi và rừng trồng, rừng tự nhiên”, các hộ nuôi đều đã cho thu hoạch 1 – 2 lần quay mật, bình quân  lần 1 đạt 6 kg mật/hộ, có hộ đạt 12kg. Đối với lần quay thứ hai nhiều hộ đạt trên 10kg, điển hình hộ nhà anh Nguyễn Duy Toán (thị trấn Đồng Lộc) đạt 28 kg, ông Đậu Đình Soàn (xã Sơn Tiến) đạt 15kg. Anh Toán chia sẻ “Gia đình rất may mắn khi được tham gia vào dự án. Ngoài việc tiếp thu kỹ thuật, nhận hỗ trợ các vật tư thiết yếu để cải tạo lại vườn hộ thì gia đình bước đầu đã có thêm thu nhập từ các đàn ong”. Về quy mô, các hộ cũng đã đều có khả năng nhân đàn, với mức trung bình là mỗi hộ tăng được 5 đàn, điển hình có hộ đã nhân đôi số đàn so với mức hỗ trợ ban đầu từ dự án.

Mô hình “sản xuất hành tăm luân canh cây họ đậu gắn với chuỗi OCOP” (xã Vượng Lộc), đến nay hành đã bắt đầu cho thu hoạch. Theo ghi nhận, hành nhiều củ, củ to đều hơn so với vụ  sản xuất trước đây và ước đạt 5 tạ/sào. Những ngày này khi đi thăm ruộng hành, bà con đã tiến hành đi thu hoạch. Chị Võ Thị Hà chia sẻ “tham gia mô hình thực hiện sản xuất theo hướng hữu cơ, hành được bón theo quy trình đảm bảo nên củ đều, sáng, dự kiến năng suất đạt từ 5 – 5,2 tạ/sào, với giá bán hiện tại đang thấp nhưng ước thu nhập đạt từ 6,5 – 7 triệu/ sào chưa tính công lao động. Tuy nhiên, so với cây màu khác thì việc trồng luân canh hành này có thời vụ thu hoạch vào thời điểm bà con nông nhàn nên việc sản xuất là rất phù hợp và mang lại hiệu quả kinh tế cao. Hai vợ chồng chị đều tham gia vào việc thu hoạch hành, và nhưng phần lớn việc bán sản phẩm hành là do phụ nữ phụ trách nên chị em phụ nữ có thể làm chủ được lợi nhuận cũng như việc chi tiêu trong sản xuất loại cây trồng này”. Hiện tại phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Can Lộc đã phối hợp với dự án xây dựng các mạng lưới kết nối với các cửa hàng thực phẩm sạch tại Hà Nội để tiêu thụ hành cho bà con.

Mô hình trồng cỏ chịu hạn và chất lượng cho chăn nuôi tại xã Sơn Tiến (Hương Sơn), hiện tại cỏ sinh trưởng, phát triển tốt và bắt đầu cho thu hoạch lứa 1 và đã tiến hành dặm tỉa để đảm bảo mật độ phù hợp. Tính đến cuối tháng 3/2021, các hộ trong mô hình đã chia sẻ cây cỏ giống cho khoảng 20 hộ khác trong xã để các hộ đó trồng cỏ phục vụ chăn nuôi.

Mô hình nâng cao hiệu quả kinh tế dựa trên phát triển hệ sinh thái vườn đồi tổng hợp tại xã Sơn Hồng, Sơn Tiến (huyện Hương Sơn), Thị trấn Đồng Lộc (huyện Can Lộc), kết quả ban đầu cho cây sinh trưởng, phát triển tốt, giống dứa được trồng theo đường đồng mức, cây đã đã bén rễ hồi xanh, cây ăn quả đã cho quả vụ mới. Các hộ cũng được hướng dẫn và khuyến khích đa dạng hóa thêm cây trồng nhằm tăng hiệu quả sử dụng đất trên một đơn vị diện tích, và bảo vệ đất.

Với việc thực hiện các mô hình đảm bảo theo quy trình kỹ thuật (như trồng theo đường đồng mức ở đất bậc thang, đất dốc, cắt tỉa cây ăn quả, sử dụng các loại phân bón hữu cơ vi sinh, phân chuồng hoai mục, thực hiện canh tác luân canh, Nông lâm Kết hợp, sử dụng cây trồng, giống chống chịu với điều kiện thời tiết, canh tác dựa vào hệ sinh thái vườn rừng và rừng tự nhiên đã định hướng cho các hộ ý thức phát triển sản xuất theo tiêu chí (1) bền vững, cải thiện sinh kế, (2) thích ứng với điều kiện thời tiết và khí hậu của địa phương nhờ thông qua bảo vệ hệ sinh thái và (3) giảm tác động đến môi trường, cải tạo đất, chống xói mòn, rửa trôi.

Thái Thơm

Nguồn:
Từ khóa:

khác:

17/4/2024 - Bài 1: NÔNG NGHIỆP THÔNG MINH VỚI SỰ ỨNG DỤNG CỦA INTERNET OF THINGS (IoT)
17/4/2024 - Sản xuất chè VietGAP - Hướng đi bền vững
17/4/2024 - Cây rèng rèng tăng thu nhập kinh tế nơi vùng đất bán Sơn địa
17/4/2024 - Người tiên phong đưa sản phẩm gạo hữu cơ ra thị trường
15/4/2024 - Triển khai mô hình nuôi cua biển 2 giai đoạn
15/4/2024 - Tập huấn kỹ thuật nuôi ong lấy mật tại huyện Vũ Quang
15/4/2024 - Cẩm Xuyên triển khai mô hình đậu tương theo hướng hữu cơ
11/4/2024 - Lãnh đạo Sở Nông nghiệp và PTNT kiểm tra tình hình lúa vụ xuân
10/4/2024 - Thận trọng sâu, bệnh gây hại giai đoạn lúa trổ bông
5/4/2024 - Bảo tồn, khai thác và phát triển nguồn gen các giống hoa phong lan quý tại Hà Tĩnh
3/4/2024 - Trồng hành tăm, biến vùng đất khó cho thu nhập cao
3/4/2024 - Nâng cao giá trị sản phẩm và liên kết sản xuất- Hướng đi bền vững
2/4/2024 - Tập huấn sản xuất cam theo tiêu chuẩn hữu cơ
2/4/2024 - Đẩy mạnh tiêm vắc-xin phòng bệnh dại chó, mèo
30/3/2024 - Tập huấn chăm sóc và quản lý dịch hại tổng hợp trên cây chè
 
  VIDEO CLIPS  
Video
PS Nông nghiệp tuần hoàn chi phí thấp, lợi nhuận cao
PS Đẩy mạnh sản xuất hữu cơ trên cây ăn quả có múi
Nông nghiệp tuần hoàn xu thế tất yếu
Tình hình phát triển cây ăn quả có múi tại Hà Tĩnh
Phòng trừ sâu bệnh trước khi lúa trổ bông
Chung tay chống đánh bắt hải sản bất hợp pháp
Cải tạo ao đầm trước vụ tôm xuân hè
Thu gom bao bì thuốc bảo vệ thực vật nỗ lực từ các địa phương
Phòng trừ sâu bệnh cho lạc xuân
Nâng cao chất lượng tiêm phòng cho đàn vật nuôi
 
  VĂN BẢN MỚI  
Về việc đẩy mạnh công tác Khuyến nông

Thông báo Danh sách thí sinh trúng tuyển vào làm việc tại Trung tâm Khuyến nông tại kỳ tuyển dụng năm 2022

Thông báo chương trình thực tập sinh tại Hàn Quốc

Chương trình khuyến nông tỉnh Hà Tĩnh giai đoạn 2023-2025

Chương trình Khuyến nông tỉnh Hà Tĩnh, giai đoạn 2023 - 2025

NGHỊ QUYẾT HỘI NGHỊ LẦN THỨ NĂM BAN CHẤP HÀNH TRUNG ƯƠNG ĐẢNG KHOÁ XIII về nông nghiệp, nông dân, nông thôn đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045

Phòng trừ sâu bệnh hại lúa từ nay đến cuối vụ xuân năm 2022

Quy định chính sách khuyến khích phát triển nông nghiệp, nông thôn gắn với tỉnh đạt chuẩn nông thôn mới trên địa bàn Hà Tĩnh.

NGHỊ QUYẾT CỦA BAN CHẤP HÀNH ĐẢNG BỘ TỈNH Về tập trung lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Đề án “Thí điểm xây dựng tỉnh Hà Tĩnh đạt chuẩn nông thôn mới, giai đoạn 2021 - 2025”

KẾ HOẠCH: Khuyến nông năm 2021

 
THƯ VIỆN ẢNH
THỐNG KÊ TRUY CẬP
Đang truy cập 5
Máy chủ tìm kiếm 10
Khách viếng thăm 7
Hôm nay: 929
Tất cả: 977,949
  FANPAGE FACEBOOK  
 
  Trang chủ I  Giới thiệu   I  Tin tức   I  Hoạt động khuyến nông   I  Hoạt động ngành NN   I  Cẩm nang kỹ thuật   I  Gương điển hình   I  Chuyên đề NN-NT   I  Dự Án    

Trung tâm Khuyến nông Hà Tĩnh
Địa chỉ: Số 150 đường Trần Phú, TP Hà Tĩnh, tỉnh Hà Tĩnh
Điện thoại: 0393 856739/ Fax: 0393 856737 - Hotline: 0912.128.464
Email: [email protected] - Website: http://khuyennonghatinh.com