>> GƯƠNG ĐIỂN HÌNH |

Người tìm đường xuất ngoại cho bánh đa vừng
Tin đăng ngày: 17/11/2021 - Xem: 9541

Sau nhiều nổ lực tìm kiếm đối tác thông qua mạng xã hội và các mối quan hệ với bạn bè sinh sống trên đất nước Nhật Bản, anh Lê Văn Duẩn – Giám đốc Hợp tác xã Nguyên Lâm (xã Kỳ Giang, huyện Kỳ Anh, Hà Tĩnh) chuẩn bị xuất khẩu lô hàng 64.000 bánh đa vừng đầu tiên.

Những ngày qua, Hợp tác xã Nguyên Lâm, xã Kỳ Giang, huyện Kỳ Anh đang tập trung sản xuất, đóng gói để chuẩn bị đơn hàng 64.000 chiếc bánh đa vừng xuất khẩu sang đất nước Nhật Bản. Dù tất bật với công việc nhưng anh Lê Văn Duẩn vẫn dành thời gian tiếp chúng tôi, phấn khởi anh chia sẽ: Năm 2014, anh đã cùng bạn bè sang Đài Loan làm việc, tại đây anh có một công việc ổn định với mức lương 50 triệu đồng/tháng. Ấy vậy mà trong lòng anh, tiếng gọi trở về quê hương lập nghiệp luôn thôi thúc từng giờ. Sau nhiều trăn trở, anh đã quyết định về lại quê hương, kết thúc 5 năm tha phương làm việc trên đất khách.

Những ngày đầu trở về, ý chí khởi nghiệp bùng cháy, nhưng bắt đầu từ đâu thì câu hỏi vẫn chưa có lời đáp. Rồi trong chuỗi ngày rong ruỗi tìm hướng đi, anh nhận ra rằng tại sao không lập nghiệp chính bằng nghề bánh đa vừng truyền thống của quê hương. Dù đã có từ lâu đời, nhưng với phương pháp thủ công và không dày công tiếp thị nên bánh đa vừng quê anh vẫn chỉ mãi quẩn quanh trên địa bàn của huyện.

Năm 2018, anh đã bắt tay tìm hiểu, nghiên cứu và quyết định theo nghề làm bánh đa. Nhớ lại ngày ấy anh kể: “Khi ý tưởng mở xưởng bánh được trưng cầu ý kiến của gia đình và bạn bè thì không một ai ủng hộ vì họ cho rằng nghề này khó phát triển, thu nhập không cao, không mấy khả quan. Người thân ra sức ngăn cản, hàng xóm, bạn bè nhiều người còn cười chê. Nhưng anh vẫn quyết chí thực hiện ý tưởng khởi nghiệp của mình. Anh đã đầu tư hơn 500 triệu đồng mà anh đã dành dụm được trong thời gian lao động tại Đài Loan để xây dựng cơ sở, kho bãi, mua máy móc và nguyên vật liệu. Khi dây chuyền sản xuất được lặp đặt xong, những chiếc bánh được ra lò thì cũng là những ngày tháng anh đối mặt với nhiều khó khăn nhất, khi mà thị trường vẫn chuộng bánh làm thủ công hơn. Với chiếc xe máy, anh tất tả ngược xuôi tìm đến tất cả các cửa hàng, quán ăn; rồi đến từng bàn ăn bỏ hết sỹ diện, cầm chiếc bánh trên tay để tiếp thị, quảng cáo cho khách hàng. Có những lúc nói hết nước bọt mà người ta vẫn từ chối hay những lúc gặp người thân cái tôi, cái sĩ diện lại trỗi dậy, nhưng vượt lên tất cả, những cái đó vẫn không làm nhụt đi ý chí và nghị lực của người thanh niên này. Lúc đó, mời được họ thử bánh hay cho gửi bánh lại quầy là niềm vui lớn nhất của anh. Để hoàn thiện chiếc bánh của mình, anh còn để lại phiếu thăm dò ý kiến và chủ động liên hệ để nhận phản hồi từ khách. Cứ thế, khách dùng thử ngày càng nhiều và có ý kiến nào anh nghiên cứu tiếp thu để hoàn thiện sản phẩm theo yêu cầu của người dùng. Bánh của anh mỗi ngày một ngon hơn, đẹp hơn. Đơn hàng nhiều lên từng ngày, có những lúc không trù tính được đơn tăng thêm nên có một số đơn hàng phải từ chối”.

Năm 2020, anh đăng ký sản phẩm tham gia chương trình OCOP và đã đạt hạng 3 sao. Sau khi đạt chuẩn, sản phẩm bánh đa vừng đã khẳng định được chất lượng và được giới thiệu, quảng bá trên các kênh thông tin chính thống của tỉnh. Đồng thời được tham gia các lớp tập huấn nâng cao năng lực tổ chức sản xuất, các hoạt động xúc tiến thương mại, phát triển sản phẩm…nên anh đã xây dựng quy trình và kế hoạch sản xuất hiệu quả hơn.

Khách hàng tin dùng nhiều hơn, thị trường mở rộng, quy mô sản xuất cũng từ đó tăng lên. Đầu năm 2021, anh đã thành lập Hợp tác xã Nguyên Lâm gồm 15 thành viên. Ngoài sản xuất bánh đa vừng anh còn sản xuất bún, miến và thu mua lúa gạo cho các hộ trên địa bàn huyện. Doanh thu ước tính của năm 2021 trên 3,5 tỷ đồng, tạo việc làm cho các thành viên với mức thu nhập bình quân 5 triệu đồng/tháng.

Anh Lê Văn Duẩn bên những chiếc bánh đa vừng

  Nhớ lại những ngày tháng sống trên đất khách, cái cảm giác nhớ quê luôn da diết, thường trực trong lòng. Để xoa dịu nổi nhớ đó, người ta thường đi tìm hình quê, vị ấm của quê hương qua những sản phẩm “Made in Việt Nam”. Nhận thấy tại các nước Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan … người Việt Nam làm việc, học tập và sinh sống rất nhiều, nên anh muốn mang vị quê sang cho họ. Anh bắt đầu tìm kiếm con đường hiện thực hóa giấc mơ xuất ngoại cho bánh đa vừng. Rồi bao đêm thức trắng để tìm kiếm thông tin trên mạng, bao nhiêu cuộc gọi, tin nhắn cho bạn bè trên đất khách, anh đã may mắn tìm được đối tác đầu tiên đến từ đất nước Nhật Bản. Sau khi đối tác tiến hành kiểm tra, đánh giá quy trình sản xuất, xuất xứ nguyên liệu đầu vào, năng lực sản xuất và lấy mẫu kiểm nghiệm chất lượng, sản phẩm của anh đã :chinh phục” được “mắt xanh” đối tác và đơn hàng đầu tiên được ký kết.

Trao đổi về lý do thành công anh có được, anh nói: “Muốn thành công phải kiên định mục tiêu, biết tìm kiếm cơ hội phát triển. Đặc biệt, vấn đề tiêu thụ sản phẩm quyết định hiệu quả sản xuất, do đó người sản xuất phải biết và hiểu được nhu cầu của khách hàng, biết đẩy mạnh tiếp thị để khai thác, tìm kiếm thị trường, tạo chổ đứng bền vững cho sản phẩm của mình. Thành công mà anh có được cũng nhờ việc anh đã tiếp cận được công nghệ số vào sản xuất, quảng bá, tiếp thị, tìm kiếm và kết nối đối tác. Nếu vẫn theo cách nghĩ và cách làm truyền thống thì anh không thể tạo ra cơ hội này. Nghĩ lại anh thấy những gì xảy ra vẫn ngỡ nó là một giấc mơ”.

Phó chủ tịch xã Kỳ Giang - anh Nguyễn Đình Kế cho biết: “Anh Lê Văn Duẩn là một người dám nghĩ, dám làm. Thành công của anh khẳng định rằng, khởi nghiệp không nhất thiết phải bắt đầu từ những việc to lớn. Chúng ta có thể bắt đầu từ những cái vừa tầm, vừa sức và nổ lực, vượt khó, biết tìm tòi, tiếp cận cái mới thì sẽ thành công. Năm 2018, khi mới bắt đầu khởi nghiệp mỗi ngày, cơ sở chỉ sản xuất được 200 chiếc bánh, bán hết mới sản xuất tiếp thì nay, chỉ mới 3 năm xây dựng và phát triển, cơ sở đã sản xuất tới 15.000 chiếc bánh/ngày, gấp 70 lần. Trong tương lai, chắc chắn quy mô sẽ còn được mở rộng nữa. Thành công của Hợp tác xã Nguyên Lâm là giấc mơ của nhiều cơ sở, là tiền đề, động lực cho nhiều cơ sở sản xuất các sản phẩm nông nghiệp chủ lực, sản phẩm OCOP của Hà Tĩnh học tập, tìm kiếm cơ hội vươn ra thế giới cho sản phẩm của mình”.

Kim Thịnh-Trung tâm Khuyến nông

Nguồn:
Từ khóa:

khác:

17/4/2024 - Bài 1: NÔNG NGHIỆP THÔNG MINH VỚI SỰ ỨNG DỤNG CỦA INTERNET OF THINGS (IoT)
17/4/2024 - Sản xuất chè VietGAP - Hướng đi bền vững
17/4/2024 - Cây rèng rèng tăng thu nhập kinh tế nơi vùng đất bán Sơn địa
17/4/2024 - Người tiên phong đưa sản phẩm gạo hữu cơ ra thị trường
15/4/2024 - Triển khai mô hình nuôi cua biển 2 giai đoạn
15/4/2024 - Tập huấn kỹ thuật nuôi ong lấy mật tại huyện Vũ Quang
15/4/2024 - Cẩm Xuyên triển khai mô hình đậu tương theo hướng hữu cơ
11/4/2024 - Lãnh đạo Sở Nông nghiệp và PTNT kiểm tra tình hình lúa vụ xuân
10/4/2024 - Thận trọng sâu, bệnh gây hại giai đoạn lúa trổ bông
5/4/2024 - Bảo tồn, khai thác và phát triển nguồn gen các giống hoa phong lan quý tại Hà Tĩnh
3/4/2024 - Trồng hành tăm, biến vùng đất khó cho thu nhập cao
3/4/2024 - Nâng cao giá trị sản phẩm và liên kết sản xuất- Hướng đi bền vững
2/4/2024 - Tập huấn sản xuất cam theo tiêu chuẩn hữu cơ
2/4/2024 - Đẩy mạnh tiêm vắc-xin phòng bệnh dại chó, mèo
30/3/2024 - Tập huấn chăm sóc và quản lý dịch hại tổng hợp trên cây chè
 
  VIDEO CLIPS  
Video
PS Nông nghiệp tuần hoàn chi phí thấp, lợi nhuận cao
PS Đẩy mạnh sản xuất hữu cơ trên cây ăn quả có múi
Nông nghiệp tuần hoàn xu thế tất yếu
Tình hình phát triển cây ăn quả có múi tại Hà Tĩnh
Phòng trừ sâu bệnh trước khi lúa trổ bông
Chung tay chống đánh bắt hải sản bất hợp pháp
Cải tạo ao đầm trước vụ tôm xuân hè
Thu gom bao bì thuốc bảo vệ thực vật nỗ lực từ các địa phương
Phòng trừ sâu bệnh cho lạc xuân
Nâng cao chất lượng tiêm phòng cho đàn vật nuôi
 
  VĂN BẢN MỚI  
Về việc đẩy mạnh công tác Khuyến nông

Thông báo Danh sách thí sinh trúng tuyển vào làm việc tại Trung tâm Khuyến nông tại kỳ tuyển dụng năm 2022

Thông báo chương trình thực tập sinh tại Hàn Quốc

Chương trình khuyến nông tỉnh Hà Tĩnh giai đoạn 2023-2025

Chương trình Khuyến nông tỉnh Hà Tĩnh, giai đoạn 2023 - 2025

NGHỊ QUYẾT HỘI NGHỊ LẦN THỨ NĂM BAN CHẤP HÀNH TRUNG ƯƠNG ĐẢNG KHOÁ XIII về nông nghiệp, nông dân, nông thôn đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045

Phòng trừ sâu bệnh hại lúa từ nay đến cuối vụ xuân năm 2022

Quy định chính sách khuyến khích phát triển nông nghiệp, nông thôn gắn với tỉnh đạt chuẩn nông thôn mới trên địa bàn Hà Tĩnh.

NGHỊ QUYẾT CỦA BAN CHẤP HÀNH ĐẢNG BỘ TỈNH Về tập trung lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Đề án “Thí điểm xây dựng tỉnh Hà Tĩnh đạt chuẩn nông thôn mới, giai đoạn 2021 - 2025”

KẾ HOẠCH: Khuyến nông năm 2021

 
THƯ VIỆN ẢNH
THỐNG KÊ TRUY CẬP
Đang truy cập 5
Máy chủ tìm kiếm 10
Khách viếng thăm 7
Hôm nay: 409
Tất cả: 978,547
  FANPAGE FACEBOOK  
 
  Trang chủ I  Giới thiệu   I  Tin tức   I  Hoạt động khuyến nông   I  Hoạt động ngành NN   I  Cẩm nang kỹ thuật   I  Gương điển hình   I  Chuyên đề NN-NT   I  Dự Án    

Trung tâm Khuyến nông Hà Tĩnh
Địa chỉ: Số 150 đường Trần Phú, TP Hà Tĩnh, tỉnh Hà Tĩnh
Điện thoại: 0393 856739/ Fax: 0393 856737 - Hotline: 0912.128.464
Email: [email protected] - Website: http://khuyennonghatinh.com