>> GƯƠNG ĐIỂN HÌNH |

Làm giàu từ nuôi Dúi
Tin đăng ngày: 4/4/2022 - Xem: 5336

Chỉ với gần 100m2 đất, từ 3 cặp dúi ban đầu, đến nay đã phát triển đàn dúi lên hơn 100 con dúi sinh sản, 50 con dúi đực, gần 200 con dúi con và dúi thịt thương phẩm, mang về nguồn thu nhập hàng trăm triệu đồng mỗi năm. Đó là mô hình nuôi dúi sinh sản và thương phẩm của chị Trương Thị Bình ở Tổ dân phố 4, Thị trấn Vũ Quang, huyện Vũ Quang, tỉnh Hà Tĩnh.

Upload

Bắt gặp khuôn mặt rạng rỡ và nụ cười nhân hậu của chị Bình khi đang cho đàn dúi hơn 300 con của mình ăn, ít ai biết rằng, để có được thành quả như ngày hôm nay là cả một thời gian dài miệt mài tìm tòi, học hỏi, vượt qua bao khó khăn để tìm ra hướng đi mới trong phát triển kinh tế gia đình của người phụ nữ đầy nghị lực này.

Chị Bình cho biết: Năm 2013, vợ chồng tôi tham quan mô hình nuôi dúi của một người bạn ở Hương Khê. Nhận thấy dúi là động vật dễ nuôi, ít công chăm sóc nên chúng tôi đã mua 3 cặp dúi giống ở Thanh Hoá để nuôi thử nghiệm. Đến nay, mô hình đã có hơn 300 con, mang lại nguồn thu hơn 200 triệu đồng/năm.

Nói về mô hình nuôi dúi, chị Bình cho biết thêm: đối với chăn nuôi gà hay trâu, bò đòi hỏi nguồn vốn lớn, địa hình rộng và việc chăm sóc phải có kỹ thuật cao. Chính vì vậy sau khi tìm hiểu về dúi, chúng tôi đã quyết định thử sức với loại động vật hoang dã này. Dúi hay còn gọi là chuột nứa được xếp vào loại vật nuôi đặc sản, có giá trị cao trên thị trường, ưu điểm lớn nhất của nuôi dúi là chi phí đầu tư ban đầu thấp, ít tốn diện tích, ít dịch bệnh và đặc biệt là nguồn thức ăn rất dồi dào, dễ kiếm. Thức ăn của dúi chủ yếu là mía, tre, nứa. Ngoài ra, cho dúi ăn thêm gốc cỏ voi, ngô, sắn để có thêm chất dinh dưỡng, mau lớn. Chuồng nuôi dúi phù hợp nhất là kiểu chuồng nửa sáng, nửa tối, không có ánh sáng trực tiếp, tránh mưa tạt, gió lùa, nắng nóng và bố trí ở khu vực yên tĩnh, nhất là đối với chuồng dúi sinh sản. Dúi là động vật hoang dã nên có sức đề kháng mạnh, ít dịch bệnh. Tuy nhiên dúi vẫn bị một số bệnh thông thường như bệnh ký sinh trùng ngoài da, bệnh đường ruột, vì vậy để dúi phát triển nhanh, khỏe mạnh thì phải dọn dẹp vệ sinh chuồng nuôi thường xuyên.

Với kinh nghiệm hơn 8 năm nuôi loài vật này, theo chị Bình, để nuôi dúi thành công, đòi hỏi người nuôi phải thực sự chuyên tâm, kiên trì và thường xuyên theo dõi sự phát triển của vật nuôi. Dúi mang thai từ 45 - 50 ngày. Cứ 3 tháng là dúi mẹ đẻ một lần, mỗi lần từ 2 đến 3 con. Dúi con sau khi sinh được một tháng thì sẽ được tách mẹ, nuôi khoảng 4 tháng tuổi có thể xuất bán dúi giống với trọng lượng từ 700 - 800 gam. Dúi thương phẩm nuôi 8 tháng đạt trọng lượng 1,5 - 2kg. Dúi nuôi càng lâu thì thịt sẽ săn chắc và thơm ngon.

Hiện tại thị trường tiêu thụ dúi rất ổn định. Thịt dúi thơm ngon và nhiều chất dinh dưỡng nên được thực khách ưa chuộng. Có rất nhiều chủ nhà hàng ở trong và ngoài tỉnh đến cơ sở đặt mua với số lượng lớn, đặc biệt là thời điểm giáp tết. "Hiện tại dúi thịt có giá 500 nghìn đồng/kg, dúi giống có giá từ 1 triệu đồng đến 2 triệu đồng/cặp. Trung bình mỗi tháng trang trại của tôi xuất chuồng khoảng 15-18kg dúi thương phẩm và khoảng 10 cặp dúi giống. Trừ hết chi phí, mỗi năm vợ chồng tôi thu lãi hơn 200 triệu đồng", chị Bình cho biết thêm.

Theo chị Nguyễn Thị Ái Liên, chủ tịch Hội Nông dân Thị trấn Vũ Quang, để phát triển kinh tế thì nhiều hộ nông dân đã có những tìm tòi, sáng tạo các mô hình để nâng cao thu nhập, trong đó cơ sở nuôi dúi của gia đình chị Trương Thị Bình hiện là mô hình kinh tế có hiệu quả cao tại địa phương. Giá trị kinh tế con dúi mang lại lớn, chi phí chăm sóc không nhiều, lại không gây ô nhiễm môi trường. Đây là hướng đi mới trong việc phát triển kinh tế địa phương. Chúng tôi đang khuyến khích bà con trên địa bàn đến tham quan, học tập kinh nghiệm để có thể nhân rộng, nâng cao thu nhập.

Rời phố núi Vũ Quang, chúng tôi thực sự thấy rất phấn khởi bởi cách đây hơn 20 năm đây còn là vùng đất với rất nhiều khó khăn. Nhưng với sự đồng sức, đồng lòng của toàn Đảng, toàn dân và đặc biệt là sự đổi mới, sáng tạo của những người nông dân cần cù, chăm chỉ bằng các mô hình kinh tế mang lại hiệu quả cao như chị Bình đã góp phần không nhỏ vào sự thay đổi của huyện miền núi - biên giới đầu tiên của cả nước đạt chuẩn Nông thôn mới./.

 

Ánh Nguyệt

Nguồn:
Từ khóa:

khác:

19/12/2022 - Để các làng nghề truyền thống phát triển bền vững
19/12/2022 - Hướng phát triển bền vững cho cây cam Vũ Quang
19/12/2022 - Ứng dụng keo lai mô vào trồng rừng gỗ lớn
19/12/2022 - Cải tạo đất lúa sau dồn điền đổi thửa
19/12/2022 - Đẩy nhanh tiến độ tiêm phòng đợt 2 cho gia súc, gia cầm
19/12/2022 - Phát huy vai trò của tổ cộng đồng nghề cá ven biển
19/12/2022 - Xây dựng vùng lứa hữu cơ kết hợp rươi cáy
19/12/2022 - Chống khai thác thủy sản bất hợp pháp
19/12/2022 - Mở rộng sản xuất cam hữu cơ
18/10/2022 - Khôi phục sản xuất sau lũ
18/10/2022 - Nuôi nhốt, giải pháp mới trong phát triển dê lai
18/10/2022 - Nuôi cá Diêu hồng theo tiêu chuẩn VietGap
3/10/2022 - Kỳ Anh tập trung thu hoạch chè chính vụ
3/10/2022 - Nuôi trồng thủy sản ứng phó với mưa lũ
3/10/2022 - Chủ động triển khai vụ tôm thu đông
 
  VIDEO CLIPS  
Video
Để các làng nghề truyền thống phát triển bền vững
Hướng phát triển bền vững cho cây cam Vũ Quang
Ứng dụng keo lai mô vào trồng rừng gỗ lớn
Cải tạo đất lúa sau dồn điền đổi thửa
Đẩy nhanh tiến độ tiêm phòng đợt 2 cho gia súc, gia cầm
Phát huy vai trò của tổ cộng đồng nghề cá ven biển
Xây dựng vùng lứa hữu cơ kết hợp rươi cáy
Chống khai thác thủy sản bất hợp pháp
Mở rộng sản xuất cam hữu cơ
Khôi phục sản xuất sau lũ
 
  VĂN BẢN MỚI  
Thông báo Danh sách thí sinh trúng tuyển vào làm việc tại Trung tâm Khuyến nông tại kỳ tuyển dụng năm 2022

Thông báo chương trình thực tập sinh tại Hàn Quốc

Chương trình khuyến nông tỉnh Hà Tĩnh giai đoạn 2023-2025

Chương trình Khuyến nông tỉnh Hà Tĩnh, giai đoạn 2023 - 2025

NGHỊ QUYẾT HỘI NGHỊ LẦN THỨ NĂM BAN CHẤP HÀNH TRUNG ƯƠNG ĐẢNG KHOÁ XIII về nông nghiệp, nông dân, nông thôn đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045

Phòng trừ sâu bệnh hại lúa từ nay đến cuối vụ xuân năm 2022

Quy định chính sách khuyến khích phát triển nông nghiệp, nông thôn gắn với tỉnh đạt chuẩn nông thôn mới trên địa bàn Hà Tĩnh.

NGHỊ QUYẾT CỦA BAN CHẤP HÀNH ĐẢNG BỘ TỈNH Về tập trung lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Đề án “Thí điểm xây dựng tỉnh Hà Tĩnh đạt chuẩn nông thôn mới, giai đoạn 2021 - 2025”

KẾ HOẠCH: Khuyến nông năm 2021

QUYẾT ĐỊNH: Về việc công nhận cây đầu dòng cam chanh trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh

 
THƯ VIỆN ẢNH
THỐNG KÊ TRUY CẬP
Đang truy cập 5
Máy chủ tìm kiếm 10
Khách viếng thăm 7
Hôm nay: 54
Tất cả: 656,732
  FANPAGE FACEBOOK  
 
  Trang chủ I  Giới thiệu   I  Tin tức   I  Hoạt động khuyến nông   I  Hoạt động ngành NN   I  Cẩm nang kỹ thuật   I  Gương điển hình   I  Chuyên đề NN-NT   I  Dự Án SIPA    

Trung tâm Khuyến nông Hà Tĩnh
Địa chỉ: Số 150 đường Trần Phú, TP Hà Tĩnh, tỉnh Hà Tĩnh
Điện thoại: 0393 856739/ Fax: 0393 856737 - Hotline: 0912.128.464
Email: khuyennonghatinh@gmail.com - Website: http://khuyennonghatinh.com