>> GƯƠNG ĐIỂN HÌNH |

Hiệu quả kinh tế từ cây Khoai mài Hương Sơn Ngày 03/5/2018
Tin đăng ngày: 4/5/2018 - Xem: 7812

Khoai mài (Củ mài), là loài giây leo sống tự nhiên trong rừng. Theo Đông y đây là vị thuốc có tên hoài sơn, ngoài ra còn được sử dụng để chế biến thành các món ăn ưa thích như: cháo, canh, xôi, chè, …. là những món ăn bổ dưỡng, mang mùi thơm đặc trưng của khoai mài.

 Ở Hà Tĩnh, Khoai mài tự nhiên được mọc trên các vùng núi rừng của huyện Hương Sơn, Hương Khê, Vũ Quang. Nhận thấy củ mài là loại cây có củ rất ngon vừa là dược liệu quí có giá trị trong đời sống nên người dân bản địa miền núi Hương Sơn thường vào rừng tìm kiếm, đào củ mài về bán kiếm tiền sinh sống. Khoai mài mọc trong rừng tự nhiên nên củ mài thường ăn sâu dưới lòng đất khiến cho những người đào củ mài thường hay gặp các rủi ro, nhiều vụ tai nạn thương tâm đã xẩy ra như: sập hố, bị thú rừng tấn công, có người phải bỏ mạng trong rừng. Những năm gần đây, một số người dân đã mang củ mài về trồng, trong đó có ông Nguyễn Thái Hiệp, trú tại thôn 9, xã Sơn Giang, huyện Hương Sơn được biết đến như là vua khoai mài của vùng đất này.

Ông Nguyễn Thái Hiệp (SN 1953), cho hay: Ông đã từng nhập ngũ từ những năm 1973, năm 1977 ông trở về quê hương với nhiều bệnh tật trên mình (bệnh binh 2/4), mất sức lao động 61%. Ông xây dựng gia đình với bà Trần Thị Lành (SN 1955), người cùng quê, sinh được 5 đứa con (3 trai, 2 gái). Năm 1998, sau khi nhận khoán 30 ha đất rừng, gia đình ông trồng keo, thôngnhưng không mang lại hiệu quả. Năm 2012, ông bắt đầu trồng thử nghiệm cây khoai mài và nhận thấy đây là một loại cây “trồng giả nhưng ăn thật” mang lại giá trị cao. Từ đó ông bắt đầu đầu tư nghiên cứu kỹ hơn về cây Khoai mài.

Mùa trồng Khoai mài bắt đầu từ tháng chạp (Âm lịch) trồng sau thời gian đến tháng 2, tháng 3, hạt mới nẩy chồi. Qua thời gian sinh trưởng từ 9 - 10 tháng khi thân cây héo dần, lá rụng là lúc đó báo hiệu một chu kỳ phát triển kết thúc và cho thu hoạch.

Kỹ thuật trồng Khoai mài khá đơn giản, chăm sóc dễ dàng, nhân công ít, vốn đầu tư thấp nhưng lại cho thu nhập cao hơn so với trồng cây rừng, cây ăn quả hay chăn nuôi. Khoai mài thích hợp với thổ nhưỡng đất rừng có nhiều chất mùn và độ dốc thoai thoải, củ khoai mài không ưa nước, trồng giống như khoai lang. Ông Hiệp tận dụng đất giữa các hàng thông, keo trong vườn đồi của mình, vét thành luống với độ sâu vừa phải, phía dưới trải một lớp vỏ bao xi măng để hạn chế củ mọc sâu xuống đất, sau đó bón lót bằng phân chuồng và phân lân, Kali, đạm rồi gieo hạt xuống và lấp đất kín hạt giống. Phía trên luống phủ rơm, rạ, cây khô. Trong quá trình chăm sóc, chỉ cần làm cỏ và vun gốc cho cây.

 

Ông Hiệp chia sẻ: Bình quân mỗi m2 đất cho thu hoạch từ 1,5 đến 02 kg củ. Mấy năm qua, gia đình tôi trồng khoai mài “xen kẽ vào chỗ đất trống giữa 2 hàng thông”, việc làm này vừa khai thác được tiềm năng của đất, vừa không bỏ phí đất rừng, lại vừa có thêm thu nhập cao. Hiện tại gia đình tôi chỉ mới trồng 03 sào khoai mài, mỗi năm cho thu nhập hơn 150 triệu đồng/năm, so với trồng thông thì cứ mỗi 1ha trồng 400 cây, phải hơn 10 năm mới cho khai thác, trồng keo lấy gỗ hơn 5 năm cũng chỉ cho thu nhập 8 - 10 triệu đồng/năm, còn khoai mài thu nhập bình quân 40 đến 50 triệu đồng/sào.

Điều đáng trân trọng ở người cựu chiến binh già này là ông không giấu kinh nghiệm, kỹ thuật trồng mài mà luôn nhiệt thành chia sẻ, tư vấn cho người dân, bạn bè, cán bộ các địa phương trong và ngoài địa bàn huyện Hương Sơn đến tham quan, học hỏi. Nhờ ông mà đến nay đã có nhiều số hộ gia đình ở quê ông trồng mài, góp phần nâng cao thu nhập. Không chỉ bán củ mài, ông còn cung cấp hạt giống khoai mài cho người có nhu cầu.

Trước đây, ông thường mang củ mài ra bán lẻ ở chợ Phố Châu, năm 2017, được sự quan tâm của chính quyền, ông được bố trí gian hàng giới thiệu sản phẩm ở lễ hội Hải Tượng Lãn Ông. Qua đó nhiều người biết đến sản phẩm Khoai mài Hương Sơn hơn và thương lái tìm thu mua tận nơi.

Chia sẻ về dự định phát triển thêm diện tích trồng củ mài trong thời gian tới, ông Nguyễn Thái Hiệp cho biết “do thị trường tiêu thụ còn hạn hẹp, trong thời gian tới ông chỉ tập trung chuyển đổi kỹ thuật trồng mới bằng cách tạo hình, nhằm tăng sản lượng và nâng cao chất lượng sản phẩm”./.

Hà Trần

 

Nguồn:
Từ khóa:

khác:

27/7/2020 - Nông dân&doanh nghiệp: Hai nhà liên kết sản xuất nông nghiệp hữu cơ ở Hà Tĩnh
6/7/2020 - Thành công mô hình “Sử dụng chế phẩm sinh học trong nuôi tôm thẻ chân trắng”
16/6/2020 - Rộn ràng mùa thu hoạch sen ở Thanh Châu
29/5/2020 - Nâng cao thu nhập vườn hộ nhờ trồng cây bưởi Diễn
20/12/2019 - Hiệu quả mô hình trồng thâm canh cam đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm
20/12/2019 - Tưới nhỏ giọt cho cam thâm canh: Giảm chi phí, nâng cao hiệu quả
20/12/2019 - Trồng thâm canh cam đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm: Hướng đi bền vững
20/12/2019 - Hiệu quả từ mô hình thâm canh cam đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm
7/10/2019 - Nuôi cá rô phi, mô hình hay cho xã khó
6/5/2019 - ADI 168 - Giống lúa triển vọng trên đất Hà Tĩnh
25/1/2019 - Nuôi thủy sản trên sông Vịnh, thu lãi 150 triệu đồng/1 ha mặt nước
14/11/2018 - Đặc sản cam giòn trên vùng quê Thượng Lộc
6/11/2018 - Làm giàu trên vùng đất cát
29/10/2018 - Nuôi tôm càng xanh trong ao đất tại Hà Tĩnh
17/10/2018 - Bén duyên nghề nuôi ếch
 
  VIDEO CLIPS  
Video
PS Nông nghiệp tuần hoàn chi phí thấp, lợi nhuận cao
PS Đẩy mạnh sản xuất hữu cơ trên cây ăn quả có múi
Nông nghiệp tuần hoàn xu thế tất yếu
Tình hình phát triển cây ăn quả có múi tại Hà Tĩnh
Phòng trừ sâu bệnh trước khi lúa trổ bông
Chung tay chống đánh bắt hải sản bất hợp pháp
Cải tạo ao đầm trước vụ tôm xuân hè
Thu gom bao bì thuốc bảo vệ thực vật nỗ lực từ các địa phương
Phòng trừ sâu bệnh cho lạc xuân
Nâng cao chất lượng tiêm phòng cho đàn vật nuôi
 
  VĂN BẢN MỚI  
Về việc đẩy mạnh công tác Khuyến nông

Thông báo Danh sách thí sinh trúng tuyển vào làm việc tại Trung tâm Khuyến nông tại kỳ tuyển dụng năm 2022

Thông báo chương trình thực tập sinh tại Hàn Quốc

Chương trình khuyến nông tỉnh Hà Tĩnh giai đoạn 2023-2025

Chương trình Khuyến nông tỉnh Hà Tĩnh, giai đoạn 2023 - 2025

NGHỊ QUYẾT HỘI NGHỊ LẦN THỨ NĂM BAN CHẤP HÀNH TRUNG ƯƠNG ĐẢNG KHOÁ XIII về nông nghiệp, nông dân, nông thôn đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045

Phòng trừ sâu bệnh hại lúa từ nay đến cuối vụ xuân năm 2022

Quy định chính sách khuyến khích phát triển nông nghiệp, nông thôn gắn với tỉnh đạt chuẩn nông thôn mới trên địa bàn Hà Tĩnh.

NGHỊ QUYẾT CỦA BAN CHẤP HÀNH ĐẢNG BỘ TỈNH Về tập trung lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Đề án “Thí điểm xây dựng tỉnh Hà Tĩnh đạt chuẩn nông thôn mới, giai đoạn 2021 - 2025”

KẾ HOẠCH: Khuyến nông năm 2021

 
THƯ VIỆN ẢNH
THỐNG KÊ TRUY CẬP
Đang truy cập 5
Máy chủ tìm kiếm 10
Khách viếng thăm 7
Hôm nay: 666
Tất cả: 975,451
  FANPAGE FACEBOOK  
 
  Trang chủ I  Giới thiệu   I  Tin tức   I  Hoạt động khuyến nông   I  Hoạt động ngành NN   I  Cẩm nang kỹ thuật   I  Gương điển hình   I  Chuyên đề NN-NT   I  Dự Án    

Trung tâm Khuyến nông Hà Tĩnh
Địa chỉ: Số 150 đường Trần Phú, TP Hà Tĩnh, tỉnh Hà Tĩnh
Điện thoại: 0393 856739/ Fax: 0393 856737 - Hotline: 0912.128.464
Email: [email protected] - Website: http://khuyennonghatinh.com