>> CẨM NANG KỸ THUẬT | TRỒNG TRỌT

QUY TRÌNH KỸ THUẬT QUẢN LÝ BỆNH LÙN SỌC ĐEN HẠI LÚA
Tin đăng ngày: 28/5/2018 - Xem: 21888

Bệnh lùn sọc đen là bệnh nguy hiểm, tác nhân gây bệnh lùn sọc đen hại lúa là vi-rút lùn sọc đen phương Nam. Môi giới truyền bệnh là rầy lưng trắng bao gồm cả rầy non và rầy trưởng thành đều truyền bệnh. Rầy sau khi nhiễm vi-rút có thể truyền bệnh đến khi chết. Bệnh lan truyền từ cây lúa bị bệnh sang cây khoẻ, từ vùng bị bệnh sang vùng chưa có bệnh nhờ sự di chuyển, phát tán của rầy lưng trắng. Bệnh có thể tồn tại trên lúa chét của cây bệnh trước đó, trên ngô, trên cỏ dại như cỏ lồng vực, cỏ chác, đuôi phụng và là nguồn chứa vi-rút để rầy truyền sang hại lúa. Triệu chứng bệnh lùn sọc đen là ở giai đoạn cây non lúa bị bệnh cứng và thấp lùn, lá ngắn, xanh đậm; rễ cứng và ngắn; lá lúa có thể xoắn ở đầu lá hoặc toàn bộ lá, một số lá bị rách hình chữ V, gân chính trên bẹ lá cũng bị sưng phồng. Từ giai đoạn làm đòng và khi lúa có lóng cây bị bệnh thường nảy chồi trên đốt thân và mọc nhiều rễ bất định, rễ mọc ngược. Trên bẹ và lóng thân xuất hiện nhiều u sáp, mới đầu màu trắng sau chuyển sang sọc đen. Cây lúa bị bệnh nặng không trỗ bông được hoặc trỗ bông không thoát và hạt thường bị đen.

Trên địa bàn Hà Tĩnh, năm 2009, bệnh lùn sọc đen đã xuất hiện và gây hại trên một số diện tích ngô đông ở Đức Thọ, Hương Sơn, Vũ Quang với tổng diện tích 280 ha. Vụ hè thu 2010, bệnh phát sinh và gây hại ở 9/12 huyện, thị xã, thành phố, với tổng diện tích lúa bị nhiễm bệnh 2.489 ha, trong đó có gần 1.500 ha phải tiêu hủy hoàn toàn, làm ảnh hưởng lớn đến sản lượng lương thực của cả tỉnh. Mặc dù từ đó đến nay, bệnh lùn sọc đen chưa thấy xuất hiện trở hại trên địa bàn Hà Tĩnh nhưng vụ Hè thu, Mùa năm 2017, vụ Đồng xuân 2018, bệnh đã tái bùng phát và gây hại nặng ở một số tỉnh phía bắc như Lào Cai, lai Châu, Bắc Cạn, Hòa Bình, Hải Dương, Ninh Bình, Nam Định, Thái Bình, Nghệ An,… đồng thời đã phát hiện nhiều mẫu rầy lung trắng mang Virus gây bệnh. Do vậy, bệnh lùn sọc đen có nguy cơ bùng phát thành dịch, gây hại nghiêm trọng trên lúa vụ Hè Thu tại Hà Tĩnh là rất cao nếu không có biện pháp phòng trừ kịp thời. Hiện nay, bệnh lùn sọc đen chưa có thuốc đặc trị, muốn hạn chế tác hại của bệnh phải thực hiện tốt việc phòng bệnh. Vì vậy, chính quyền các xã/phường/thị trấn ở Hà Tĩnh cần khuyến cáo và hướng dẫn bà con nông dân chủ động phòng tránh trong khả năng tự có của mình trước khi cần đến sự hỗ trợ từ chính quyền cấp trên và ngành chuyên môn.

Nhằm giúp bà con nông dân chủ động phòng trừ bệnh ngay từ đầu vụ, chúng tôi cung cấp cho bà con nông dân quy trình phòng trừ bệnh lùn sọc đen hại lúa như sau:

  1. Biện pháp phòng bệnh

- Vệ sinh đồng ruộng: Vào đầu vụ trước khi gieo trỉa cần tiến hành vệ sinh đồng ruộng, bón vôi, cày vùi gốc rạ để diệt lúa chét, lúa tái sinh, dọn sạch cỏ bờ ruộng mương dẫn nước nhằm hạn chế nơi trú ẩn và cắt đứt nguồn thức ăn của rầy.

- Bố trí thời vụ: Căn cứ vào khung thời vụ chung của địa phương chỉ đạo gieo cấy tập trung, đồng loạt nhưng đảm bảo thời gian cách ly với vụ Xuân ít nhất 20 ngày.

- Bảo vệ mạ: Không gieo mạ ven đường giao thông, nơi có nguồn sang mạnh mẽ thu hút rầy lung trắng đến truyền bệnh; che phủ lưới mắt dày để chống rầy lung trắng xâm nhập lây truyền bệnh hoặc xẻ lý hạt giống bằng thuốc Cruiser ; phun tiễn chân mạ trước khi cấy 2 – 3 ngày ở những vùng đã từng bị bệnh và vùng có nguy cơ bị bệnh cao bằng các thuốc đặc hiệu; khi phát hiện bệnh lùn sọc đen trên ruộng mạ thì tiến hành tiêu hủy toàn bộ, gieo mạ khác thay thế.

- Các biện pháp canh tác:

+ Hạn chế gieo cấy các giống nhiễm nặng rầy lưng trắng, đặc biệt ở những vùng đã từng bị bệnh và vùng có nguy cơ bị bệnh cao.

+ Áp dụng biện pháp kỹ thuật “Hệ thống thâm canh lúa cải tiến (SRI), 3 giảm 3 tăng” nhằm giúp cây lúa khỏe; không phun kích thích sinh trưởng khi lúa đã bị bệnh.

- Chăm sóc: Tập trung chăm sóc theo đúng quy trình thâm canh để cây lúa sinh trưởng phát triển khỏe, đặc biệt là giai đoạn từ khi gieo đến kết thúc đẻ nhánh nhằm tăng cường sức đề kháng cho lúa. Không bón quá thừa phân đạm.

- Phòng ngừa rầy lưng trắng môi giới truyền bệnh: Thực hiện tốt công tác điều tra phát hiện rầy lư­ng trắng, kết hợp với phân tích mẫu rầy để xác định mức độ nguồn rầy mang vi rút nhằm có biện pháp xử lý kịp thời và hiệu quả.

  1. Các biện pháp trừ bệnh

- Trừ bệnh khi lúa mới xuất hiện bệnh

Thường xuyên kiểm tra đồng ruộng để kịp thời và phát hiện cây bị bệnh, tiến hành nhổ, thu gom, tiêu hủy những cây bị bệnh để tránh lây lan ra diện rộng; kiểm tra nếu xuất hiện rầy lưng trắng, tiến hành phun thuốc BVTV trừ rầy ngay ruộng đó và các ruộng xung quanh. Nếu mật độ rầy thấp, sử dụng các loại thuốc có nhóm hoạt chất như: Acetamiprid, Imidacloprid, Buprofezin, Pymetrozine, các loại thuốc thương phẩm hiện có trên địa bàn tỉnh như: Sutin 5EC, Azorin 400WP, Ba đăng 300WP, Chess 50 WG,..; nếu mật độ rầy cao, sử dụng các loại thuốc có nhóm hoạt chất như: Fenobucarb, Chlorpyrifos Ethyl, Cypermethrin, các loại thuốc thương phẩm hiện có trên địa bàn tỉnh như: Victory 585EC, Wavotox 585EC, Bassa 50EC, Fidur 220EC...

- Tiêu hủy những diện tích lúa bị bệnh

Những ruộng lúa giai đoạn đứng cái có trên 30% số dảnh lúa bị bệnh thì tiến hành tiêu hủy cả ruộng bằng cách nhổ bỏ, cày vùi, tiêu hủy cây bị bệnh. Trước khi tiêu hủy nếu phát hiện rầy lưng trắng tiến hành xử lý ngay bằng các loại thuốc có nhóm hoạt chất như: Fenobucarb, Chlorpyrifos Ethyl, Cypermethrin, các loại thuốc thương phẩm hiện có trên địa bàn tỉnh như: Victory 585EC, Wavotox 585EC, Bassa 50EC, Fidur 220EC...

Lưu ý: 

- Khi sử dụng thuốc phải đọc kỹ hướng dẫn trên bao gói, đồng thời tuân thủ theo nguyên tắc 4 đúng để phát huy tối đa hiệu lực của thuốc BVTV.

- Bệnh không truyền qua trứng rầy, do đó rầy trưởng thành mang vi-rút chết là bệnh hết, rầy non nở ra cần có cây bệnh để chích thì sau đó mới truyền cho cây khác được.

          - Bệnh không truyền qua hạt giống, do đó, hạt lúa gieo xuống ruộng ban đầu là lúa sạch. Để bị bệnh thì cây lúa phải bị rầy mang vi-rút có khả năng truyền bệnh  chích vào và truyền bệnh thì mới bị bệnh. (Trong quần thể, không phải 100% đều lấy được vi-rút mặc dù đều chích vào cây bệnh. Trong số rầy mang vi-rút thì không phải tất cả đều có thể truyền được bệnh)

 

                                                                             Hồng Thuận

Nguồn:
Từ khóa:

Trồng trọt khác:

23/2/2022 - Hong hoa - giải pháp mới thụ phấn cho hoa Bưởi
22/3/2021 - Chủ động phòng trừ sâu bệnh hại trên lúa xuân
26/6/2020 - Ngộ độc hữu cơ trên cây lúa
21/4/2020 - Hướng dẫn Phòng trừ rầy nâu, rầy lưng trắng hại lúa vụ Xuân 2020
25/2/2020 - Biện pháp phòng trừ bệnh lùn sọc đen hại ngô, lúa vụ Đông Xuân
8/1/2020 - Kỹ thuật chăm sóc vườn ổi Đài Loan
18/9/2019 - Chăm sóc cây ăn trái trong mùa mưa bão
30/7/2019 - HIỆU QUẢ SỬ DỤNG CHẾ PHẨM AH N08 CHO VƯỜN CAM
10/5/2019 - Hạn chế để giống liền vụ, đưa giống lúa xác nhận vào sản xuất nhằm tăng năng suất lúa
25/4/2019 - Lưu ý trồng rau màu trong nhà lưới
13/2/2019 - Tập trung các giải pháp sản xuất vụ Xuân năm 2019
6/11/2018 - “Cắt cành” thanh long ruột đỏ mang bán, thu về lợi nhuận cao
29/10/2018 - Cam rụng quả là hiện tượng sinh lý bình thường
28/5/2018 - QUY TRÌNH KỸ THUẬT QUẢN LÝ BỆNH LÙN SỌC ĐEN HẠI LÚA
21/5/2018 - Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây thanh long (phần 1)
 
  VIDEO CLIPS  
Video
PS Nông nghiệp tuần hoàn chi phí thấp, lợi nhuận cao
PS Đẩy mạnh sản xuất hữu cơ trên cây ăn quả có múi
Nông nghiệp tuần hoàn xu thế tất yếu
Tình hình phát triển cây ăn quả có múi tại Hà Tĩnh
Phòng trừ sâu bệnh trước khi lúa trổ bông
Chung tay chống đánh bắt hải sản bất hợp pháp
Cải tạo ao đầm trước vụ tôm xuân hè
Thu gom bao bì thuốc bảo vệ thực vật nỗ lực từ các địa phương
Phòng trừ sâu bệnh cho lạc xuân
Nâng cao chất lượng tiêm phòng cho đàn vật nuôi
 
  VĂN BẢN MỚI  
Về việc đẩy mạnh công tác Khuyến nông

Thông báo Danh sách thí sinh trúng tuyển vào làm việc tại Trung tâm Khuyến nông tại kỳ tuyển dụng năm 2022

Thông báo chương trình thực tập sinh tại Hàn Quốc

Chương trình khuyến nông tỉnh Hà Tĩnh giai đoạn 2023-2025

Chương trình Khuyến nông tỉnh Hà Tĩnh, giai đoạn 2023 - 2025

NGHỊ QUYẾT HỘI NGHỊ LẦN THỨ NĂM BAN CHẤP HÀNH TRUNG ƯƠNG ĐẢNG KHOÁ XIII về nông nghiệp, nông dân, nông thôn đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045

Phòng trừ sâu bệnh hại lúa từ nay đến cuối vụ xuân năm 2022

Quy định chính sách khuyến khích phát triển nông nghiệp, nông thôn gắn với tỉnh đạt chuẩn nông thôn mới trên địa bàn Hà Tĩnh.

NGHỊ QUYẾT CỦA BAN CHẤP HÀNH ĐẢNG BỘ TỈNH Về tập trung lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Đề án “Thí điểm xây dựng tỉnh Hà Tĩnh đạt chuẩn nông thôn mới, giai đoạn 2021 - 2025”

KẾ HOẠCH: Khuyến nông năm 2021

 
THƯ VIỆN ẢNH
THỐNG KÊ TRUY CẬP
Đang truy cập 5
Máy chủ tìm kiếm 10
Khách viếng thăm 7
Hôm nay: 34
Tất cả: 978,172
  FANPAGE FACEBOOK  
 
  Trang chủ I  Giới thiệu   I  Tin tức   I  Hoạt động khuyến nông   I  Hoạt động ngành NN   I  Cẩm nang kỹ thuật   I  Gương điển hình   I  Chuyên đề NN-NT   I  Dự Án    

Trung tâm Khuyến nông Hà Tĩnh
Địa chỉ: Số 150 đường Trần Phú, TP Hà Tĩnh, tỉnh Hà Tĩnh
Điện thoại: 0393 856739/ Fax: 0393 856737 - Hotline: 0912.128.464
Email: [email protected] - Website: http://khuyennonghatinh.com