>> GƯƠNG ĐIỂN HÌNH |

Làm giàu trên vùng đất cát
Tin đăng ngày: 6/11/2018 - Xem: 12009

Những năm gần đây, nhiều hộ dân ở các xã vùng ven biển Hà Tĩnh không chỉ tập trung vào nghề biển mà đã có sự thay đổi về tư duy sản xuất để phát triển thêm các loại hình kinh tế nông nghiệp khác nhằm đa dạng hóa ngành nghề, nâng cao thu nhập, làm giàu trên chính mảnh đất quê hương mình. Anh Nguyễn Văn Trợ sống tại thôn Bắc văn, xã Thạch Văn, huyện Thạch Hà, Hà Tĩnh là một trong những tấm gương như thế. 

Trước đây, anh Nguyễn Văn Trợ cũng như bao hộ dân khác trong thôn, ngoài mấy sào ruộng anh còn chăn nuôi gà thả vườn để tăng thu nhập, có thêm tiền lo cho con cái ăn học. Nhiều hộ dân trong thôn cũng thế, nhưng mỗi lứa cũng chỉ nuôi được 300 – 500 con gà, do việc chăn nuôi trong khu dân cư lâu ngày gây ô nhiễm môi trường, làm ảnh hưởng đến cuộc sống ngươi dân nên cũng không nuôi được nhiều. Để tránh tình trạng ô nhiễm ngày càng gia tăng nhưng vẫn đảm bảo cho người dân có việc làm tăng thu nhập, xã Thạch Văn đã quy hoạch vùng chăn nuôi tập trung và có chính sách hỗ trợ phù hợp để tạo điều kiện cho người dân gia tăng sản xuất.

Năm 2011, xã Thạch Văn  đã quy hoạch vùng Bàu Trằm Nậy (vốn là một vùng đất cát hoang hóa nhiều năm) thành nơi trồng phi lao và keo chàm nhằm để tránh tình trạng sa mạc hóa gia tăng, cũng như tạo điều kiện giúp người dân trong sản xuất.

Anh Trợ là một trong những hộ dân được xã cho mượn đất tại vùng này để phát triển kinh tế. Cũng như bao hộ dân ra đây kiếm kế sinh nhai, anh đã trồng keo và phi lao trên toàn bộ số diện tích đã có.  Sau khi cây keo và phi lao đạt 2 năm tuổi trở lên và đã có tán thì anh đã mạnh dạn đầu tư nuôi gà bán chăn thả. Sau vài lứa đầu nuôi thành công, nhiều hộ dân theo nhau áp dụng, muốn mở rộng cũng khó vì nuôi nhiều môi trường sẽ bị ô nhiễm, dễ phát sinh dịch bệnh, mặt khác lúc đó, thị trường cũng ngày một khó khăn hơn.  Vì thế, anh đã trăn trở rất nhiều để thay đổi cách làm ăn.

Upload

Anh Nguyễn Văn Trợ đang chăm sóc đàn vịt

 

Với đức tính chịu khó, ham học hỏi của anh, một lần anh xem được một phóng sự nuôi vịt đẻ trên cát, thấy đây là một cách làm hay và anh muốn thử sức. Nói là làm, anh đã chịu khó tìm hiểu thêm kỹ thuật về cách nuôi vịt đẻ trên cát ở qua mạng cùng với sự vận dụng sáng tạo của mình, anh đã đầu tư làm chuồng trại ngay tại vùng đất này để nuôi vịt đẻ trên cát.

Anh Trợ tâm sự: “Lúc đầu mọi người nghe nói tôi nuôi vịt đẻ ở đây họ bảo tôi liều thế, vịt nuôi có ao, có hồ chứ trên cát sống sao được. Lúc đó, tôi cũng rất lo lắng không biết có thành công hay không nhưng nghĩ những nơi khác họ làm được thì mình cứ thử xem sao và tôi đã thành công”.

Đầu năm 2017, anh Trợ bắt tay xây dựng chuồng trại một cách bài bản. Tận dụng những hàng phi lao đã tỏa tán rộng, là nơi cho vịt trú ngụ mỗi khi nắng to hay mưa lớn, còn đối với nơi để vịt đẻ là chuồng được xây gạch cao khoảng 40 cm, trên lợp bằng mái tôn, các bên đều thông thoáng.

 “Nuôi vịt trên cát dựa trên phương thức nuôi nhốt. Vì đất cát khô hoàn toàn, không có ao hồ, nên buộc phải xây thêm bể nước để cho vịt tắm và uống, đồng thời vừa chủ động cho việc kiểm soát dịch bệnh và đảm bảo vệ sinh môi trường. Cùng với đó phải tận dụng bóng mát từ các loại keo và phi lao từ 2 năm tuổi trở lên. Khi nuôi vịt ở bãi cát có vườn cây, vừa đảm bảo che bóng mát cho vịt khi trời nóng bức, đồng thời nguồn phân của vịt thải ra sẻ được cát hút nước, làm cho phân khô, không gây ô nhiểm môi trường và hạn chế được dịch bệnh. Nguồn phân vịt cũng đồng thời cung cấp chất dinh dưỡng hữu cơ cho cây phát triển”, anh Trợ chia sẽ thêm.

Anh thả lứa đầu tiên với 500 con vịt đẻ. Con giống cũng được anh chọn lựa rất cẩn thận, được mua nơi có uy tín. Nhờ chăm sóc tốt nên vịt phát triển nhanh và cho trứng rất đều. Chính sự thành công bước đầu đó đã càng thúc đẩy ý chí làm giàu của anh. Dần dần anh tăng đàn và không ngại mở rộng trang trại. Hiện nay, đàn vịt đẻ của anh đã lên tới 4000 con, trong đó hơn 2000 vịt đã cho trứng.

Theo anh Trợ thì kỹ thuật nuôi và phòng chống dịch bệnh cho vịt trên cát cũng giống như nuôi vịt ở các vùng, miền khác, thậm chí còn đơn giản hơn vì dễ chăm sóc. Khó khăn lớn nhất vẫn là nguồn thức ăn, vì trên đất cát không có các loài thủy sinh cho vịt. Cách duy nhất là người nuôi phải cho vịt ăn các loại lúa, ngô, khoai, sắn ở dạng thô. Vịt phải được thả chạy trong khu vườn rộng, được xây thêm ao tắm và thường xuyên thay nước theo định kỳ để đảm bảo vệ sinh môi trường. Nhờ vậy đàn vịt phát triển tốt, ít bị dịch bệnh, tỷ lệ đẻ đạt 85%, cho thu hoạch mỗi tháng hơn 10 vạn quả trứng. Trứng vịt mỗi ngày được thương lái đến tận nơi thu mua nên đầu ra còn khá thuận lợi. Mỗi năm, tính thu nhập từ cả gà và vịt, trừ mọi chi phí  gia đình anh thu lãi khoảng 300 - 400 triệu đồng.

Ông Nguyễn Văn Bằng, Phó Chủ tịch xã Thạch Văn cho biết: “Từ khi hình thành khu chăn nuôi tập trung cách xa khu dân cư này, vấn đề môi trường được giải quyết, nhiều hộ dân đã có điều kiện phát triển quy mô sản xuất, hiệu quả kinh tế nâng lên rõ rệt. Trong đó, anh Nguyễn Văn Trợ là một người giàu nghị lực, sự quyết tâm, dám nghĩ, dám làm, là một tấm gương sáng để mọi người học hỏi, noi theo và cũng là một trong những hộ dân chăn nuôi thành công nhất. Thời gian tới xã tiếp tục khuyến khích người dân chăn nuôi theo mô hình trang trại, gia trại, vận động người dân mở rộng chăn nuôi, tạo nguồn thu nhập ổn định bên cạnh phát triển nghề biển”./.

Nguyễn Hoàn

Nguồn:
Từ khóa:

khác:

27/7/2020 - Nông dân&doanh nghiệp: Hai nhà liên kết sản xuất nông nghiệp hữu cơ ở Hà Tĩnh
6/7/2020 - Thành công mô hình “Sử dụng chế phẩm sinh học trong nuôi tôm thẻ chân trắng”
16/6/2020 - Rộn ràng mùa thu hoạch sen ở Thanh Châu
29/5/2020 - Nâng cao thu nhập vườn hộ nhờ trồng cây bưởi Diễn
20/12/2019 - Hiệu quả mô hình trồng thâm canh cam đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm
20/12/2019 - Tưới nhỏ giọt cho cam thâm canh: Giảm chi phí, nâng cao hiệu quả
20/12/2019 - Trồng thâm canh cam đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm: Hướng đi bền vững
20/12/2019 - Hiệu quả từ mô hình thâm canh cam đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm
7/10/2019 - Nuôi cá rô phi, mô hình hay cho xã khó
6/5/2019 - ADI 168 - Giống lúa triển vọng trên đất Hà Tĩnh
25/1/2019 - Nuôi thủy sản trên sông Vịnh, thu lãi 150 triệu đồng/1 ha mặt nước
14/11/2018 - Đặc sản cam giòn trên vùng quê Thượng Lộc
6/11/2018 - Làm giàu trên vùng đất cát
29/10/2018 - Nuôi tôm càng xanh trong ao đất tại Hà Tĩnh
17/10/2018 - Bén duyên nghề nuôi ếch
 
  VIDEO CLIPS  
Video
PS Nông nghiệp tuần hoàn chi phí thấp, lợi nhuận cao
PS Đẩy mạnh sản xuất hữu cơ trên cây ăn quả có múi
Nông nghiệp tuần hoàn xu thế tất yếu
Tình hình phát triển cây ăn quả có múi tại Hà Tĩnh
Phòng trừ sâu bệnh trước khi lúa trổ bông
Chung tay chống đánh bắt hải sản bất hợp pháp
Cải tạo ao đầm trước vụ tôm xuân hè
Thu gom bao bì thuốc bảo vệ thực vật nỗ lực từ các địa phương
Phòng trừ sâu bệnh cho lạc xuân
Nâng cao chất lượng tiêm phòng cho đàn vật nuôi
 
  VĂN BẢN MỚI  
Về việc đẩy mạnh công tác Khuyến nông

Thông báo Danh sách thí sinh trúng tuyển vào làm việc tại Trung tâm Khuyến nông tại kỳ tuyển dụng năm 2022

Thông báo chương trình thực tập sinh tại Hàn Quốc

Chương trình khuyến nông tỉnh Hà Tĩnh giai đoạn 2023-2025

Chương trình Khuyến nông tỉnh Hà Tĩnh, giai đoạn 2023 - 2025

NGHỊ QUYẾT HỘI NGHỊ LẦN THỨ NĂM BAN CHẤP HÀNH TRUNG ƯƠNG ĐẢNG KHOÁ XIII về nông nghiệp, nông dân, nông thôn đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045

Phòng trừ sâu bệnh hại lúa từ nay đến cuối vụ xuân năm 2022

Quy định chính sách khuyến khích phát triển nông nghiệp, nông thôn gắn với tỉnh đạt chuẩn nông thôn mới trên địa bàn Hà Tĩnh.

NGHỊ QUYẾT CỦA BAN CHẤP HÀNH ĐẢNG BỘ TỈNH Về tập trung lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Đề án “Thí điểm xây dựng tỉnh Hà Tĩnh đạt chuẩn nông thôn mới, giai đoạn 2021 - 2025”

KẾ HOẠCH: Khuyến nông năm 2021

 
THƯ VIỆN ẢNH
THỐNG KÊ TRUY CẬP
Đang truy cập 5
Máy chủ tìm kiếm 10
Khách viếng thăm 7
Hôm nay: 245
Tất cả: 982,865
  FANPAGE FACEBOOK  
 
  Trang chủ I  Giới thiệu   I  Tin tức   I  Hoạt động khuyến nông   I  Hoạt động ngành NN   I  Cẩm nang kỹ thuật   I  Gương điển hình   I  Chuyên đề NN-NT   I  Dự Án    

Trung tâm Khuyến nông Hà Tĩnh
Địa chỉ: Số 150 đường Trần Phú, TP Hà Tĩnh, tỉnh Hà Tĩnh
Điện thoại: 0393 856739/ Fax: 0393 856737 - Hotline: 0912.128.464
Email: [email protected] - Website: http://khuyennonghatinh.com