>> CẨM NANG KỸ THUẬT | THỦY SẢN

Tập trung phòng, chống dịch lỡ mồm long móng trên đàn vật nuôi
Tin đăng ngày: 14/1/2019 - Xem: 5109

Trong thời gian qua, tại Hà Tĩnh, dịch bệnh LMLM trên đàn vật nuôi đã xuất hiện tại nhiều địa phương, điển hình như: huyện Cẩm Xuyên, huyện Thạch Hà, huyện Can Lộc,… . Đến thời điểm hiện tại mặc dù tình hình đã được kiểm soát, tuy nhiên những yếu tố khách quan như diễn biến thời tiết phức tạp, tình trạng buôn bán vận chuyển gia súc từ các địa bàn khác nhau gia tăng trong dịp cận tết, tiếp tục tiềm ẩn nhiều nguy cơ phát sinh dịch bệnh. Vì vậy, các cơ quan chuyên môn và chính quyền các địa phương cần phải tiếp tục tập trung cao cho việc khoanh vùng, dập dịch, với các giải pháp đồng bộ quyết liệt để giảm thiểu sự thiệt hại cho các hộ chăn nuôi.

         Từ đầu tháng 1/2019, trên địa bàn xã Tiến Lộc, huyện Can Lộc đã xuất hiện dịch bệnh lở mồm long móng (LMLM)  làm 2 con bò của một hộ chăn nuôi bị dính bệnh. Ngay sau khi phát hiện gia súc bị sốt cao, lở loét ở mồm, móng chân, chủ hộ chăn nuôi đã kịp thời báo ngay cho chính quyền địa phương và được hướng dẫn các biện pháp phòng chống dịch. Xã cũng đã tăng cường tuyên truyền nâng cao nhận thức cho người dân về tác hại, tính chất lây lan và các biện pháp phòng, chống bệnh LMLM trên các phương tiện thông tin đại chúng; thành lập tổ giám sát dịch bệnh tại các thôn/xóm; tổ chức vệ sinh, tiêu độc, khử trùng môi trường chăn nuôi và nơi công cộng, rà soát tổng đàn để tiêm phòng bổ sung cho số gia súc thuộc diện phải tiêm mới phát sinh hoặc hết thời gian miễn dịch. Đến thời điểm này, xã Tiến Lộc đã tiêm phòng bao vây khống chế dịch đạt 95% tổng đàn gia súc.

Gia đình bà Ngô Thị Mùi ở xóm 9 xã Tiến Lộc huyện Can Lộc chia sẽ: “ Năm nào gia đình bà cũng nuôi đàn lợn thịt 10 con. Hàng năm thực hiện chủ trương tiêm phòng bắt buộc, gia đình bà luôn chấp hành tiêm phòng cho đàn lợn 2 mũi vắc xin tụ huyết trùng và dịch tả lợn. Thời gian này đã có dịch LMLM xuất hiện trên đàn lợn của một số địa phương trong huyện. Gia đình đã được lãnh đạo xã, cán bộ thú y xuống tận tuyên truyền về tác hại của dịch LMLM trên đàn lợn và vận động tiêm phòng dịch cho đang lợn bằng vắc xin LMLM và đã chấp hành đầy đủ. Ngoài ra, gia đình còn làm tốt công tác vệ sinh môi trường, bố trí khu chuồng trại chăn nuôi sạch sẽ, thoáng mát; phun thuốc, rắc vôi bột để tiêu độc, khử trùng, chuồng trại theo hướng dẫn. Theo sự hướng dẫn, khẩu phần ăn cho đàn lợn đã được tăng thêm để có sức khỏe phòng chống dịch bệnh, nên đàn lợn của bà vẫn phát triển tốt”.

Upload

Công tác tiêm phòng Vắc-xin cần được quan tâm hàng đầu trong công tác phòng bệnh trên đàn vật nuôi

          Tại xã Thạch Văn huyện Thạch Hà, đến nay đã có 47 con lợn  của 14 hộ bị mắc bệnh LMLM. Qua kiểm tra của các cơ quan chức năng cho thấy: dịch LMLM chủ yếu phát sinh trên đàn lợn mới tái đàn vào cuối năm 2018 và chưa được tiêm phòng, nơi có những ổ dịch cũ và có nguy cơ phát sinh dịch bệnh. Để kịp thời ngăn chăn dịch bệnh lây lan, xã Thạch Văn đã chỉ đạo các thôn xóm tuyên truyền, hướng dẫn  bà con nông dân  tập trung các giải pháp đồng bộ trong phòng chống dịch.

Gia đình chị Dương Thị Lý, xóm Nam Văn, xã Thạch Văn có đàn lợn 30 con, bao gồm 3 con lợn nái, số còn lại là lợn thịt mới được tái đàn. Đầu tháng 1 năm 2019, đàn lợn có 4 con bị mắc bệnh LMLM, sau khi phát hiện gia đình đã báo ngay cho chính quyền địa phương và cách ly ngay số lợn bị mắc bệnh. Tiêu hủy xong số lợn bị bệnh, gia đình chị đã mua 1 tạ vôi bột về rắc xung quang chuồng và lối đi vào khu vực chăn nuôi. Hàng tuần thường xuyện phun tiêu độc khử trùng và tiêm phòng toàn bộ số lợn trong chuồng. Nhờ vậy số lợn còn lại hiện vẫn khỏe mạnh và không có triệu chứng bị bệnh LMLM.

         Ông Nguyễn Văn Bằng, Phó Chủ tịch UBND xã Thạch Văn, huyện Thạch Hà cho biết: “Để kịp thời bao vây, khống chế dập dịch LMLM xảy ra trên địa bàn, UBND xã Thạch Văn đã xây dựng phương án phòng chống dịch cụ thể, triển khai thực hiện quyết liệt và đồng bộ các giải pháp; phân công các thành viên ban chỉ đạo phòng chống dịch bệnh gia súc, gia cầm và lực lượng cán bộ chuyên môn trực tiếp chỉ đạo tại các xóm có dịch xảy ra; tổ chức rà soát, nắm chắc tình hình, diễn biến dịch bệnh; tổ chức bao vây, khống chế, dập tắt dịch; lập cam kết, tiêu hủy hoàn toàn số lợn bị mắc bệnh nặng. Thành lập các chốt kiểm dịch tạm thời để ngăn chặn việc vận chuyển gia súc và sản phẩm gia súc ra ngoài vùng có dịch, hỗ trợ gần 3 tấn vôi bột cho các hộ để rải chuồng trại và các trục đường chính; tổ chức tiêm phòng ngay khi có vắc-xin chuyển về. Vì vậy, công tác phòng, chống dịch tại địa phương đã mang lại hiệu quả khá cao”.  

         “Tại huyện Thạch Hà, thời gian vừa qua, có 3 xã là: Thạch Văn, Thạch Hội, Thạch Ngọc phát hiện gia súc bị dịch LMLM và đã có hơn 200 con lợn bị bệnh buộc phải tiêu hủy. Trước tình hình dịch bệnh trên đàn vật nuôi có nhiều diễn biến phức tạp, sản phẩm chăn nuôi giảm thấp, thị trường tiêu thụ khó khăn, đặc biệt đối với lợn, buộc người chăn nuôi cắt giảm các chi phí sản xuất ảnh hưởng đến quá trình chăm sóc, nuôi dưỡng. Mặt khác, công tác quản lý, mua bán, vận chuyển gia súc, gia cầm còn nhiều hạn chế. Lo ngại hơn là tỷ lệ tiêm các loại vắc-xin phòng bệnh cho đàn gia súc, gia cầm đợt 2 năm 2018 tại một số địa phương trong huyện đạt thấp. Huyện Thạch Hà hiện đang quyết liệt chỉ đạo các địa phương triển khai thực hiện đồng bộ các biện pháp phòng, chống dịch theo đúng quy định. Trong đó tiếp tục tập trung tiêm vắc-xin phòng bệnh cho 100% số gia súc, nhất là đàn lợn thuộc diện tiêm tại các xã có dịch và vùng liên quan. Ngay sau khi có dấu hiệu dịch, ngành thú y huyện Thạch Hà đã triển khai tiêm phòng toàn bộ đàn lợn trong diện tiêm phòng, thậm chí tiêm phòng cho đàn lợn thương phẩm ở các trang trại chăn nuôi lớn. Số lượng vắc xin LMLM huyện tiếp nhận đã được cấp phát cho các xã để tiêm là 36.000 liều.  Nhờ đó, đến nay dịch không phát sinh nhanh, mạnh như thời gian qua”, ông Trần Hậu Sinh - PGĐ Trung tâm ƯDKHKT và BVCTVN huyện Thạch Hà cho biết.

        Trong công tác phòng chống dịch bệnh, thời gian qua Chi cục chăn nuôi và Thú y tỉnh đã phân công tất cả cán bộ chuyên môn bám sát cơ sở để hướng dẫn, chỉ đạo và kiểm tra, giám sát công tác phòng, chống dịch, đồng thời cung ứng đầy đủ, kịp thời các loại vắc xin, hóa chất, vật tư, dụng cụ phục vụ phòng, chống dịch. Đến thời điểm này, dịch LMLM gia súc trên địa bàn tỉnh cơ bản đã được bao vây, khống chế. Tuy nhiên, thời tiết trong mùa đông lạnh làm cho sức đề kháng của vật nuôi giảm, cộng thêm việc mua bán, vận chuyển gia súc hết sức tùy tiện, không được kiểm tra, kiểm soát đúng quy trình, dẫn tới nguy cơ dịch bệnh trên gia súc, gia cầm xẩy ra thời gian tới là rất cao. Bên cạnh đó, bà con cũng cần cảnh giác về mầm bệnh hiện đang  lưu hành rộng rãi ngoài môi trường. Đặc biệt hơn, đối với bệnh lở mồm long móng thì những con khỏi bệnh vẫn còn mang vi rút và tiếp tục bài thải vi rút ra môi trường trong thời gian khá dài. Cụ thể là 1 tháng (đối với lợn), 4 tháng (đối với dê), 2-3 năm (đối với trâu, bò). Qua đó cho thấy dịch lở mồm long móng vẫn còn nguy cơ tái phát trên địa bàn tỉnh. 

          Để khống chế dịch bệnh LMLM trên đàn vật nuôi, ngành chuyên môn khuyến cáo các địa phương thuộc khu vực có nguy cơ cao, nơi có ổ dịch cũ, có đàn gia súc chưa được tiêm phòng cần tăng cường giám sát, phát hiện sớm ổ dịch, tổ chức tiêm phòng vắc xin LMLM, kiểm soát chặt việc vận chuyển gia súc, quản lý giết mổ gia súc để giảm thiểu nguy cơ phát sinh, lây lan dịch bệnh. Các địa phương cũng cần tăng cường công tác thông tin tuyên truyền, nâng cao nhận thức để người chăn nuôi chủ động, tích cực thực hiện các biện pháp phòng, chống đạt hiệu quả cao nhất./.

Nguồn:
Từ khóa:

Thủy sản khác:

26/7/2021 - Tăng cường thực hiện các biện pháp phòng ngừa bệnh hoại tử gan tụy cấp trên tôm nuôi
16/7/2021 - Nguyên nhân, tác hại và biện pháp xử lý phèn trong ao nuôi tôm
22/6/2021 - Chủ động ứng phó với mùa mưa bão trong nuôi trồng thuỷ sản năm 2021
14/5/2021 - QUẢN LÝ TỐT AO NUÔI TÔM TRONG MÙA NẮNG NÓNG
2/3/2021 - Giới thiệu một số cơ sở cung ứng giống tôm thẻ chân trắng cho bà con tham khảo, lựa chọn năm 2021
16/7/2020 - ỨNG DỤNG CHẾ PHẨM SINH HỌC EM TRONG NUÔI TÔM
13/5/2020 - Một số khuyến cáo trong nuôi ngao khi thời tiết nắng nóng
6/5/2020 - Một số biện pháp chống nóng cho thủy sản
18/3/2020 - Phòng, trị bệnh virus mùa xuân trên cá chép
28/10/2019 - Một số biện pháp phòng, chống bệnh vi bào tử trùng trên tôm nuôi nước lợ
4/7/2019 - Nuôi tôm 'công nghệ 234'
18/6/2019 - Hướng dẫn kỹ thuật nuôi cá theo hình thức "sông trong ao"
4/6/2019 - Tăng cường quản lý, kiểm soát loài tôm càng đỏ.
29/5/2019 - Kỹ thuật nuôi lươn thương phẩm trong bể bạt bằng con giống nhân tạo, sử dụng nước ngầm
6/5/2019 - Kinh nghiệm lựa chọn tôm giống chất lượng
 
  VIDEO CLIPS  
Video
PS Nông nghiệp tuần hoàn chi phí thấp, lợi nhuận cao
PS Đẩy mạnh sản xuất hữu cơ trên cây ăn quả có múi
Nông nghiệp tuần hoàn xu thế tất yếu
Tình hình phát triển cây ăn quả có múi tại Hà Tĩnh
Phòng trừ sâu bệnh trước khi lúa trổ bông
Chung tay chống đánh bắt hải sản bất hợp pháp
Cải tạo ao đầm trước vụ tôm xuân hè
Thu gom bao bì thuốc bảo vệ thực vật nỗ lực từ các địa phương
Phòng trừ sâu bệnh cho lạc xuân
Nâng cao chất lượng tiêm phòng cho đàn vật nuôi
 
  VĂN BẢN MỚI  
Về việc đẩy mạnh công tác Khuyến nông

Thông báo Danh sách thí sinh trúng tuyển vào làm việc tại Trung tâm Khuyến nông tại kỳ tuyển dụng năm 2022

Thông báo chương trình thực tập sinh tại Hàn Quốc

Chương trình khuyến nông tỉnh Hà Tĩnh giai đoạn 2023-2025

Chương trình Khuyến nông tỉnh Hà Tĩnh, giai đoạn 2023 - 2025

NGHỊ QUYẾT HỘI NGHỊ LẦN THỨ NĂM BAN CHẤP HÀNH TRUNG ƯƠNG ĐẢNG KHOÁ XIII về nông nghiệp, nông dân, nông thôn đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045

Phòng trừ sâu bệnh hại lúa từ nay đến cuối vụ xuân năm 2022

Quy định chính sách khuyến khích phát triển nông nghiệp, nông thôn gắn với tỉnh đạt chuẩn nông thôn mới trên địa bàn Hà Tĩnh.

NGHỊ QUYẾT CỦA BAN CHẤP HÀNH ĐẢNG BỘ TỈNH Về tập trung lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Đề án “Thí điểm xây dựng tỉnh Hà Tĩnh đạt chuẩn nông thôn mới, giai đoạn 2021 - 2025”

KẾ HOẠCH: Khuyến nông năm 2021

 
THƯ VIỆN ẢNH
THỐNG KÊ TRUY CẬP
Đang truy cập 5
Máy chủ tìm kiếm 10
Khách viếng thăm 7
Hôm nay: 109
Tất cả: 983,172
  FANPAGE FACEBOOK  
 
  Trang chủ I  Giới thiệu   I  Tin tức   I  Hoạt động khuyến nông   I  Hoạt động ngành NN   I  Cẩm nang kỹ thuật   I  Gương điển hình   I  Chuyên đề NN-NT   I  Dự Án    

Trung tâm Khuyến nông Hà Tĩnh
Địa chỉ: Số 150 đường Trần Phú, TP Hà Tĩnh, tỉnh Hà Tĩnh
Điện thoại: 0393 856739/ Fax: 0393 856737 - Hotline: 0912.128.464
Email: [email protected] - Website: http://khuyennonghatinh.com