>> CẨM NANG KỸ THUẬT | TRỒNG TRỌT

Tập trung các giải pháp sản xuất vụ Xuân năm 2019
Tin đăng ngày: 13/2/2019 - Xem: 6122

Sản xuất vụ Xuân năm 2019 đến ngày 28/01/2019: Tổng diện tích gieo, cấy lúa toàn tỉnh là 51.068/58.853 ha đạt 86,77%KH (diện tích gieo thẳng 41.418 ha, diện tích cấy 9.650 ha). Hiện nay lúa cấy đang giai đoạn bén rễ - hồi xanh, một số diện tích gieo cấy giống Xi23, NX30, XT28, IR1820 tại Nghi Xuân bước vào thời kỳ đẻ nhánh, lúa gieo thẳng giai đoạn mũi chông - 3 lá. Cây trồng cạn: Lạc: diện tích gieo trỉa 60 ha tại huyện Hương Sơn (50 ha, Lộc Hà 10 ha), ngô lấy hạt: 650 ha/3.883 ha đạt 16,7%KH, rau các loại: 234 ha/4.812 ha đạt 4,9%KH.

Ngày 28/01/2019, đồng chí Nguyễn Văn Việt, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cùng lãnh đạo Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật đã đi kiểm tra, chỉ đạo sản xuất vụ Xuân năm 2019 tại các huyện Thạch Hà và Lộc Hà.

Upload

Lãnh đạo Sở Nông nghiệp và PTNT kiểm tra sản xuất lạc

tại xã Thạch Bằng, huyện Lộc Hà

 

Qua thực tế kiểm tra đồng ruộng sản xuất vụ xuân năm 2019 cho thấy nông dân trong tỉnh đã có rất nhiều kinh nghiệm và coi trọng việc chăm lo sản xuất vụ Xuân; đây là vụ sản xuất quan trọng trong năm và cũng là vụ thường phải đối mặt với rất nhiều khó khăn, trong đó có rét đậm, rét hại, sâu bệnh. Hiện nay điều kiện thời tiết khá thuận lợi cho cây trồng vụ Xuân sinh trưởng, phát triển. Dự báo thời gian tới thời tiết tiếp tục ấm ẩm, có sương mù, đồng thời cây lúa bước vào giai đoạn đẻ nhánh, cây rau phát triển mạnh về thân lá là điều kiện thuận lợi cho các đối tượng dịch hại phát sinh gây hại. Vì vậy thời gian tới cần tập trung thực hiện đồng bộ các giải pháp sau:

Đối với cây lúa: Đẩy nhanh tiến độ gieo cấy và tuân thủ lịch thời vụ lúa Xuân, tập trung chỉ đạo phấn đấu hoàn thành 100% kế hoạch. Số diện tích mạ chưa xuống cấy phải thường xuyên kiểm tra việc che phủ nilon đảm bảo chống rét cho mạ khi nhiệt độ xuống thấp; duy trì đủ nước tạo điều kiện cho mạ sinh trưởng tốt. Diện tích đã gieo cấy duy trì mực nước thích hợp, không để ruộng khô hoặc ngập úng, không được bón thúc đạm khi nhiệt độ dưới 15oC, tiến hành dặm tỉa và chăm sóc, bón phân kịp thời khi thời tiết ấm.

 Cây trồng cạn: Chuẩn bị các loại vật tư cần thiết để triển khai sản xuất các loại cây trồng cạn, như: Lạc, ngô, khoai và các loại rau màu vụ Xuân năm 2019 khi thời tiết thuận lợi. Tranh thủ đất đủ ẩm, trời ấm để gieo xung quanh tiết Lập xuân và kết thúc gieo trước ngày 20/2/2019.

Phòng trừ sâu, bệnh: Trước mắt cần theo dõi, phòng trừ các đối tượng như: Trước mắt cần theo dõi, phòng trừ các đối tượng như:

Trên cây lúa : Đối với bệnh đạo ôn: Thường xuyên thăm đồng, theo dõi chặt chẽ diễn biến của bệnh đạo ôn, khi phát hiện bệnh ngừng bón đạm, không phun các loại phân bón qua lá có chứa đạm, duy trì mực nước hợp lý và tiến hành xử lý bằng một trong các loại thuốc như: Beam 75WP, Kasoto 200SC, Fuji one 40WP, Fu Nhật 40WP, Kabim 30WP, Ninja 35SE, Ka-Bum 800WP,... Chỉ phun thuốc khi trời tạnh ráo, sau khi phun thuốc 5-7 ngày, điều tra nếu thấy vết bệnh cấp tính thì tiến hành xử lý thuốc lần 2. Đối với ruồi đục nõn: Thời tiết ấm và có ánh nắng là điều kiện thuận lợi cho ruồi đục nõn phát sinh gây hại, ruồi gây hại chủ yếu trong lá nõn, hại nặng trên những ruộng thường xuyên ngập nước giai đoạn lúa 2-3 lá đến đẻ nhánh, để hạn chế sự phát triển của ruồi cần phát hiện sớm (nhổ cây lúa lên đập nhẹ 2-3 cái sẽ thấy sâu non (dòi) rơi xuống) tiến hành phòng trừ kịp thời bằng một trong các loại thuốc hóa học sau: Padan 95SP, Virtako 40WG, Tango 800 WP, Tasieu 1.9EC,… Đối với bệnh lùn sọc đen phương Nam: Vụ Hè Thu 2018, bệnh lùn sọc đen Phương Nam xuất hiện rải rác trên lúa tại Cẩm Hưng, Cẩm Lộc, Cẩm Lạc - Cẩm Xuyên; Kỳ Thọ, Kỳ Hải - Kỳ Anh, đây là nguồn bệnh có khả năng phát sinh gây hại trên lúa Xuân 2019. Vì vậy cần tập trung điều tra phát hiện rầy lưng trắng trên mạ, lúa gieo, bờ ruộng, khi phát hiện rầy lưng trắng tiến hành xử lý kịp thời không để rầy phát tán ra diện rộng. Đồng thời thu mẫu rầy lưng trắng gửi giám định vi rút lùn sọc đen.

Trên cây rau: Đối với nhóm sâu ăn lá (sâu tơ, sâu khoang, sâu xanh bướm trắng): Thực hiện tốt công tác điều tra phát hiện khi sâu tuổi nhỏ, tiến hành phòng trừ khi mật độ sâu có khả năng ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển của rau bằng một số loại thuốc: Trebon 10EC, Reasgant 3.6EC, Dibamec 3.6EC, Delfin 3 WG, V.K 16WP, 32WP ,…Đối với nhóm bệnh do nấm (bệnh sương mai, lỡ cổ rễ, thán thư,…): Thường xuyên kiểm tra giám sát đồng ruộng để phát hiện sớm khi bệnh mới chớm xuất hiện, tiến hành phòng trừ bằng một trong các loại thuốc: Ridomil Gol 68WP, Aliette 800WG, Daconil 500SC, Vali 3SL, …

Trên cây lạc:  Theo dõi chặt chẽ diễn biến bệnh héo rũ gốc mốc đen, gốc mốc trắng, lở cổ rễ,… kịp thời phát hiện và xử lý bằng một trong các loại thuốc: Ridomil Gol 68WP, Mataxyl 25WP, Validan 3DD, Anvil 5SC, Aliette 800WG,…

Theo: Báo sở Nông nghiệp và PTNT Hà Tĩnh

Nguồn:
Từ khóa:

Trồng trọt khác:

23/2/2022 - Hong hoa - giải pháp mới thụ phấn cho hoa Bưởi
22/3/2021 - Chủ động phòng trừ sâu bệnh hại trên lúa xuân
26/6/2020 - Ngộ độc hữu cơ trên cây lúa
21/4/2020 - Hướng dẫn Phòng trừ rầy nâu, rầy lưng trắng hại lúa vụ Xuân 2020
25/2/2020 - Biện pháp phòng trừ bệnh lùn sọc đen hại ngô, lúa vụ Đông Xuân
8/1/2020 - Kỹ thuật chăm sóc vườn ổi Đài Loan
18/9/2019 - Chăm sóc cây ăn trái trong mùa mưa bão
30/7/2019 - HIỆU QUẢ SỬ DỤNG CHẾ PHẨM AH N08 CHO VƯỜN CAM
10/5/2019 - Hạn chế để giống liền vụ, đưa giống lúa xác nhận vào sản xuất nhằm tăng năng suất lúa
25/4/2019 - Lưu ý trồng rau màu trong nhà lưới
13/2/2019 - Tập trung các giải pháp sản xuất vụ Xuân năm 2019
6/11/2018 - “Cắt cành” thanh long ruột đỏ mang bán, thu về lợi nhuận cao
29/10/2018 - Cam rụng quả là hiện tượng sinh lý bình thường
28/5/2018 - QUY TRÌNH KỸ THUẬT QUẢN LÝ BỆNH LÙN SỌC ĐEN HẠI LÚA
21/5/2018 - Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây thanh long (phần 1)
 
  VIDEO CLIPS  
Video
PS Nông nghiệp tuần hoàn chi phí thấp, lợi nhuận cao
PS Đẩy mạnh sản xuất hữu cơ trên cây ăn quả có múi
Nông nghiệp tuần hoàn xu thế tất yếu
Tình hình phát triển cây ăn quả có múi tại Hà Tĩnh
Phòng trừ sâu bệnh trước khi lúa trổ bông
Chung tay chống đánh bắt hải sản bất hợp pháp
Cải tạo ao đầm trước vụ tôm xuân hè
Thu gom bao bì thuốc bảo vệ thực vật nỗ lực từ các địa phương
Phòng trừ sâu bệnh cho lạc xuân
Nâng cao chất lượng tiêm phòng cho đàn vật nuôi
 
  VĂN BẢN MỚI  
Về việc đẩy mạnh công tác Khuyến nông

Thông báo Danh sách thí sinh trúng tuyển vào làm việc tại Trung tâm Khuyến nông tại kỳ tuyển dụng năm 2022

Thông báo chương trình thực tập sinh tại Hàn Quốc

Chương trình khuyến nông tỉnh Hà Tĩnh giai đoạn 2023-2025

Chương trình Khuyến nông tỉnh Hà Tĩnh, giai đoạn 2023 - 2025

NGHỊ QUYẾT HỘI NGHỊ LẦN THỨ NĂM BAN CHẤP HÀNH TRUNG ƯƠNG ĐẢNG KHOÁ XIII về nông nghiệp, nông dân, nông thôn đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045

Phòng trừ sâu bệnh hại lúa từ nay đến cuối vụ xuân năm 2022

Quy định chính sách khuyến khích phát triển nông nghiệp, nông thôn gắn với tỉnh đạt chuẩn nông thôn mới trên địa bàn Hà Tĩnh.

NGHỊ QUYẾT CỦA BAN CHẤP HÀNH ĐẢNG BỘ TỈNH Về tập trung lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Đề án “Thí điểm xây dựng tỉnh Hà Tĩnh đạt chuẩn nông thôn mới, giai đoạn 2021 - 2025”

KẾ HOẠCH: Khuyến nông năm 2021

 
THƯ VIỆN ẢNH
THỐNG KÊ TRUY CẬP
Đang truy cập 5
Máy chủ tìm kiếm 10
Khách viếng thăm 7
Hôm nay: 87
Tất cả: 982,557
  FANPAGE FACEBOOK  
 
  Trang chủ I  Giới thiệu   I  Tin tức   I  Hoạt động khuyến nông   I  Hoạt động ngành NN   I  Cẩm nang kỹ thuật   I  Gương điển hình   I  Chuyên đề NN-NT   I  Dự Án    

Trung tâm Khuyến nông Hà Tĩnh
Địa chỉ: Số 150 đường Trần Phú, TP Hà Tĩnh, tỉnh Hà Tĩnh
Điện thoại: 0393 856739/ Fax: 0393 856737 - Hotline: 0912.128.464
Email: [email protected] - Website: http://khuyennonghatinh.com