>> HOẠT ĐỘNG NGÀNH NN |

Xây dựng mô hình lúa theo tiêu chuẩn VietGAP Hướng đi mới trong sản xuất nông nghiệp ở Hà Tĩnh
Tin đăng ngày: 5/9/2019 - Xem: 9620

Sản xuất lúa gạo đạt tiêu chuẩn VietGAP là một xu thế tất yếu, tạo nền tảng để phát triển nông nghiệp bền vững. Để đáp ứng được yêu cầu trên, năm 2019, Trung tâm Khuyến nông tỉnh Hà Tĩnh đã triển khai “Mô hình sản xuất vùng lúa tập trung đạt tiêu chuẩn VietGAP” 

Mục tiêu của mô hình là định hướng cho bà con nông dân sản xuất lúa theo hướng hàng hóa, quy hoạch những vùng sản xuất lúa tập trung, sử dụng một loại giống lúa chất lượng cao trên một xứ đồng; có sự liên kết 4 nhà, khuyến khích ký kết hợp đồng sản xuất, tiêu thụ nông sản cho nông dân; phát triển các nhóm nông dân hợp tác tự nguyện, liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị, nâng cao thu nhập cho người nông dân.

Tổng diện tích thực hiện mô hình là 30 ha, trong đó vụ Xuân triển khai 20 ha, sử dụng giống lúa BQ, với 50 hộ dân thuộc HTX Đồng Sơn, xã Thạch Xuân, huyện Thạch Hà tham gia; vụ Hè Thu triển khai trên diện tích 10 ha, sử dụng giống Khang dân đột biến, với 25 hộ thuộc HTX Vệ sinh môi trường và Dịch vụ tổng hợp xã Cẩm Duệ, huyện Cẩm Xuyên tham gia.

Tất cả 75 hộ tham gia thực hiện mô hình được cán bộ kỹ thuật tư vấn và hướng dẫn áp dụng các biện pháp kỹ thuật thâm canh cây lúa tổng hợp (IPM), quản lý cây trồng tổng hợp (ICM), sử dụng giống lúa có năng suất, chất lượng cao, gieo tập trung, bón phân cân đối nên cây lúa cứng, ruộng thông thoáng, tỷ lệ gây hại của các đối tượng sâu bệnh thấp hơn…, nhờ đó giảm số lần phun thuốc bảo vệ thực vật (BVTV), giảm chi phí sản xuất từ 25- 30% so với canh tác truyền thống, từ đó nâng cao được chất lượng sản phẩm, bảo vệ sức khỏe cộng đồng.

 

Mô hình sản xuất lúa VietGAP tại thôn Quốc Tiến, xã Cẩm Duệ, huyện Cẩm Xuyên

 

Đến với gia đình chị Huệ, thôn Quốc Tiến, xã Cẩm Duệ, hộ tham gia mô hình, chị phấn khởi chia sẻ: “Bước đầu tham gia mô hình vẫn còn nhiều bỡ ngỡ, chưa quen ghi chép nhật ký. Sau khi được cán bộ kỹ thuật tập huấn, hướng dẫn quy trình sản xuất lúa VietGAP, áp dụng vào thực tiễn, tôi thấy rõ nhất đó là ý thức, trách nhiệm để bảo vệ môi trường và bảo vệ sức khỏe cho chính mình, gieo cấy tập trung, bón phân cân đối nên cây lúa cứng, đẻ nhánh khỏe, giảm sâu bệnh hại…, nhờ đó giảm số lần phun thuốc BVTV, giảm chi phí sản xuất rõ rệt. Nhận thức được ý nghĩa của mô hình, gia đình tôi tiếp tục duy trì trong những mùa vụ tiếp theo”.

Tại cuộc Hội thảo, tổng kết đánh giá mô hình, ông Võ Tá Kỷ, Phó chủ tịch UBND xã Cẩm Duệ phát biểu: Bước đầu thực hiện mô hình đã khẳng định được tính hiệu quả của mô hình, giúp nông dân trong vùng biết cách quản lý đồng ruộng, ghi chép nhật ký, sử dụng đầy đủ đồ bảo hộ để bảo vệ sức khỏe. Trước khi tham gia mô hình, bà con sử dụng lượng phân bón tùy tiện, chưa đúng thuốc, đúng loại, chưa đúng thời điểm. Sau khi tham gia mô hình, được các cán bộ kỹ thuật tập huấn và hướng dẫn thực hành VietGAP, các hộ đã vận dụng vào thực tiễn sản xuất nên bón phân vào lúc nào và bón bao nhiêu cho phù hợp; sử dụng thuốc BVTV gì, vào thời điểm nào, thời gian cách ly ra sao. 

Bên cạnh đó tất cả các bao, bì, vỏ chai thuốc, bà con không vứt bừa bãi ngoài đồng ruộng mà áp dụng kỹ thuật rửa bao gói thuốc BVTV đã qua sử dụng và thu gom đúng nơi quy định, góp phần bảo vệ môi trường sinh thái. Tại các hộ gia đình đã có tủ thuốc y tế, kho bảo quản phân, thuốc riêng để tránh ảnh hưởng đến sức khỏe gia đình, chăn nuôi gia súc, gia cầm.

Cũng tại hội nghị, các đại biểu đã đánh giá rất cao những kết quả đạt được và trao giấy chứng nhận VietGAP cho HTX Đồng Sơn, xã Thạch Xuân và HTX Vệ sinh môi trường và Dịch vụ tổng hợp xã Cẩm Duệ. Đây là những tiền đề để nhân rộng và tạo sức lan tỏa mô hình sản xuất lúa VietGAP trên địa bàn toàn tỉnh trong thời gian tới, hình thành những vùng sản xuất được ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật nghiêm ngặt, các biện pháp kỹ thuật dựa trên quy trình thâm canh lúa cải tiến SRI, kỹ thuật IPM. Qua đó nâng cao nhận thức cho cán bộ cơ sở và các hộ nông dân, dần thay đổi quan điểm, nhận thức trong công tác chỉ đạo, điều hành của cán bộ địa phương theo hướng tạo ra các sản phẩm hàng hóa có sức cạnh tranh cao, bảo vệ môi trường sinh thái, bảo vệ sức khỏe cộng đồng.

 

Trao Giấy chứng đạt VietGAP về sản phẩm lúa gạo cho HTX Đồng Sơn, xã Thạch Xuân và HTX Vệ sinh môi trường và Dịch vụ tổng hợp xã Cẩm Duệ

Nguyễn Thị Lý

Nguồn:
Từ khóa:

khác:

17/4/2024 - Bài 1: NÔNG NGHIỆP THÔNG MINH VỚI SỰ ỨNG DỤNG CỦA INTERNET OF THINGS (IoT)
17/4/2024 - Sản xuất chè VietGAP - Hướng đi bền vững
17/4/2024 - Cây rèng rèng tăng thu nhập kinh tế nơi vùng đất bán Sơn địa
17/4/2024 - Người tiên phong đưa sản phẩm gạo hữu cơ ra thị trường
15/4/2024 - Triển khai mô hình nuôi cua biển 2 giai đoạn
15/4/2024 - Tập huấn kỹ thuật nuôi ong lấy mật tại huyện Vũ Quang
15/4/2024 - Cẩm Xuyên triển khai mô hình đậu tương theo hướng hữu cơ
11/4/2024 - Lãnh đạo Sở Nông nghiệp và PTNT kiểm tra tình hình lúa vụ xuân
10/4/2024 - Thận trọng sâu, bệnh gây hại giai đoạn lúa trổ bông
5/4/2024 - Bảo tồn, khai thác và phát triển nguồn gen các giống hoa phong lan quý tại Hà Tĩnh
3/4/2024 - Trồng hành tăm, biến vùng đất khó cho thu nhập cao
3/4/2024 - Nâng cao giá trị sản phẩm và liên kết sản xuất- Hướng đi bền vững
2/4/2024 - Tập huấn sản xuất cam theo tiêu chuẩn hữu cơ
2/4/2024 - Đẩy mạnh tiêm vắc-xin phòng bệnh dại chó, mèo
30/3/2024 - Tập huấn chăm sóc và quản lý dịch hại tổng hợp trên cây chè
 
  VIDEO CLIPS  
Video
PS Nông nghiệp tuần hoàn chi phí thấp, lợi nhuận cao
PS Đẩy mạnh sản xuất hữu cơ trên cây ăn quả có múi
Nông nghiệp tuần hoàn xu thế tất yếu
Tình hình phát triển cây ăn quả có múi tại Hà Tĩnh
Phòng trừ sâu bệnh trước khi lúa trổ bông
Chung tay chống đánh bắt hải sản bất hợp pháp
Cải tạo ao đầm trước vụ tôm xuân hè
Thu gom bao bì thuốc bảo vệ thực vật nỗ lực từ các địa phương
Phòng trừ sâu bệnh cho lạc xuân
Nâng cao chất lượng tiêm phòng cho đàn vật nuôi
 
  VĂN BẢN MỚI  
Về việc đẩy mạnh công tác Khuyến nông

Thông báo Danh sách thí sinh trúng tuyển vào làm việc tại Trung tâm Khuyến nông tại kỳ tuyển dụng năm 2022

Thông báo chương trình thực tập sinh tại Hàn Quốc

Chương trình khuyến nông tỉnh Hà Tĩnh giai đoạn 2023-2025

Chương trình Khuyến nông tỉnh Hà Tĩnh, giai đoạn 2023 - 2025

NGHỊ QUYẾT HỘI NGHỊ LẦN THỨ NĂM BAN CHẤP HÀNH TRUNG ƯƠNG ĐẢNG KHOÁ XIII về nông nghiệp, nông dân, nông thôn đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045

Phòng trừ sâu bệnh hại lúa từ nay đến cuối vụ xuân năm 2022

Quy định chính sách khuyến khích phát triển nông nghiệp, nông thôn gắn với tỉnh đạt chuẩn nông thôn mới trên địa bàn Hà Tĩnh.

NGHỊ QUYẾT CỦA BAN CHẤP HÀNH ĐẢNG BỘ TỈNH Về tập trung lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Đề án “Thí điểm xây dựng tỉnh Hà Tĩnh đạt chuẩn nông thôn mới, giai đoạn 2021 - 2025”

KẾ HOẠCH: Khuyến nông năm 2021

 
THƯ VIỆN ẢNH
THỐNG KÊ TRUY CẬP
Đang truy cập 5
Máy chủ tìm kiếm 10
Khách viếng thăm 7
Hôm nay: 102
Tất cả: 979,300
  FANPAGE FACEBOOK  
 
  Trang chủ I  Giới thiệu   I  Tin tức   I  Hoạt động khuyến nông   I  Hoạt động ngành NN   I  Cẩm nang kỹ thuật   I  Gương điển hình   I  Chuyên đề NN-NT   I  Dự Án    

Trung tâm Khuyến nông Hà Tĩnh
Địa chỉ: Số 150 đường Trần Phú, TP Hà Tĩnh, tỉnh Hà Tĩnh
Điện thoại: 0393 856739/ Fax: 0393 856737 - Hotline: 0912.128.464
Email: [email protected] - Website: http://khuyennonghatinh.com