Nhằm học tập kinh nghiệm các mô hình chương trình thực hiện chuyển đổi số trong sản xuất nông nghiệp từ phát triển sản xuất kinh tế vườn đồi, các mô hình OCOP để giới thiệu, quảng bá và xúc tiến thương mại sản phẩm. Được sợ hỗ trợ của dự án SIPA tại Hà Tĩnh, năm 2022Trung tâm Khuyến nông Hà Tĩnh đã tổ chức tham quan tại các tỉnh phía Bắc. Qua chuyến tham quan đã giúp cho cán bộ chuyên môn từ tỉnh đến cơ sở và người dân các vùng triển khai dự án SIPA thuộc huyện Hương Sơn, Can Lộc có được những kinh nghiệm về chỉ đạo và triển khai mô hình tại Hà Tĩnh.
Tại các tỉnh Sơn La, Điện Biên, Hòa Bình, đoàn đã được Trung tâm các tỉnh chia sẽ về kinh nghiệm hoạt động khuyến nông của tỉnh và giới thiệu tham quan, học tập tại một số mô hình đến tham quan học tập kinh nghiệm triển khai các mô hình phát triển kinh tế trên đất dốc điển hình như: Mô hình trồng rau an toàn tại huyện Mộc Châu, mô hình trồng cây Xoài, Na, mô hình canh tác vườn đồi tổng hợp tại huyện Mai Sơn, mô hình áp dụng VietGAP nuôi cá lồng tại huyện Quỳnh Nhai, Sơn La. Tại tỉnh Điện Biên đoàn đã được tham quan mô hình trồng cây Mắc ca tại huyện Tuần Giáo và tham quan mô hình trồng Cam thâm canh tại tỉnh Hòa Bình. Tại các điểm tham quan đoàn đã được chia sẽ về kỹ thuật trồng các loại cây ăn quả, cây Mắc ca và nuôi cá lồng đạt tiêu chuẩn VietGAP, cũng như các kinh nghiệm mới trong sản xuất như: Trồng xen cây na với rau bầu, trồng xen cây cà phê với cây Mắc-ca, kỹ thuật cho cây Na ra quả rãi vụ và kỹ thuật thụ phấn cho na.
Tham quan tại tỉnh Bắc Giang, Lạng Sơn, Quảng Ninh. Qua trao đổi đoàn đã được học tập kinh nghiệm về các hoạt động khuyến nông của các tỉnh và tham quan các mô hình điểm như: Mô hình Ghép cải tạo để chuyển đổi từ gốc cây bưởi Diễn thành cây cam Đường Canh, mô hình trồng vải thiều đạt tiêu chuẩn hữu cơ thuộc tỉnh Bắc Giang; mô hình trồng ổi theo tiêu chuẩn VietGAP tại thôn Đồng Giang, xã Sơn Dương, TP Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh; mô hình trồng Na của anh Mã Văn Lét tại thôn Quán Thanh, xã Chi Lăng, huyện Chi Lăng. Trong những mô hình mà đoàn tham quan thì các thành viên trong đoàn rất ấn tượng và học hỏi được rất nhiều để từ đó áp dụng vào sản xuất thực tế tại Hà Tĩnh là mô hình “trang trại chuyển đổi từ gốc bưởi ghép thành cam đường canh” của hộ anh Lê Thanh Định tại Thôn Thông, xã Trù Hựu, Huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang với quy mô trên 400 gốc. Tại đây đoàn đã được anh Định chia sẽ về những kinh nghiệm trồng một số loại cây ăn quả. được biết, trước đây gia đình anh Định trồng cây bưởi Diễn hơn 10 năm nhưng hiệu quả kinh tế không cao. Đến năm 2019, được sự hỗ trợ của cán bộ kỹ thuật Trung tâm Khuyến nông tỉnh Bắc Giang gia đình đã chuyển đổi sang sử dụng gốc cây bưởi Diễn để ghép mắt ghép cây cam đường canh. Cây sau khi ghép chồi bật khỏe, lá xanh, năm 2022 này cây bắt đầu cho quả vụ đầu, hiện tại cây nào cũng sai quả, gia đình và cán bộ kỹ thuật tiếp tục chăm sóc, theo dõi để đánh giá năng suất và chất lượng quả. Qua thực tế có thể dự tính năng suất quả ước đạt từ 1 – 1,5 tạ/cây.
Theo anh Từ Văn Nhúc, kỹ thuật viên khuyến nông cho biết: “Kinh nghiệm để ghép cành từ mắt cam trên thân cây bưởi đạt kết quả tốt và mang lại hiệu quả cao thì vụ đông là thời điểm thích hợp nhất để ghép cây bởi thời điểm này thời tiết ít mưa, ít sâu bệnh. Sau khi ghép xong, mắt ghép ủ mầm qua đông, mùa xuân đến, nhiệt độ ấm là đâm chồi, nảy lộc”. Đối với quá trình chăm sóc, anh Nhúc cho biết thêm: “Đối với phân bón thì sử dụng loại phân bón vi sinh cao cấp SUMAGROW, trước khi ra hoa tưới 1-2 lần, tưới theo tán lá, tùy theo sự phát triển của cây để tưới cho phù hợp để cho cây phát triển đồng đều, quả đảm bảo đủ dinh dưỡng, đạt mẫu mã đẹp và năng suất cao. Việc áp dụng kỹ thuật sử dụng mắt cam ghép trên thân bưởi dễ trồng, chi phí thấp, ít tốn công chăm sóc và cho thu nhập cao hơn 2 - 3 lần so với cam trồng thông thường”.
Các chuyến tham quan, học tập kinh nghiệm đã được tổ chức thành công tốt đẹp. Qua tìm hiểu ý kiến từ các thành viên đoàn, việc tổ chức chuyến tham quan rất ý nghĩa thiết thực trong việc mở rộng tầm nhìn và kiến thức trong phát triển sản xuất nông nghiệp nhất là việc phát triển các loại cây ăn quả tiềm năng tại tỉnh Hà Tĩnh. Đồng thời các nội dung học hỏi đã giúp các thành viên tham gia tìm kiếm được các phương thức canh tác mới trên các vùng đồi, các phương pháp thực hiện nhằm tăng năng suất, giảm thiểu tác động và thích ứng tốt hơn với BĐKH, nâng cao nhận thức việc áp dụng chuyển đổi số vào sản xuất và xúc tiến thương mại, từng bước xây dựng được các mô hình sinh kế phù hợp và hiệu quả tại tỉnh Hà Tĩnh./.
Thái Thơm
|