>> GƯƠNG ĐIỂN HÌNH |

Lợi nhuận cao từ nghề nuôi chồn hương
Tin đăng ngày: 21/3/2024 - Xem: 5713

Những năm gần đây nghề nuôi chồn hương đã phát triển ở một số địa phương. Mặc dù là một nghề mới những hiệu quà kinh tế mà nghề này đem lại thực sự rất hấp dẫn đối với người nuôi. Đó cũng là một trong những lý do để một số hộ dân ở huyên Can Lộc - Hà Tĩnh mạnh dạn đầu tư phát triển nghề này.

Năm 2019, Anh Nguyễn Văn Đức tại thôn Anh Hùng, xã Thượng Lộc (Can Lộc, Hà Tĩnh) đã mạnh dạn mua 50 con giống chồn hương về nuôi. Nhờ chịu khó tìm tòi, học hỏi và áp dụng đúng kỹ thuật nuôi nên đàn chồn hương của anh ngày càng sinh sôi, phát triển. Sau thời gian 4 năm, hiện tại cơ sở của anh đã có 300 con chồn bố mẹ và 200 con chồn nhỏ. Với giá bán mỗi cặp chồn giống là từ 10 - 12 triệu đồng, chồn thương phẩm từ 1,5 - 2,2 triệu đồng/kg, sau khi trừ chi phí, mỗi năm anh Đức lãi hơn 3 tỷ đồng. Theo anh Đức, chồn hương rất dễ nuôi, ăn tạp (chuối, cá rô phi, đầu gà, trứng ngạt,…), ít bệnh, không cần diện tích rộng. Chuồng nuôi chồn phải có hệ thống giữ ấm vào mùa đông, phun sương chống nóng vào mùa hè, đảm bảo nhiệt độ khu vực chuồng nuôi luôn ổn định. Với mong muốn nghề nuôi chồn hương phát triển hơn nữa tại Hà Tĩnh, anh Đức đã không ngần ngại chia sẽ kỹ thuật nuôi cho những người có mong muốn nuôi chồn hương và những người chăn nuôi nhỏ lẻ.

Upload

Cơ sở nuôi của anh Nguyễn Văn Đức tại thôn Anh Hùng, xã Thượng Lộc

Trên diện tích 300m2,  Anh Trần Hậu Tuệ tại thôn Quần Ngọc, xã Khánh Vĩnh Yên, (Can Lộc, Hà Tĩnh) đã đầu tư xây dựng 250 ô chuồng để nuôi hơn 150 con chồn nái và chồn con. Anh cho biết sau khi đi nước ngoài về, nhận thấy nuôi chồn có lợi nhuận kinh tế cao nên anh đã tận dụng trang trại nuôi lợn không hiệu quả để chuyển sang nuôi chồn. Ban đầu chỉ nuôi 30 cặp bố mẹ, sau thấy hiệu quả kinh tế rất cao nên đã tăng đàn và đến thời điểm hiện tại đã lên đến 150 con bố mẹ sinh sản và chồn con. Theo anh Tuệ, chồn hương là loài ưa sạch sẽ, không thích chỗ ẩm ướt, hôi hám vì vậy trong quá trình nuôi, hàng ngày phải vệ sinh chuồng trại sạch sẽ để chồn không bị bệnh, thay nước uống thường xuyên, đồng thời sát khuẩn chuồng từ 1 - 2 lần trên một tuần. Bên cạnh đó, do chồn nuôi vẫn giữ bản tính hoang dã, rất dữ, nếu nuôi chung thường cắn nhau, nên phải thiết kế những ô chuồng nhỏ để nuôi mỗi con một ô. Anh Tuệ cho biết, một con chồn mẹ có thời gian mang thai 54 - 60 ngày, mỗi năm sẽ đẻ 2 lứa, mỗi lứa 3 - 5 con. Sau khi trừ chí anh thu lãi hơn 1 tỷ đồng từ mô hình này.

Upload

 Anh Trần Hậu Tuệ và vật nuôi của mình tại tại thôn Quần Ngọc, xã Khánh Vĩnh Yên

Trang trại Chồn Kháng Ngọc tại thôn Quần Ngọc, Khánh Vĩnh Yên của anh Mai Khắc Thạch, cũng đã thành công nhờ mô hình nuôi chồn hương này. Anh Thạch chia sẽ: “Trước đây gia đình tôi chăn nuôi lợn nhưng hiệu quả không cao do dịch bệnh, giá cả, đầu ra. Sau khi tham quan các mô hình nuôi chồn hương, tôi đã mua vài cặp giống về nuôi. Nhờ kiên trì học hỏi, đến nay, tính cả đực lẫn cái, chuồng nuôi của tôi có 200 con. So sánh với các mô hình chăn nuôi khác, tôi nhận thấy mô hình nuôi chồn hương mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn. Nếu biết cách chăm sóc, chồn hương có thể sinh sản 3 lứa mỗi năm. Trung bình mỗi con chồn hương mang lại thu nhập khoảng 25 triệu đồng/năm. Nuôi chồn hương không chỉ ít tốn diện tích nuôi mà lại nhẹ công chăm sóc”. Sau 2 năm nuôi chồn hương, nhận thấy nghề nuôi chồn đem lại kinh tế cao và ổn định hơn những mô hình trước đây đã thực hiện nên anh Thạch dự định sắp tới sẻ phát triển mô hình này với quy mô lớn hơn để đáp ứng nhu cầu thị trường.

Upload

Chồn mẹ chuẫn bị tham gia sinh sản của anh Mai Khắc Thạch tại thôn Quần Ngọc, Khánh Vĩnh Yên

Ông Phan Anh Tuấn - Phó Hạt trưởng phụ trách Hạt Kiểm lâm huyện Can Lộc cho biết “Theo quy định tại Nghị định số 06/2019/NĐ-CP, ngày 22-1-2019 của Chính phủ về quản lý thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm và thực thi Công ước về buôn bán quốc tế các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp thì Chồn hương thuộc danh mục IIB - Danh mục các loài động vật rừng chưa bị đe dọa tuyệt chủng nhưng có nguy cơ bị đe dọa nếu không được quản lý chặt chẽ. Hiện nay trên địa bàn Can Lộc có 6 cơ sở gây nuôi động vật rừng hoang dã. Đơn vị đã tăng cường công tác tuyên truyền tới tận các cơ sở gây nuôi những văn bản quy định của pháp luật và thực tế cho thấy các cơ sở gây nuôi trên địa bàn thực hiện rất tốt công tác nuôi, không có các chủ hộ nuôi trái phép. Trong thời gian qua, chúng tôi cũng đã tiến hành kiểm tra giám sát, truy xuất nguồn gốc của loại động vật rừng, đặc biệt là nguồn giống đầu vào và nguồn giống xuất bán cho địa phương khác”.

Nuôi chồn hương là một mô hình mới, không tốn nhiều công chăm sóc và diện tích chuồng trại nhưng mang lại hiệu quả kinh tế cao cho nhiều người dân. Tuy nhiên để mô hình nhân rộng hiệu quả thì người nuôi cần phải nắm rõ các đặc tính của chồn hương để áp dụng các kỹ thuật phối giống, chăm sóc. Đồng thời người chăn nuôi cần phải mua con giống có nguồn gốc rõ ràng ở các trại giống hợp pháp. Trong quá trình nuôi phải lập sổ theo dõi nuôi, định kỳ báo cáo và chịu sự kiểm tra, giám sát của cơ quan quản lý nhà nước./.

            Phú Hoà

Nguồn:
Từ khóa:

khác:

21/11/2024 - Nâng cao thu nhập nhờ trồng dâu nuôi tằm
19/11/2024 - Mùa mưa, mùa của những người dân lầm lũi về đêm thu hoạch sản phẩm thiên nhiên ban tặng
12/11/2024 - Cho thu nhập gần 2 tỷ đồng mỗi năm từ mô hình kinh tế tổng hợp
12/11/2024 - Sản phẩm nông nghiệp tiêu biểu Hà Tĩnh sẵn sàng cho Lễ hội
7/11/2024 - Ủ chua thức ăn– Giải pháp hiệu quả phát triển chăn nuôi gia súc
7/11/2024 - Niềm vui được giá khởi động mùa cam ngọt
5/11/2024 - Người phụ nữ nâng tầm giá trị cây thảo dược quê hương
5/11/2024 - Lan tỏa phong trào chuyển đổi ruộng đất ở Đức Thọ
25/10/2024 - Tất bật xuống giống các loại hoa phục vụ cung ứng thị trường Tết Nguyên Đán 2025
22/10/2024 - Người đưa bánh đa nem truyền thống của Hà Tĩnh vươn xa
18/10/2024 - Hà Tĩnh cần đẩy nhanh cấp giấy phép cho tàu cá “3 không”
18/10/2024 - Cây Sâm Bố chính tạo nên thương hiệu cho vùng đất gò đồi
18/10/2024 - Giám đốc trẻ say mê với chế biến sản phẩm nông nghiệp sạch
15/10/2024 - Thạch Hà đẩy mạnh sản xuất cây trồng vụ đông
15/10/2024 - Chủ động, đảm bảo nguồn cung ứng giống phục vụ sản xuất rau vụ Đông
 
  VIDEO CLIPS  
Video
Thu gom vỏ chai bao thuốc BVTV - Nổ lực từ các địa phương
Kỹ thuật chăm sóc bưởi giai đoạn quả non
Kỹ thuật úm gà
Chăm sóc hươu vào mùa khai thác nhung
Phát triển kinh tế từ nuôi ốc bươu đen
PS Nông nghiệp tuần hoàn chi phí thấp, lợi nhuận cao
PS Đẩy mạnh sản xuất hữu cơ trên cây ăn quả có múi
Nông nghiệp tuần hoàn xu thế tất yếu
Tình hình phát triển cây ăn quả có múi tại Hà Tĩnh
Phòng trừ sâu bệnh trước khi lúa trổ bông
 
  VĂN BẢN MỚI  
Về việc đẩy mạnh công tác Khuyến nông

Thông báo Danh sách thí sinh trúng tuyển vào làm việc tại Trung tâm Khuyến nông tại kỳ tuyển dụng năm 2022

Thông báo chương trình thực tập sinh tại Hàn Quốc

Chương trình khuyến nông tỉnh Hà Tĩnh giai đoạn 2023-2025

Chương trình Khuyến nông tỉnh Hà Tĩnh, giai đoạn 2023 - 2025

NGHỊ QUYẾT HỘI NGHỊ LẦN THỨ NĂM BAN CHẤP HÀNH TRUNG ƯƠNG ĐẢNG KHOÁ XIII về nông nghiệp, nông dân, nông thôn đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045

Phòng trừ sâu bệnh hại lúa từ nay đến cuối vụ xuân năm 2022

Quy định chính sách khuyến khích phát triển nông nghiệp, nông thôn gắn với tỉnh đạt chuẩn nông thôn mới trên địa bàn Hà Tĩnh.

NGHỊ QUYẾT CỦA BAN CHẤP HÀNH ĐẢNG BỘ TỈNH Về tập trung lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Đề án “Thí điểm xây dựng tỉnh Hà Tĩnh đạt chuẩn nông thôn mới, giai đoạn 2021 - 2025”

KẾ HOẠCH: Khuyến nông năm 2021

 
THƯ VIỆN ẢNH
THỐNG KÊ TRUY CẬP
Đang truy cập 5
Máy chủ tìm kiếm 10
Khách viếng thăm 7
Hôm nay: 11
Tất cả: 1,163,368
  FANPAGE FACEBOOK  
 
  Trang chủ I  Giới thiệu   I  Tin tức   I  Hoạt động khuyến nông   I  Hoạt động ngành NN   I  Cẩm nang kỹ thuật   I  Gương điển hình   I  Chuyên đề NN-NT   I  Dự Án    

Trung tâm Khuyến nông Hà Tĩnh
Địa chỉ: Số 150 đường Trần Phú, TP Hà Tĩnh, tỉnh Hà Tĩnh
Điện thoại: 0393 856739/ Fax: 0393 856737 - Hotline: 0914.886.618
Email: [email protected] - Website: http://khuyennonghatinh.com