>> HOẠT ĐỘNG KHUYẾN NÔNG | THỦY SẢN

Nuôi thủy sản theo hướng an toàn vệ sinh thực phẩm (VSTP): Nhìn từ thực tiễn Hà Tĩnh những năm qua
Tin đăng ngày: 16/7/2024 - Xem: 1203

Nuôi trồng thủy sản theo hướng an toàn VSTP là hướng đi bền vững cho ngành thủy sản Việt Nam với nhiều lợi ích tối ưu. Điều này được minh chứng thông qua việc triển khai một số mô hình nuôi thuỷ sản theo hướng an toàn vệ sinh thực phẩm tại tỉnh Hà Tĩnh những năm qua.

Tình hình chung

Sản xuất thủy sản Việt Nam những năm qua tập trung phát triển theo hướng bền vững, khai thác xa bờ phù hợp với trữ lượng nguồn lợi thủy sản; thực hiện các giải pháp chống khai thác hải sản bất hợp pháp IUU. Nuôi trồng thủy sản điều chỉnh cơ cấu nuôi hợp lý, phát triển các vùng nuôi tôm, cá nước mặn lợ và nước ngọt tập trung ứng dụng công nghệ cao, công nghệ thân thiện với môi trường. 

Về nuôi trồng thủy sảnNhững năm qua, nuôi trồng thủy sản nước ta có những bước phát triển vượt bậc. Tổng sản lượng nuôi trồng thủy sản cả nước năm 2023  đạt khoảng 5.455,8 nghìn tấn, tăng trưởng khoảng 4,2% so với năm 2022. Trong đó, sản lượng cá đạt 3.631,4 nghìn tấn, tăng 3,7%; tôm đạt 1.211,6 nghìn tấn, tăng 5,8%.

Tuy nhiên, cùng với đó, nuôi trồng thủy sản cũng gặp rất nhiều khó khăn như các mầm bệnh lây lan trong vùng nuôi rất khó trị, chất lượng con giống, thức ăn và nguồn nước kém, dư lượng hóa chất, kháng sinh trong sản phẩm  cao nên đã ảnh hưởng đến chất lượng ...

Thực trạng trên đòi hỏi cần có giải  pháp để giúp người dân nuôi thủy sản hạn chế được những khó khăn và rủi ro gặp phải. Nuôi trồng thủy sản theo hướng an toàn VSTP được xem là hướng đi cần thiết nhằm hạn chế tối đa những tác động tiêu cực trên, giúp nghề nuôi trồng thuỷ sản phát triển bền vững, đồng thời nâng cao giá trị sản phẩm, tăng thu nhập cho người dân và hướng tới xuất khẩu. Theo đó, mô hình nuôi thuỷ sản theo hướng an toàn VSTP sẽ không sử dụng các loại hóa chất độc hại mà thay thế bằng  chế phẩm sinh học trong quá trình nuôi trồng để hạn chế tối đa dịch bệnh, ô nhiễm môi trường nước, giúp giảm thiểu rủi ro, góp phần ổn định đầu ra, đem lại kinh tế cao và đảm bảo an toàn, phát triển bền vững.

Thực tiễn tại Hà Tĩnh

Hà Tĩnh luôn xác định rõ sự cần thiết phải áp dụng giải pháp  an toàn VSTP trong nuôi trồng thủy sản và đã đề ra định hướng phát triển nuôi thủy sản theo hướng an toàn VSTP với mục tiêu nuôi trồng thuỷ sản đến năm 2025 là 7.472,5 ha (nuôi ngọt: 4.676,5 ha, nuôi mặn lợ: 2.796 ha);  sản lượng 17.197 tấn (nuôi ngọt đạt: 7.197 tấn và mặn lợ: 10.000 tấn).

Trong những năm qua, Trung tâm Khuyến nông Hà Tĩnh đã triển khai xây dựng mô hình nuôi cá diêu hồng bằng lồng bè trên sông và hồ chứa theo hướng VietGAP tại các huyện Vũ Quang, huyện Kỳ Anh và năm 2023 triển khai tại tại xã Kỳ Hoa, thị xã Kỳ Anh với 03 mô hình/03 hộ tham gia, quy mô 300 m3. Kết quả, sau 8 tháng triển khai thực hiện đã có 01 mô hình đạt cở sở nuôi cá đạt chứng nhận VietGAP và 02 mô hình đạt cơ sở nuôi theo hướng VetGAP. Sản phẩm bán ra thị trường được người tiêu dùng đón nhận và giá thành tăng lên từ 10 – 20% so với sản phẩm cá nuôi truyền thống.

        Ông Nguyễn Khánh Tuấn (chủ mô hình đạt tiêu chuẩn VietGAP) cho biết: Gia đình triển khai nuôi cá trong lồng bè trên đập dâng Sông Trí đã 5 năm nay, sản phẩm chủ yếu là các loài cá truyền thống, giá trị thấp, sản phẩm bán ra chủ yếu là các chợ tại địa phương và các vùng lân cận; năng suất cá nuôi lồng bè đạt 45 – 50 kg/m3  lồng, kích cở cá nuôi không đồng đều vì vậy khi cá xuất bán thường bị tư thương ép giá nên giá trị kinh tế không cao.

Từ năm 2023, được sự hỗ trợ của Trung tâm Khuyến nông Hà Tĩnh, gia đình đã mạnh dạn chuyển đổi hình thức nuôi theo truyền thống sang nuôi các loài cá có giá trị kinh tế cao như: Cá Diêu hồng, cá leo…đồng thời áp dụng quy trình nuôi cá đạt tiêu chuẩn VietGAP. Kết quả của việc áp dụng quy trình nuôi mới là sản phẩm cá khi thu hoạch bán ra thị trường đảm bảo VSATTP, cá được xuất bán với giá thành cao hơn sản phẩm cùng loại khác từ 10 – 20%; năng suất đạt 59,1 kg/m3, cao hơn năng suất bình quân 18 %, vì vậy giá trị kinh tế  tăng bình quân 22,9% so với hình thức nuôi thông thường. Bên cạnh đó, môi trường nuôi không bị ô nhiễm do quá trình nuôi chủ yếu sử dụng các loại chế phẩm sinh học, men tiêu hoá và các loại Vitamin…

    Upload

        Trao giấy chứng nhận VietGAP cho chủ hộ Phạm Khánh Tuấn

Theo Ông Nguyễn Mạnh Tấn – Phó chủ tịch xã Kỳ Hoa cho biết: Tại đập Dâng Sông Trí có 4 hộ tham gia nuôi cá lồng đã 5 năm. Tuy nhiên, người dân vẫn đang nuôi cá với hình thức tự phát, các đối tượng nuôi chủ yếu là cá truyền thống, giá trị kinh tế thấp, hình thức sản xuất vẫn mang tính chất manh mún, nhỏ lẽ, chưa mạnh dạn đầu tư về cơ sở hạ tầng và đổi mới quy trình công nghệ vì vậy năng suất, sản lượng, chất lượng chưa cao, giá bán còn bấp bênh ảnh hưởng nhiều đến thu nhập của người dân nuôi trồng thuỷ sản trên địa bàn. Với quyết tâm giúp người dân tiếp cận và ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào nuôi trồng thuỷ sản nhằm phát triển kinh tế tại địa phương, UBND xã Kỳ Hoa đã phối hợp với Trung tâm Khuyến nông tỉnh chỉ đạo triển khai xây dựng 03 mô hình nuôi các đối tượng thuỷ đặc sản nước ngọt theo hướng thâm canh, năng suất cao, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm để cung cấp sản phẩm sạch cho người tiêu dùng và nâng cao hiệu quả kinh tế cho người nuôi cá. Cụ thể, có 02 chủ hộ nuôi cá theo hướng VietGAP và 01 chủ hộ nuôi cá đạt tiêu chuẩn VietGAP, sản lượng trung bình đạt 5,91 tấn cá/100 m3 lồng nuôi, kích cở cá thương phẩm đạt 0,8 kg/con, lợi nhuận trung bình 102 triệu đồng/100 m3 . Bên cạnh đó, môi trường nước tại đập Dâng Sông Trí cũng được cải thiện nhiều theo hướng tích cực. Vì vậy, UBND xã đã có kế hoạch hỗ trợ để nhân rộng mô hình nuôi thuỷ sản theo hướng ATVSTP trên địa bàn trong những năm tiếp theo.

Upload

                 Mô hình nuôi cá lồng tại đập Dâng Sông Trí, xã Kỳ Hoa 

        Mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng đạt tiêu chuẩn VietGAP do Trung tâm Khuyến nông Quốc gia  triển khai tại HTX Nuôi trồng thuỷ sản Cẩm Dương xã Cẩm Dương, huyện Cẩm xuyên có quy mô diện tích 5 ha, với năng suất đạt 28 tấn/ha/vụ, kích cở thu hoạch 45 con/kg, lợi nhuận đạt được 550 triệu đồng/ha/vụ. Đây cũng là một trong số  ít mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng trên địa bàn Hà Tĩnh đã được chứng nhận cơ sở nuôi đạt tiêu chuẩn VietGAP. Theo Ông Nguyễn Văn Đồng, Giám đốc HTX nuôi trồng thuỷ sản Cẩm Dương cho biết: Trong những năm qua, việc nuôi trồng thuỷ sản nước mặn lợ ở đây gặp rất nhiều khó khăn. Việc nuôi các đối tượng  như tôm, cá, cua… thường xuyên thất bại làm ảnh hưởng đến kinh tế cũng như tinh thần của các chủ hộ nuôi. Nguyên nhân chủ yếu là do biến đổi khí hậu, nguồn giống không đảm bảo và đặc biệt là việc lạm dụng các loại hoá chất, chất khử trùng và thuốc kháng sinh trong nuôi trồng thủy sản đã làm cho môi trường nuôi ngày càng xấu, dẫn đến dịch bệnh trên tôm cá xuất hiện nhiều và chưa có biện pháp phòng trị hiệu quả.

    Từ khi áp dụng Mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng đạt tiêu chuẩn VietGAP HTX đã giảm được 10-15% chi phí đầu vào, việc sử dụng các loại chế phẩm sinh học không làm ảnh hưởng đến sức khoẻ của người lao động, không làm giảm chất lượng ao nuôi, sản phẩm tôm khi bán ra thị trường được người tiêu dùng ưa chuộng và đặc biệt giá thành cao hơn tôm nuôi thông thường từ 5-10 %.

Như vậy, từ thực tiễn sản xuất,  nuôi trồng thủy sản tại Hà Tĩnh đã góp phần khẳng định rằng: để tăng giá trị và hiệu quả kinh tế trên đơn vị diện tích nuôi, tạo được sản phẩm thủy sản sạch, an toàn cho người tiêu dùng thì vấn đề  hình thành các vùng  nuôi tập trung thâm canh theo hướng vệ sinh an toàn thực phẩm chính là giải pháp và cũng là hướng phát triển trong tương lai./.

Trương Huy Dũng

                                                         

Nguồn:
Từ khóa:

Thủy sản khác:

17/11/2024 - Nuôi cá chim vây vàng đạt tiêu chuẩn VietGAP - Mô hình đạt hiệu quả kinh tế cao tại xã Hộ Độ
17/9/2024 - Hiệu quả kinh tế từ mô hình nuôi xen ghép thủy sản
16/7/2024 - Nuôi thủy sản theo hướng an toàn vệ sinh thực phẩm (VSTP): Nhìn từ thực tiễn Hà Tĩnh những năm qua
30/11/2023 - Trao chứng nhận VietGAP cho cơ sở nuôi tôm tại Hà Tĩnh
22/11/2023 - Hội thảo mô hình nuôi cá Diêu hồng theo hướng VietGAP
8/10/2023 - Hiệu quả mô hình nuôi cua biển 2 giai đoạn thích ứng biến đổi khí hậu
8/10/2023 - Mô hình nuôi cá chim vây vàng đạt chứng nhận VietGAP đầu tiên tại Hà Tĩnh
14/7/2023 - Hội thảo nuôi tôm thẻ chân trắng đạt chứng nhận VietGAP ở Bắc Trung Bộ
31/10/2022 - Hiệu quả mô hình nuôi cua thâm canh
13/10/2022 - Nghiệm thu mô hình nuôi cua thâm canh
28/9/2020 - Sử dụng thức ăn công nghiệp trong nuôi cua
 
  VIDEO CLIPS  
Video
Thu gom vỏ chai bao thuốc BVTV - Nổ lực từ các địa phương
Kỹ thuật chăm sóc bưởi giai đoạn quả non
Kỹ thuật úm gà
Chăm sóc hươu vào mùa khai thác nhung
Phát triển kinh tế từ nuôi ốc bươu đen
PS Nông nghiệp tuần hoàn chi phí thấp, lợi nhuận cao
PS Đẩy mạnh sản xuất hữu cơ trên cây ăn quả có múi
Nông nghiệp tuần hoàn xu thế tất yếu
Tình hình phát triển cây ăn quả có múi tại Hà Tĩnh
Phòng trừ sâu bệnh trước khi lúa trổ bông
 
  VĂN BẢN MỚI  
Về việc đẩy mạnh công tác Khuyến nông

Thông báo Danh sách thí sinh trúng tuyển vào làm việc tại Trung tâm Khuyến nông tại kỳ tuyển dụng năm 2022

Thông báo chương trình thực tập sinh tại Hàn Quốc

Chương trình khuyến nông tỉnh Hà Tĩnh giai đoạn 2023-2025

Chương trình Khuyến nông tỉnh Hà Tĩnh, giai đoạn 2023 - 2025

NGHỊ QUYẾT HỘI NGHỊ LẦN THỨ NĂM BAN CHẤP HÀNH TRUNG ƯƠNG ĐẢNG KHOÁ XIII về nông nghiệp, nông dân, nông thôn đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045

Phòng trừ sâu bệnh hại lúa từ nay đến cuối vụ xuân năm 2022

Quy định chính sách khuyến khích phát triển nông nghiệp, nông thôn gắn với tỉnh đạt chuẩn nông thôn mới trên địa bàn Hà Tĩnh.

NGHỊ QUYẾT CỦA BAN CHẤP HÀNH ĐẢNG BỘ TỈNH Về tập trung lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Đề án “Thí điểm xây dựng tỉnh Hà Tĩnh đạt chuẩn nông thôn mới, giai đoạn 2021 - 2025”

KẾ HOẠCH: Khuyến nông năm 2021

 
THƯ VIỆN ẢNH
THỐNG KÊ TRUY CẬP
Đang truy cập 5
Máy chủ tìm kiếm 10
Khách viếng thăm 7
Hôm nay: 623
Tất cả: 1,170,962
  FANPAGE FACEBOOK  
 
  Trang chủ I  Giới thiệu   I  Tin tức   I  Hoạt động khuyến nông   I  Hoạt động ngành NN   I  Cẩm nang kỹ thuật   I  Gương điển hình   I  Chuyên đề NN-NT   I  Dự Án    

Trung tâm Khuyến nông Hà Tĩnh
Địa chỉ: Số 150 đường Trần Phú, TP Hà Tĩnh, tỉnh Hà Tĩnh
Điện thoại: 0393 856739/ Fax: 0393 856737 - Hotline: 0914.886.618
Email: [email protected] - Website: http://khuyennonghatinh.com