>> GƯƠNG ĐIỂN HÌNH |

Cựu chiến binh phát triển kinh tế từ nghề trồng nấm
Tin đăng ngày: 1/8/2024 - Xem: 1454

Khai thác nguồn nguyên liệu sẵn có tại địa phương, Cựu chiến binh Phan Huy Tuận ở thôn Hòa Bình, xã Kỳ Phong (huyện Kỳ Anh, Hà Tĩnh) đã phát triển nghề trồng nấm không chỉ đem lại hiệu quả kinh tế cao cho gia đình mà còn tạo việc làm cho nhiều lao động địa phương.

Cựu chiến binh Phan Huy Tuận (sinh năm 1960),  là bộ đội xuất ngũ năm 1983. Từng là người lính cụ hồ bao tháng năm ở chiến trường nếm mật nằm gai, đã bao nhiêu lần đối diện với khó khăn thử thách. Chính ý chí đó mà sau khi trở về quê hương, ông đã không ngại khó, ngại khổ tìm hướng phát triển kinh tế và đi lên bằng chính đôi chân của mình.

Chia sẻ cơ duyên đến với nghề trồng nấm, CCB Phan Huy Tuận cho biết:“ Sau khi xuất ngũ, trở về quê hương, cuộc sống với nhiều khó khăn, vất vả nên tôi đã làm đủ nghề để kiếm sống và lo cho gia đình, từ chăn nuôi gà, vịt, chăn nuôi lợn, đi phụ hồ, làm thợ xây,…nhưng chăn nuôi với quy mô nông hộ làm ảnh hưởng đến môi trường xung quanh, dịch bệnh khó kiểm soát; làm thợ xây thì sức khỏe không cho phép nên tôi đã tìm hiểu các  mô hình phát triển kinh tế khác từ sách báo, ti vi,… và khá tâm đắc về mô hình trồng nấm ăn. Cuối năm 2016, tôi đã ra tại Trung tâm nghiên cứu phát triển nấm và Tài nguyên sinh vật (Sở Khoa học và Công nghệ Hà Tĩnh) mua 10 bịch phôi nấm sò về treo, quá trình chăm sóc, nấm phát triển tốt, cho thu hoạch đều, tôi bắt đầu tìm hiểu để nhân rộng.”.

Upload

 CCB Phan Huy Tuận đã đầu tư nhà kín trồng nấm cho hiệu quả kinh tế cao

Theo ông Tuận, nấm sò còn gọi là nấm bào ngư là sản phẩm sạch, có giá trị kinh tế cao, giàu dinh dưỡng, ít tốn đất sản xuất. Những năm đầu, gia đình ông làm ra 30-50kg nấm/ngày bán gối đầu các chợ Kỳ Phong, Kỳ Tiến. Nhận thấy sản phẩm nấm sò được nhiều người ưa chuộng, thị trường tiêu thụ thuận lợi, ông Tuận đã quyết tâm mở rộng quy mô sản xuất.

 “Thời điểm đó, mong muốn mở rộng quy mô, xây dựng nhà xưởng để phát triển trồng nấm nhưng khó khăn nhất vẫn là nguồn vốn. Tuy nhiên, với quyết tâm của bản thân và ủng hộ từ bạn bè, người thân,  nhất là từ chính quyền địa phương trong hỗ trợ vay vốn và tạo điều kiện đi tham các mô hình trồng nấm ở ngoài miền Bắc nên mọi khó khăn rồi cũng vượt qua.”. Ông Tuận nhớ lại.

Đến nay, CCB Phan Huy Tuận đang sở hữu trang trại trồng nấm với diện tích 850m2, trong đó một nhà xưởng 620 m2 trồng nấm ăn và một nhà xưởng 230m2 sản xuất bịch phôi giống với tổng chi phí đầu tư trên 1 tỷ đồng.

Ông Tuận cho biết: Việc đầu tư nhà kín trồng nấm tuy chi phí khá cao nhưng bù lại được lâu dài vì chắc chắn, không lo mưa tạt gió lùa làm hư hỏng hay ướt rơm rạ vào mùa đông. Còn vào mùa hè nhiệt độ có tăng nhưng có thể điều chỉnh được thông qua hệ thống trần thêm xốp cách nhiệt và có hệ thống tưới nước nền sàn. Vì thế, có thể sản xuất nấm được quanh năm và cho hiệu quả cao.

Cũng theo CCB Phan Huy Tuận, mô hình trồng nấm có lợi thế tận dụng được nguồn nguyên liệu sản xuất bịch phôi nấm có sẵn tại địa phương như mùn cưa, rơm rạ sau thu hoạch nên giảm thiểu được rất nhiều chi phí. Tuy nhiên, việc trồng nấm cũng gặp không ít khó khăn do thời tiết, dịch bệnh, nhất là việc ruồi, muỗi ký sinh đẻ trứng phá hoại phôi.

Upload

Ông Phan Huy Tuận luôn sẵn sàng chia sẻ kinh nghiệm với mọi người để cùng phát triển kinh tế, vươn lên thoát nghèo

 

Đặc biệt, nấm là loại cây trồng rất nhạy cảm với các yếu tố môi trường như nhiệt độ, độ ẩm, ánh sáng, sâu bệnh, vì vậy người sản xuất cần thực hiện đúng quy trình kỹ thuật để nấm có thể sinh trưởng và phát triển tốt. Đối với mỗi loại nấm sẽ có kỹ thuật trồng và chăm sóc khác nhau, nhưng để có được sản lượng nấm đạt chất lượng cao phải làm chặt khâu chọn giống, sau đó mới ủ nguồn nguyên liệu, lúc này phải chọn nguyên liệu kĩ càng, sạch sẽ thì chất lượng nấm mới đạt, năng suất sẽ cao hơn rất nhiều.

Đối với cây nấm sò, các nguyên liệu phải được xay nhỏ, trộn đều sau đó đóng trong bịch nilon, đưa đi hấp vô trùng rồi mới cấy giống. Sau đó, ươm bịch từ 20-30 ngày cho đến khi sợi nấm ăn kín trắng toàn bộ bịch thì tiến hành dùng dao nhọn rạch từ 6 - 9 vết rạch xung quanh bịch nấm, kích thước vết rạch phải rộng từ 2-3 cm, sâu từ 4-5 cm.

Sau khi rạch 7 - 10 ngày, nấm bắt đầu phát triển từ các vết rạch,khi nấm có đường kính mũ đạt từ 3 - 4 cm thì tiến hành thu hoạch. Việc hái nấm và vệ sinh nấm cũng rất quan trọng để không ảnh hưởng đến sản lượng và chất lượng nấm.

Nhờ kiên trì, chịu khó trong công việc, đến nay trại nấm của CCB Phan Huy Tuận ngày càng phát triển. Với 2 nhà xưởng, mỗi năm, ông Tuận treo 1,7 vạn bịch meo, cung cấp ra thị trường gần 10 tấn nấm sò, và sản xuất 2 vạn phôi để cung cấp nguồn giống cho người dân có nhu cầu. Theo tính toán của CCB Phan Huy Tuận, với giá bán hiện nay 40.000 - 45.000 đồng/kg nấm sò và 7000-8000 đồng/bịch phôi nấm, mỗi năm gia đình có thu nhập trên 200 triệu đồng. Điều đáng nói, sản phẩm nấm sò, của ông Tuận luôn đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, được người dùng ưa chuộng và được khách hàng tin dùng. Hiện cơ sở trồng nấm của ông cũng tạo việc làm cho 5 lao động địa phương với mức lương khoảng 4,5 triệu/người/tháng và nhiều lao động thời vụ.

 Upload

Nấm Linh chi được CCB Phan Huy Tuận trồng thử nghiệm

 

Bên cạnh sản phẩm nấm sò, hiện này, ông Tuận đang đầu tư trồng thêm nấm rơm và các loại nấm dược liệu có giá trị kinh tế cao như nấm Linh chi, nấm Lim xanh. Cùng với đó, ông luôn sẵn sàng chia sẻ những kinh nghiệm cho người dân có nhu cầu để cùng phát triển kinh tế, vươn lên thoát nghèo.

Với nghị lực của người lính cách mạng, CCB Phan Huy Tuận đã trở thành tấm gương tiêu biểu trong phát triển kinh tế tại địa phương. Không chỉ làm nấm giỏi, ở tuổi ngoài 60, nhưng CCB Phan Huy Tuận hiện nay vẫn được tín nhiệm bầu làm Bí thư kiêm thôn trưởng thôn Hòa Bình, xã Kỳ Phong.m Ông luôn tiên phong đi đầu trong mọi hoạt động, được nhân dân tin yêu, kính trọng./.  

Nguyễn Hoàn

Nguồn:
Từ khóa:

khác:

15/10/2024 - Thạch Hà đẩy mạnh sản xuất cây trồng vụ đông
15/10/2024 - Chủ động, đảm bảo nguồn cung ứng giống phục vụ sản xuất rau vụ Đông
15/10/2024 - Nuôi bò vỗ béo nhốt chuồng cho thu nhập cao
14/10/2024 - Phát triển kinh tế gắn với xây dựng nông thôn mới trên miền biên giới Vũ Quang
14/10/2024 - Triển vọng mô hình nuôi chim trĩ
9/10/2024 - Chăn nuôi tuần hoàn giúp nâng cao giá trị kinh tế
9/10/2024 - Nghề chổi đót giúp người dân vươn lên làm giàu
9/10/2024 - Phát triển làng nghề bánh gai Đức Thọ
9/10/2024 - Phát triển kinh tế hộ gia đình từ đầu tư nuôi Chồn và Dúi
8/10/2024 - Thành công bước đầu mô hình nuôi ngan RT sinh sản tại Hà Tĩnh
8/10/2024 - Chàng thanh niên đưa bánh đa vừng xuất ngoại
8/10/2024 - Giá lợn hơi tăng cao, người chăn nuôi phấn khởi tái đàn
4/10/2024 - Tăng cường thực hiện các biện phòng ngừa dịch bệnh cho các đối tượng thủy sản nuôi sau mưa lớn và trong thời gian chuyển mùa
4/10/2024 - Triển vọng mô hình trồng nho hạ đen
4/10/2024 - Ứng dụng công nghệ làm mát trong sản xuất nấm
 
  VIDEO CLIPS  
Video
Thu gom vỏ chai bao thuốc BVTV - Nổ lực từ các địa phương
Kỹ thuật chăm sóc bưởi giai đoạn quả non
Kỹ thuật úm gà
Chăm sóc hươu vào mùa khai thác nhung
Phát triển kinh tế từ nuôi ốc bươu đen
PS Nông nghiệp tuần hoàn chi phí thấp, lợi nhuận cao
PS Đẩy mạnh sản xuất hữu cơ trên cây ăn quả có múi
Nông nghiệp tuần hoàn xu thế tất yếu
Tình hình phát triển cây ăn quả có múi tại Hà Tĩnh
Phòng trừ sâu bệnh trước khi lúa trổ bông
 
  VĂN BẢN MỚI  
Về việc đẩy mạnh công tác Khuyến nông

Thông báo Danh sách thí sinh trúng tuyển vào làm việc tại Trung tâm Khuyến nông tại kỳ tuyển dụng năm 2022

Thông báo chương trình thực tập sinh tại Hàn Quốc

Chương trình khuyến nông tỉnh Hà Tĩnh giai đoạn 2023-2025

Chương trình Khuyến nông tỉnh Hà Tĩnh, giai đoạn 2023 - 2025

NGHỊ QUYẾT HỘI NGHỊ LẦN THỨ NĂM BAN CHẤP HÀNH TRUNG ƯƠNG ĐẢNG KHOÁ XIII về nông nghiệp, nông dân, nông thôn đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045

Phòng trừ sâu bệnh hại lúa từ nay đến cuối vụ xuân năm 2022

Quy định chính sách khuyến khích phát triển nông nghiệp, nông thôn gắn với tỉnh đạt chuẩn nông thôn mới trên địa bàn Hà Tĩnh.

NGHỊ QUYẾT CỦA BAN CHẤP HÀNH ĐẢNG BỘ TỈNH Về tập trung lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Đề án “Thí điểm xây dựng tỉnh Hà Tĩnh đạt chuẩn nông thôn mới, giai đoạn 2021 - 2025”

KẾ HOẠCH: Khuyến nông năm 2021

 
THƯ VIỆN ẢNH
THỐNG KÊ TRUY CẬP
Đang truy cập 5
Máy chủ tìm kiếm 10
Khách viếng thăm 7
Hôm nay: 438
Tất cả: 1,127,149
  FANPAGE FACEBOOK  
 
  Trang chủ I  Giới thiệu   I  Tin tức   I  Hoạt động khuyến nông   I  Hoạt động ngành NN   I  Cẩm nang kỹ thuật   I  Gương điển hình   I  Chuyên đề NN-NT   I  Dự Án    

Trung tâm Khuyến nông Hà Tĩnh
Địa chỉ: Số 150 đường Trần Phú, TP Hà Tĩnh, tỉnh Hà Tĩnh
Điện thoại: 0393 856739/ Fax: 0393 856737 - Hotline: 0914.886.618
Email: [email protected] - Website: http://khuyennonghatinh.com