>> CẨM NANG KỸ THUẬT | THỦY SẢN

Kỹ thuật nuôi cá chim vây vàng thương phẩm trong ao
Tin đăng ngày: 15/10/2024 - Xem: 2391

Cá chim vây vàng (Trachinotus blochii) thuộc loài cá rộng muối, có thể sinh sống ở độ mặn từ 3-33‰. Dưới 20‰ cá sinh trưởng, phát triển nhanh, trong điều kiện độ mặn cao, tốc độ sinh trưởng của cá chậm. Ở Việt Nam cá chim vây vàng đã được sản xuất giống nhân tạo thành công nên hoàn toàn chủ động được nguồn giống để đưa vào nuôi thương phẩm. Cùng với việc chủ động được nguồn giống, sử dụng tốt thức ăn công nghiệp dạng viên và có giá bán thương phẩm tương đối cao thì đây là loài nuôi đầy triển vọng, có thể phát triển nuôi thương phẩm ở quy mô công nghiệp.

 

Upload

Cá chim vây vàng thương phẩm

 

Tại Hà Tĩnh, các Huyện, Thị xã, Thành phố có diện tích nuôi thủy sản mặn lợ đều đã có các hộ nuôi thương phẩm cá chim vây vàng trong ao. Bài viết “Kỹ thuật nuôi cá chim vây vàng thương phẩm trong ao” giới thiệu đến bà con để áp dụng vào nuôi đạt hiệu quả cao.

1. Chọn địa điểm nuôi:

- Địa điểm nuôi có hệ thống giao thông, điện thuận lợi; hệ thống cấp thoát nước riêng biệt.

- Nơi có địa hình thuận tiện, biên độ giao động của thuỷ triều từ 2 - 3 m

- Chất đất: sét, sét pha cát (giữ được nước ao)

- Có nguồn nước và chất lượng nước cung cấp cho ao tốt quanh năm. Xa vùng dân cư, đô thị, khu công nghiệp, bệnh viện …

- Yêu cầu chỉ số kỹ thuật một số yếu tố môi trường phù hợp nhất trong ao nuôi:

STT

Các yếu tố

Chỉ số

1

Nhiệt độ (oC)

26 - 32

2

Độ mặn (‰)

10-20

3

Ôxy hoà tan (mg/l)

5-7

4

NH3 (mg/l)

 < 0.9 

5

pH nước

7.5-8.5

2. Thiết kế và xây dựng ao nuôi:

- Ao nuôi có dạng hình chữ nhật, diện tích phù hợp 2.000 - 5.000 m2

- Độ sâu của ao từ 1,2 – 1,5 m.

- Ao có hệ thống cấp và thoát nước riêng biệt.

- Đáy ao bằng phẳng hơi nghiêng về phía cống.

3. Cải tạo ao và gây màu nước

* Đối với ao nuôi cũ:

- Tháo cạn nước ao, cày xới lớp đất mặt đáy ao.

- Bón vôi bột với lượng 1.000 kg/ha (ao chua phèn có độ pH dưới 5 thì có thể sử dụng lượng vôi để bón từ 2.000 - 3.000 kg/ha)

- Phơi đáy ao từ 1 - 2 tuần.

* Đối với ao nuôi mới:

- Ao sau khi mới xây xong cần thau rữa phèn 2 - 3 lần sau đó tiến hành kiểm tra độ pH của đất để xác định đúng lượng vôi bón để cải tạo đáy ao, với lượng 1.000 - 3.000kg/ ha ao (tuỳ thuộc vào độ pH).

* Gây màu nước:

- Cấp nước vào ao phải được lọc qua lưới lọc có cỡ mắt lưới 40 mắt/cm2 để ngăn sinh vật tạp và các loài cá dữ vào ao.

- Khi mực nước trong ao đạt 1 - 1,2 m thì tiến hành gây màu nước bằng phân hữu cơ ủ hoai với liều dùng 10 – 20 kg/100m2, hoặc sử dụng chế phẩm sinh học EM theo công thức.

- Sau 5 - 7 ngày màu nước trong ao có màu xanh vỏ đậu thì tiến hành thả giống.

4. Chọn và thả giống:

- Mùa vụ thả vào tháng 3 - 4 hàng năm

- Chọn giống: Kích cỡ đồng đều 6 - 8 cm, khoẻ mạnh, không dị hình dị tật, không có dấu hiệu bệnh lý, bơi lội nhanh nhẹn, bơi theo đàn trong nước.

- Mật độ thả: 1 - 3 con/m2 (tùy vào điều kiện cụ thể của từng ao nuôi, thị trường tiêu thụ, khả năng đầu tư, trình độ kỹ thuật của chủ hộ để quyết định thả mật độ phù hợp.

* Lưu ý:

- Cần kiểm tra bệnh VNN (bệnh hoại tử thần kinh) trước khi thả giống.

- Tắm cho cá bằng nước ngọt hoặc fomaline với nồng độ 20 ppm từ 10 - 15 phút. Trong quá trình tắm phải cung cấp sục khí cho cá để không bị thiếu oxy.

- Trước khi thả cá cần phải thuần hóa độ mặn từ trại ương dưỡng giống với ao nuôi thương phẩm cũng như độ mặn nước trong túi vận chuyển cá và ao nuôi không để chênh lệch nhau quá 5‰.

- Thời gian thả: Thả vào buổi sáng sớm hoặc chiều mát.

- Kỹ thuật thả giống: Thả vào đầu hướng gió, trước khi thả đưa túi cá giống xuống ao trong vòng 5 - 10 phút để nhiệt độ trong túi và ngoài môi trường ao nuôi cân bằng tránh gây sốc cho cá. Tiếp theo đó, bà con mở túi cho 1 ít nước từ ao vào túi và tiến hành thả cho cá giống ra từ từ.

5. Chăm sóc và quản lý.

Sử dụng thức ăn công nghiệp dạng viên nổi (dùng cho cá nuôi mặn, lợ) có hàm lượng Protein đảm bảo trên 30%.

Cách cho ăn: Cho thức ăn vào khung nhựa hoặc tre để giữ thức ăn cho cá. Cho ăn ngày 2 lần vào buổi sáng (8h) và buổi chiều mát (17 - 18h). Những ngày trời lạnh (nhiệt độ nước dưới 170C) hoặc trời nóng (nhiệt độ nước trên 360C) không cho cá ăn. Khi cho cá ăn cần quan sát kỹ khả năng ăn của cá để cho ăn phù hợp.

Tuỳ theo cỡ cá để điều chỉnh thức ăn cho phù hợp nhất theo bảng sau: 

STT

Cỡ thức ăn

Cỡ cá

(g/con)

% thức ăn theo trọng lượng thân

1

Ф = 2 mm

20 - 80

3 - 4

2

Ф = 3 mm

90 - 250

2 - 3

3

Ф = 5 mm

> 250

1.5 - 2

Thay nước: Theo dõi chất lượng nước thuỷ triều và chất lượng nước trong ao để tiến hành thay nước. Hàng tháng thay 20 - 30 % lượng nước ao nuôi. Đảm bảo mực nước ao luôn ở mức >1,2m.

Cung cấp quạt nước: Từ tháng thứ 2 cần cung cấp thêm quạt nước để tăng oxy cho cá. Với công suất quạt nước 1,7 kW cần lắp một bộ dàn (gồm 4 cánh/1000 m2. Bắt đầu quạt từ 24h – 5h hàng ngày.

Bón vi sinh: Hàng tháng bón vi sinh cho ao 1 lần để hạn chế sự ô nhiễm môi trường ao nuôi.

Kiểm tra sinh trưởng và bệnh: Hàng tháng cần kiểm tra tốc độ sinh trưởng và bệnh cho cá để có biện pháp xử lý kịp thời và điều chỉnh lượng thức ăn cho phù hợp. Cần lập sổ theo dõi về tốc độ sinh trưởng, chế độ cho ăn, quá trình xử lý về môi trường và bệnh tật của cá.

6. Phòng và trị bệnh thường gặp.

Trong kỹ thuật nuôi cá chim vây vàng cần phải chú ý tới một số bệnh do vi khuẩn, ký sinh trùng.... Cá thường có hiện tượng cá bỏ ăn, bụng trướng to, thức ăn trong ống tiêu hóa không tiêu, cá hoạt động kém, bơi chậm chạp, màu sắc của cá từ màu sáng nâu chuyển sang màu xám đen, cá chết rải rác.

Biện pháp phòng trị tốt nhất là cải thiện điều kiện môi trường nuôi luôn phải sạch, không ô nhiễm. Trong quá trình cho cá ăn, nên bổ sung thêm Vitamin C để tăng sức đề kháng cho cá. Khi phát hiện thấy cá bị bệnh, tiến hành thay nước liên tục trong 3 ngày và trộn thuốc kháng sinh vào thức ăn cho cá với liều lượng  3 - 5g/1kg thức ăn/ngày. Cho ăn 5 ngày liên tục, mỗi ngày cho ăn một lần vào buổi sáng. Sau khi cho cá ăn thuốc được 5 ngày không còn hiện tượng cá chết rải rác thì ngừng ngay sử dụng thuốc.

7. Thu hoạch.

Sau 6 - 8 tháng nuôi có thể thu hoạch cá với cỡ thương phẩm từ 650-700 g/con.

 

Upload

Thu hoạch cá chim vây vàng

 

Cá chim vây vàng là loài dễ thu hoạch. Trước khi thu hoạch 1 ngày không cho cá ăn. Có thể dùng lưới kéo được trên 95% tổng số cá trong ao. Sau đó tháo cạn ao và thu nốt số còn lại.

Lưu ý: Đây là loài vận động mạnh, ngưỡng ôxy cao do đó không nên thu hoạch cá khi mặt trời chưa lên (trước 8 h) hoặc trời âm u hoặc lúc nắng to.

Có thể vận chuyển cá chim vây vàng sống đến nơi bán. Vận chuyển cá bằng thùng composit, thùng nhựa có thể tích nước trên 1 m3 có sục khí với mật độ cá vận chuyển 50 kg/m3 có thể vận chuyển trong thời gian từ 7 - 8 giờ. 

 

                                                              Hoàng Thanh

Nguồn:
Từ khóa:

Thủy sản khác:

2/1/2025 - Kỹ thuật nuôi dưỡng các loài cá nước ngọt qua đông hiệu quả
2/1/2025 - Các biện pháp phòng và trị một số bệnh cho cá nuôi  nước ngọt trong mùa đông
25/12/2024 - Kỹ thuật nuôi lươn thương phẩm không bùn đảm bảo an toàn thực phẩm
25/12/2024 - Quy trình kỹ thuật nuôi cá điêu hồng thương phẩm trong lồng bè trên sông và hồ chứa
25/12/2024 - Kỹ thuật nuôi cua biển trong hộp nhựa áp dụng hệ thống lọc nước tuần hoàn
25/12/2024 - Cá mú Trân Châu, đối tượng mới cho người nuôi thủy sản mặn lợ
24/12/2024 - Kỹ thuật nuôi dưỡng các loài cá nước ngọt qua đông hiệu quả
24/12/2024 - Một số giải pháp xử lý ao thả nuôi tôm thẻ chân trắng vụ Đông
15/10/2024 - Kỹ thuật nuôi cá chim vây vàng thương phẩm trong ao
17/9/2024 - Các giải pháp bảo vệ, nâng cao hiệu quả nuôi tôm mùa mưa bão
16/9/2024 - Tác nhân gây bệnh vi bào tử trùng (EHP) trên tôm và giải pháp phòng trị
19/8/2024 - Một số bệnh thường gặp khi nuôi cá nước ngọt trong mùa đông, người nuôi thuỷ sản cần lưu ý phòng và trị bệnh
15/8/2024 - Tăng cường thực hiện các biện pháp bảo vệ các đối tượng thủy sản nuôi trong mùa mưa lũ
26/7/2021 - Tăng cường thực hiện các biện pháp phòng ngừa bệnh hoại tử gan tụy cấp trên tôm nuôi
16/7/2021 - Nguyên nhân, tác hại và biện pháp xử lý phèn trong ao nuôi tôm
 
  VIDEO CLIPS  
Video
Thu gom vỏ chai bao thuốc BVTV - Nổ lực từ các địa phương
Kỹ thuật chăm sóc bưởi giai đoạn quả non
Kỹ thuật úm gà
Chăm sóc hươu vào mùa khai thác nhung
Phát triển kinh tế từ nuôi ốc bươu đen
PS Nông nghiệp tuần hoàn chi phí thấp, lợi nhuận cao
PS Đẩy mạnh sản xuất hữu cơ trên cây ăn quả có múi
Nông nghiệp tuần hoàn xu thế tất yếu
Tình hình phát triển cây ăn quả có múi tại Hà Tĩnh
Phòng trừ sâu bệnh trước khi lúa trổ bông
 
  VĂN BẢN MỚI  
Về việc đẩy mạnh công tác Khuyến nông

Thông báo Danh sách thí sinh trúng tuyển vào làm việc tại Trung tâm Khuyến nông tại kỳ tuyển dụng năm 2022

Thông báo chương trình thực tập sinh tại Hàn Quốc

Chương trình khuyến nông tỉnh Hà Tĩnh giai đoạn 2023-2025

Chương trình Khuyến nông tỉnh Hà Tĩnh, giai đoạn 2023 - 2025

NGHỊ QUYẾT HỘI NGHỊ LẦN THỨ NĂM BAN CHẤP HÀNH TRUNG ƯƠNG ĐẢNG KHOÁ XIII về nông nghiệp, nông dân, nông thôn đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045

Phòng trừ sâu bệnh hại lúa từ nay đến cuối vụ xuân năm 2022

Quy định chính sách khuyến khích phát triển nông nghiệp, nông thôn gắn với tỉnh đạt chuẩn nông thôn mới trên địa bàn Hà Tĩnh.

NGHỊ QUYẾT CỦA BAN CHẤP HÀNH ĐẢNG BỘ TỈNH Về tập trung lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Đề án “Thí điểm xây dựng tỉnh Hà Tĩnh đạt chuẩn nông thôn mới, giai đoạn 2021 - 2025”

KẾ HOẠCH: Khuyến nông năm 2021

 
THƯ VIỆN ẢNH
THỐNG KÊ TRUY CẬP
Đang truy cập 5
Máy chủ tìm kiếm 10
Khách viếng thăm 7
Hôm nay: 1,559
Tất cả: 1,343,478
  FANPAGE FACEBOOK  
 
  Trang chủ I  Giới thiệu   I  Tin tức   I  Hoạt động khuyến nông   I  Hoạt động ngành NN   I  Cẩm nang kỹ thuật   I  Gương điển hình   I  Chuyên đề NN-NT   I  Dự Án    

Trung tâm Khuyến nông Hà Tĩnh
Địa chỉ: Số 150 đường Trần Phú, TP Hà Tĩnh, tỉnh Hà Tĩnh
Điện thoại: 0393 856739/ Fax: 0393 856737 - Hotline: 0914.886.618
Email: [email protected] - Website: http://khuyennonghatinh.com