>> CẨM NANG KỸ THUẬT | THỦY SẢN

Một số giải pháp xử lý ao thả nuôi tôm thẻ chân trắng vụ Đông
Tin đăng ngày: 24/12/2024 - Xem: 1379

Nuôi thuỷ sản vụ Đông tại Hà Tĩnh những năm gần đây phát triển mạnh cả về quy mô và hình thức thả nuôi, đã từng bước mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người dân, trong đó tập trung chủ yếu là đối tượng tôm thẻ chân trắng với hình thức nuôi công nghiệp và thâm canh. Việc xử lý ao nuôi tôm vụ Đông cần tuân thủ nghiêm quy trình kỹ thuật, đồng thời  đảm bảo môi trường ao nuôi, nhằm nâng cao năng suất, sản lượng trong điều kiện thời tiết lạnh của mùa đông, người nuôi tôm cần ghi nhớ một số lưu ý trong việc xử lý ao thả nuôi vụ Đông như sau:

Công tác chuẩn bị ao nuôi đúng quy trình kỹ thuật:

Chuẩn bị ao nuôi đúng quy trình kỷ thuật là bước quan trọng đầu tiên để đảm bảo môi trường nuôi tôm sạch và ổn định. Việc vệ sinh ao nuôi cần được thực hiện cẩn thận bằng cách loại bỏ hoàn toàn bùn đáy, tạp chất hữu cơ và các mầm bệnh còn tồn tại trong ao. Tiếp theo, cần tiến hành diệt khuẩn bằng các chất an toàn như Chlorine hoặc BKC… để tiêu diệt mầm bệnh gây hại cho tôm nuôi.

Sau khi vệ sinh và khử trùng, cải tạo nền đáy ao, bà con cần kiểm tra và điều chỉnh độ pH của nền đáy ao để duy trì trong khoảng 7.5 - 8.5 (Nếu độ pH quá thấp thì dùng vôi để nâng lên…), đảm bảo điều kiện lý tưởng cho sự phát triển của tôm. Quá trình cải tạo đúng quy trình giúp tạo nên môi trường nuôi sạch, ổn định, góp phần hạn chế rủi ro trong suốt vụ nuôi.

Quản lý chất lượng nước ao nuôi:

Khi chuẩn bị nguồn nước cho ao nuôi tôm, cần sử dụng nước sạch, không nhiễm phèn, hoặc ô nhiễm, độ mặn phù hợp. Quá trình lọc nước rất quan trọng, cần phải lọc kỹ qua lưới lọc để loại bỏ các tạp chất và vi sinh vật gây bệnh có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của tôm. Điều này giúp tạo ra một môi trường nước an toàn và thuận lợi cho sự phát triển của tôm giống (nuôi).

Để duy trì môi trường nước ổn định, cần kiểm tra thường xuyên các thông số cơ bản như pH: 7.5 - 8.5; độ kiềm: 120 - 150 mg/l; nhiệt độ: không thấp hơn 15°C, và độ mặn: 15 - 25‰. Ngoài ra, bổ sung vi sinh bằng các chế phẩm sinh học sẽ giúp phân giải chất hữu cơ, giảm độc tố trong nước và hạn chế sự tích tụ của khí độc như NH3, NO2, tạo điều kiện tốt nhất cho sự phát triển và sức khỏe của tôm.

Upload

Người nuôi tôm lưu ý các biện pháp xử lý ao nuôi trong vụ đông đảm bảo tôm phát triển tốt

Đối phó với thời tiết lạnh:

Việc xử lý ao nuôi tôm vụ Đông cần chú trọng đối phó với thời tiết lạnh, đặc biệt là trong những ngày nhiệt độ giảm mạnh. Một trong những biện pháp quan trọng là tăng nhiệt độ nước bằng cách sử dụng bạt che để giữ ấm cho ao nuôi, luôn duy trì mức nước trong ao từ 1,5 m trở lên. Việc này giúp duy trì nhiệt độ ổn định, tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của tôm, tránh tình trạng stress do lạnh.

Bên cạnh đó, giảm mật độ thả nuôi là một phương pháp hiệu quả để giảm áp lực môi trường trong điều kiện thời tiết lạnh. Khi mật độ nuôi thấp, tôm sẽ ít phải cạnh tranh về thức ăn và không gian sống, giúp tăng sức đề kháng và cải thiện khả năng phát triển trong mùa lạnh.

Thả giống đúng kỹ thuật

Trước tiên, ao nuôi cần được cải tạo đúng quy trình (loại bỏ bùn đáy, tạp chất và các mầm bệnh…). Sau đó, sử dụng các chất diệt khuẩn như Chlorine hoặc BKC… để xử lý ao và thau rữa để khử phèn, giảm độc tố. Cùng với việc cải tạo nền đáy ao, cần phải kiểm tra và điều chỉnh các chỉ số môi trường nước như pH, độ kiềm, nhiệt độ và độ mặn phù hợp với môi trường sống của tôm nuôi. Bổ sung vi sinh vào ao cũng là bước quan trọng để giảm ô nhiễm và hỗ trợ sự phát triển của tôm.

Việc chọn đơn vị cung cấp con giống thả nuôi  có uy tín và thả giống tôm đúng kỹ thuật cũng đóng vai trò quan trọng trong thành công của vụ nuôi. Mật độ thả tôm phải được điều chỉnh phù hợp với khả năng quản lý và hệ thống ao, thường dao động từ 50 - 120 con/m2 (Đối với bể nuôi trong nhà màng có thể thả mật độ trên 200 con/m2). Thời gian thả giống cũng cần được chú trọng; nên thả vào buổi sáng sớm hoặc chiều mát, có biện pháp thuần hoá giúp tôm làm quen với môi trường nuôi tránh sốc cho tôm. Chế độ chăm sóc, quản lý tôm nuôi, bao gồm cung cấp thức ăn chất lượng cao và duy trì các yếu tố môi trường ổn định, sẽ giúp tôm tăng trưởng tốt trong suốt nuôi vụ Đông.

Quản lý môi trường ao nuôi tôm:

Việc xử lý ao nuôi tôm vụ Đông bắt đầu bằng việc quản lý môi trường ao nuôi chặt chẽ để đảm bảo tôm phát triển khỏe mạnh. Việc kiểm tra thường xuyên các chỉ số môi trường như pH, độ kiềm, oxy hòa tan (DO), nhiệt độ và độ mặn là rất quan trọng. Cần theo dõi các thông số này hàng ngày để điều chỉnh kịp thời, tránh những thay đổi đột ngột có thể ảnh hưởng đến sức khỏe tôm. Bên cạnh đó, việc duy trì oxy hòa tan trên mức 5 mg/l, đặc biệt vào ban đêm, sẽ giúp tôm hô hấp tốt và phát triển ổn định.

Ngoài ra, kiểm soát khí độc trong ao nuôi luôn được theo dõi và khống chế với ngưỡng cho phép. Khi phát hiện sự gia tăng của khí độc như NH3, H2S hoặc NO2, việc sử dụng các chế phẩm vi sinh sẽ giúp giảm thiểu mức độ độc hại này. Vi sinh vật có tác dụng phân giải các chất hữu cơ, hạn chế sự tích tụ của khí độc và duy trì môi trường nước sạch, tạo điều kiện thuận lợi cho tôm sinh trưởng.

Nuôi tôm thẻ chân trắng vụ Đông là cơ hội để người nuôi tôm công nghiệp, nuôi tôm thâm canh trên địa bàn Hà Tĩnh nâng cao năng suất và lợi nhuận. Đồng thời tận dụng diện tích mặt nước, tăng hiệu quả kinh tế trên đơn vị diện tích. Tuy nhiên, để thành công, người dân cần chủ động hệ thống ao nuôi đảm bảo tiêu chuẩn, tuân thủ chặt chẽ các quy trình xử lý ao nuôi, quản lý giống, thức ăn và môi trường, đồng thời chủ động phòng ngừa dịch bệnh từ nguồn giống và trong suốt quá trình nuôi./.

                                                                                 Huy Dũng

 

Nguồn:
Từ khóa:

Thủy sản khác:

2/1/2025 - Kỹ thuật nuôi dưỡng các loài cá nước ngọt qua đông hiệu quả
2/1/2025 - Các biện pháp phòng và trị một số bệnh cho cá nuôi  nước ngọt trong mùa đông
25/12/2024 - Kỹ thuật nuôi lươn thương phẩm không bùn đảm bảo an toàn thực phẩm
25/12/2024 - Quy trình kỹ thuật nuôi cá điêu hồng thương phẩm trong lồng bè trên sông và hồ chứa
25/12/2024 - Kỹ thuật nuôi cua biển trong hộp nhựa áp dụng hệ thống lọc nước tuần hoàn
25/12/2024 - Cá mú Trân Châu, đối tượng mới cho người nuôi thủy sản mặn lợ
24/12/2024 - Kỹ thuật nuôi dưỡng các loài cá nước ngọt qua đông hiệu quả
24/12/2024 - Một số giải pháp xử lý ao thả nuôi tôm thẻ chân trắng vụ Đông
15/10/2024 - Kỹ thuật nuôi cá chim vây vàng thương phẩm trong ao
17/9/2024 - Các giải pháp bảo vệ, nâng cao hiệu quả nuôi tôm mùa mưa bão
16/9/2024 - Tác nhân gây bệnh vi bào tử trùng (EHP) trên tôm và giải pháp phòng trị
19/8/2024 - Một số bệnh thường gặp khi nuôi cá nước ngọt trong mùa đông, người nuôi thuỷ sản cần lưu ý phòng và trị bệnh
15/8/2024 - Tăng cường thực hiện các biện pháp bảo vệ các đối tượng thủy sản nuôi trong mùa mưa lũ
26/7/2021 - Tăng cường thực hiện các biện pháp phòng ngừa bệnh hoại tử gan tụy cấp trên tôm nuôi
16/7/2021 - Nguyên nhân, tác hại và biện pháp xử lý phèn trong ao nuôi tôm
 
  VIDEO CLIPS  
Video
Thu gom vỏ chai bao thuốc BVTV - Nổ lực từ các địa phương
Kỹ thuật chăm sóc bưởi giai đoạn quả non
Kỹ thuật úm gà
Chăm sóc hươu vào mùa khai thác nhung
Phát triển kinh tế từ nuôi ốc bươu đen
PS Nông nghiệp tuần hoàn chi phí thấp, lợi nhuận cao
PS Đẩy mạnh sản xuất hữu cơ trên cây ăn quả có múi
Nông nghiệp tuần hoàn xu thế tất yếu
Tình hình phát triển cây ăn quả có múi tại Hà Tĩnh
Phòng trừ sâu bệnh trước khi lúa trổ bông
 
  VĂN BẢN MỚI  
Về việc đẩy mạnh công tác Khuyến nông

Thông báo Danh sách thí sinh trúng tuyển vào làm việc tại Trung tâm Khuyến nông tại kỳ tuyển dụng năm 2022

Thông báo chương trình thực tập sinh tại Hàn Quốc

Chương trình khuyến nông tỉnh Hà Tĩnh giai đoạn 2023-2025

Chương trình Khuyến nông tỉnh Hà Tĩnh, giai đoạn 2023 - 2025

NGHỊ QUYẾT HỘI NGHỊ LẦN THỨ NĂM BAN CHẤP HÀNH TRUNG ƯƠNG ĐẢNG KHOÁ XIII về nông nghiệp, nông dân, nông thôn đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045

Phòng trừ sâu bệnh hại lúa từ nay đến cuối vụ xuân năm 2022

Quy định chính sách khuyến khích phát triển nông nghiệp, nông thôn gắn với tỉnh đạt chuẩn nông thôn mới trên địa bàn Hà Tĩnh.

NGHỊ QUYẾT CỦA BAN CHẤP HÀNH ĐẢNG BỘ TỈNH Về tập trung lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Đề án “Thí điểm xây dựng tỉnh Hà Tĩnh đạt chuẩn nông thôn mới, giai đoạn 2021 - 2025”

KẾ HOẠCH: Khuyến nông năm 2021

 
THƯ VIỆN ẢNH
THỐNG KÊ TRUY CẬP
Đang truy cập 5
Máy chủ tìm kiếm 10
Khách viếng thăm 7
Hôm nay: 1,447
Tất cả: 1,343,366
  FANPAGE FACEBOOK  
 
  Trang chủ I  Giới thiệu   I  Tin tức   I  Hoạt động khuyến nông   I  Hoạt động ngành NN   I  Cẩm nang kỹ thuật   I  Gương điển hình   I  Chuyên đề NN-NT   I  Dự Án    

Trung tâm Khuyến nông Hà Tĩnh
Địa chỉ: Số 150 đường Trần Phú, TP Hà Tĩnh, tỉnh Hà Tĩnh
Điện thoại: 0393 856739/ Fax: 0393 856737 - Hotline: 0914.886.618
Email: [email protected] - Website: http://khuyennonghatinh.com