>> CẨM NANG KỸ THUẬT | THỦY SẢN

Kỹ thuật nuôi lươn thương phẩm không bùn đảm bảo an toàn thực phẩm
Tin đăng ngày: 25/12/2024 - Xem: 1376

Lươn đồng là loài có giá trị dinh dưỡng cao, thịt thơm ngon, rất được ưa chuộng trên thị trường. Với nhiều ưu điểm như nuôi không cần nhiều diện tích, dễ nuôi, không tốn công chăm sóc, hình thức nuôi đa dạng như bể compozit, bể xi măng, bể lót bạt, trong can... Để giúp bà con phát triển mô hình nuôi lươn có hiệu quả bền vững, căn cứ các quy đinh về định mức kỷ thuật hiện hành, Trung tâm Khuyến nông Há Tĩnh xây dựng và giới thiệu đến bà con quy trình Nuôi lươn thương phẩm không bùn đảm bảo an toàn thực phẩm như sau: 

1. Chọn địa điểm:

Vị trí xây dựng hệ thống nuôi lươn có nguồn nước đảm bảo yêu cầu, có tính chủ động. Khu vực nuôi có điện và giao thông thuận lợi cho việc chăm sóc quản lý. Nên chọn nơi yên tĩnh, tránh tiếng động lớn.

2. Thiết kế và xây dựng bể nuôi 

Bể nuôi: Có thể xây mới hoặc tận dụng bể chứa nước, chuồng lợn,… sửa lại. Bể có thể xây bằng xi măng ốp gạch men hoặc bể lót bạt hoặc bể composite. Bể hình chữ nhật, diện tích 5-10 m2, chiều rộng 2 - 4m, độ sâu 0,7 - 1m là thích hợp nhất. Bể được thiết kế nổi hoặc chìm hoặc nữa nổ nữa chìm đều được. Đáy nghiên về phía cống thoát nước để thải thức ăn thừa, chất thải của lươn và tháo cạn nước dễ dàng.

Hệ thống cấp thoát nước: Gồm: ao/bể lắng lọc, xử lý nước trước khi cấp vào bể nuôi, máy bơm, đường ống và cống cấp thoát nước. Ống cấp và thoát nên sử dụng ống nhựa PVC. Cống cấp và cống thoát riêng biệt, phần miệng cống cần thiết kế đảm bảo để lươn không chui ra.

Giá thể: Lươn là loài sống chui rúc và thích bóng tối, nên phải bố trí giá thể để tạo nơi trú ẩn cho lươn sinh sống và phát triển theo tập tính tự nhiên. Giá thể được bố trí từ lúc mới thả giống đến khi thu hoạch. Giá thể có thể là búi dây nilon, phên tre, ống nhựa, lưới nhựa …). 

Mái che: Lươn có thể nuôi trong nhà hoặc ngoài trời thì sử dụng lưới đen để che bớt ánh sáng, hạn chế tác động bên ngoài như ánh nắng tạo độ mát và hạn chế nước mưa rơi xuống bể.

3. Chuẩn bị bể nuôi lươn không bùn

Bước 1. Vệ sinh bể: Đối với bể mới xây hoặc bể mới nuôi lần đầu phải đưa nước vào rồi tháo ra 3-4 lần để rửa bể. Đối với bể đã nuôi trước đó thì tiến hành tháo cạn nước, thu dọn toàn bộ giá thể ra khỏi bể và lau rửa sạch. Bể được làm sạch từ thành xuống đáy.

Bước 2. Sát khuẩn, khử trùng và cấp nước: Có thể sử dụng vôi, chlorin, iodine, …để sát trùng. Hòa 1 kg vôi bột với 10 lít nước hoặc chlorin 10ppm, iodine 10 ppm tạt lên thành, đáy bể để diệt mầm bệnh và điều chỉnh độ pH. Phơi nắng 1 - 2 ngày, rồi cấp nước vào đầy bể và ngâm 4 - 5h, sau đó tháo cạn nước để cấp nước mới vào. Trước khi thả lươn 2 ngày, cho nước vào bể nuôi đúng mức nước quy định và kiểm tra các điều kiện môi trường đạt yêu cầu mới thả lươn .

4. Chọn lươn giống và thả giống

Lươn giống: Kích cỡ đồng đều, chiều dài thân từ ≥ 15cm, màu sắc tươi sáng (lưng có màu vàng sẫm, có chấm đen), vận động linh hoạt, không xây xát, thương tổn, mất nhớt; không có dấu hiệu bệnh lý. Những con màu nhợt nhạt, màu vàng xanh hoặc xám tro thì yếu và khó nuôi, tăng trưởng chậm.

Thả giống: Thích hợp nhất từ tháng 4 đến tháng 9. Mật độ thả 150 -200 con/m2. Trước lúc thả giống phải kiểm tra các chỉ số môi trường nước trong bể nuôi để báo cho đơn vị cung cấp giống thuần dưỡng giống. Tiến hành tắm sát trùng cho lươn giống bằng dung dịch muối 20 - 30‰ trong 5 - 10 phút hoặc thuốc tím 10 - 20 g/m3 trong 15 - 30 phút để loại trừ kí sinh, sát trùng vết thương do xây xát trong quá trình đánh bắt và vận chuyển, trước khi thả lươn vào bể nuôi. 

5. Cho ăn: 

Lươn sử dụng thức ăn cao đạm, nuôi lươn có thể co ăn thức ăn công nghiệp, thức ăn chế biến dạng viên hoặc nghiền nhỏ từ các loại động vật (cá, tôm, tép, ốc bươu vàng, phế phẩm lò mổ, giun…) kết hợp với một số chất bổ sung như premix khoáng, vitamin,… Thức ăn từ các loại động vật cần loại bỏ nội tạng, sát trùng bằng muối ăn (0,5 kg muối/3 lít nước) trong 30 phút rồi xây nhuyễn cho ăn sống hoặc nấu chín; không cho lươn ăn thức ăn ươn thối. Khuyến cáo bà con nên cho thức ăn hoàn toàn bằng công nghiệp.

Cho ăn ngày 2 lần vào sáng và chiều. Lượng thức ăn hàng ngày 2-10% trọng lượng thân, tùy theo giai đoạn sinh trưởng. Thức ăn công nghiệp theo hướng dẫn của nhà sản xuất. Cho lươn ăn vừa đủ no, không để thức ăn thừa (lươn rất tham ăn nên dễ bị bội thực). Sau khi cho ăn khoảng 1 đến 2 giờ, kiểm tra sàn ăn để xem khả năng ăn mồi của lươn, qua đó điều chỉnh lượng thức ăn cho phù hợp. Sau đó, tháo nước nước trong bể ra và kết hợp loại bỏ các con có biểu hiện bất thường và thay nước mới vào. Những lúc trời mưa hoặc nắng nóng kéo dài nên tạm ngừng cho ăn. Trong 1 - 2 ngày đầu mới thả giống không cho ăn, những lúc thu tỉa lươn sẽ bỏ ăn 1-2 ngày. Đối với các bể bị bám bẩn mạnh thì cần lau sạch thành và đáy bể.

6. Quản lý môi trường nước 

Hằng ngày theo dõi các biến đổi của môi trường nước trong bể nuôi để kịp thời xứ lý khi có hiện tượng bất thường; kiểm tra các yếu tố môi trường đảm bảo nằm trong ngưỡng phù hợp cho sự phát triển của lươn: Nhiệt độ nước 25 - 280C, pH: 7 - 8, Oxy hòa tan 2 - 4 mg/l, NH3 < 2mg/l. Khi nhiệt độ xuống dưới 180C lươn giảm ăn, dưới 150C hoặc vượt 320C lươn ngừng ăn hẳn.

Mực nước trung bình trong bể nuôi từ 25 - 45 cm là thích hợp. Ðịnh kỳ thay nước 2 - 3 ngày/lần, thay tối đa 70% lượng nước nuôi, thay nước sau 1-2 giờ cho lươn ăn. Khi thời tiết nắng nóng kéo dài, cần có biện pháp che mát cho bể nuôi. Khi mưa lớn phải có ống xả tràn phòng khi nước trong bể dâng cao. Vào ban đêm nhất là mùa khô nóng, trong bể có thể thiếu oxy hòa tan thì tiến hành thay nước kết hợp với chạy máy sục khí. 

7. Quản lý hoạt động và sức khỏe lươn

Hàng ngày quan sát hoạt động của lươn để có biện pháp xử lý kịp thời khi xảy ra sự cố. Vớt xác lươn chết và những con có dấu hiệu bị bệnh, bơi lội chậm chạp, hay ngôi đầu lên mặt nước.  

Kiểm tra tăng trưởng của lươn: định kỳ 30 ngày/lần, bắt 30 con đo chiều dài và khối lượng để có căn cứ tính toán thay đổi kích cỡ và lượng lượng thức trong giai đoạn tiếp theo. Sau 1,5 tháng tiến hành phân cỡ một lần theo từng nhóm lươn, trước khi phân cỡ để lươn nhịn ăn từ 1 - 2 ngày, để lươn bài tiết hết thức ăn trong bụng (dùng vợt và khay sàng để phân loại cỡ lươn). 

8. Phòng bệnh khi nuôi lươn không bùn

          Kiểm tra sức khỏe của lươn: khi phát hiện những dấu hiệu bất thường tiến hành bắt lươn lên kiểm tra, nhận biết các dấu hiệu thay đổi trên cơ thể. Sau đó có thể mổ xem xét nội tạng để chẩn đoán tình trạng bệnh tật của lươn và có biện pháp phòng trị.

Luôn luôn xác định phòng bệnh là biện pháp hữu hiệu nhất nên phải thực hiện tốt công tác phòng bệnh tổng hợp đó là thực hiện nghiêm túc các khâu trong quy trình nuôi đã trình bày ở trên.

Bổ sung thêm Vitamin C, men tiêu hóa và khoáng chất vào thức ăn hàng ngày, giúp lươn có đề kháng tốt trong điều kiện môi trường thay đổi và khả năng hạn chế dịch bệnh cao. Giữ môi trường bể nuôi sạch, không bị ô nhiễm bằng cách thường xuyên theo dõi thời tiết, sức khỏe lươn nuôi, khả năng bắt mồi, vận động, biến đổi các yếu tố môi trường, dọn sạch thức ăn dư thừa, khử trùng dụng cụ nuôi và thay nước. Định kỳ 15 ngày/lần sát trùng bể bằng iodin, hoặc tạt nước muối 1ppm. Phát hiện kịp thời lươn có dấu hiệu bệnh hoặc biểu hiện bất thường, nổi đầu để xử lý và chữa trị.

9. Các loại bệnh thường gặp và cách phòng trị

Trong quá trình nuôi, lươn thường xảy ra một số bệnh như bệnh sốc môi trường, nấm thủy mi, hội chứng lỡ loét, bệnh nội ngoại ký sinh… Khi bị bệnh chúng ta cần thực hiện trị bệnh theo nguyên tắc 4 đúng: đúng bệnh, đúng thuốc, đúng liều lượng và đúng thời gian ngưng cách ly. Tuyệt đối không sử dụng các loại thuốc, hóa chất, kháng sinh bị cấm theo quy định của Bộ NN và PTNT.

- Bệnh do môi trường

+ Nguyên nhân: Do sốc môi trường, oxy thấp, mật độ dày, môi trường ô nhiễm.

+ Triệu chứng: Lươn bị xáo động trong bể, quấn vào nhau, dịch nhày tiết vào trong nước, độ nhớt của nước tăng lên, đầu lươn sưng phồng to, lươn có thể chết hàng loạt.

+ Phòng, trị: Giảm mật độ nuôi bằng việc san thưa, thay nước trong bể nuôi. Khi phát hiện bệnh có thể dùng các sản phẩm có nguồn gốc iod hoặc có tính sát trùng để ngâm tắm.

- Bệnh nấm thủy mi

+ Nguyên nhân: Do nấm ký sinh trên mình hay trứng lươn gây ra, thường xảy ra vào mùa xuân - thu, sợi  hình bông bám vào lươn để gây nên vết loét.

+ Triệu chứng: quan sát thấy có nhiều đốm trắng li ti trên cơ thể.

+ Phòng, trị: Trước khi thả lươn vệ sinh bể nuôi, sử dụng 100 - 150g vôi/m2 hoà tan để  sát trùng bể. Ngâm lươn vào trong nước muối 4 - 5%  trong  3 - 5 phút;

- Hội chứng lở loét (còn gọi bệnh đóng dấu)

+ Nguyên nhân: do ký sinh trùng, nấm, vi khuẩn tấn công gây nên vết thương.

+ Triệu chứng: Trên mình lươn xuất hiện nhiều vết tròn hay hình bầu dục. Da lươn bị lở loét còn gọi là bệnh đóng dấu. Trường hợp bệnh nặng đuôi lươn bị rụng đi, bơi lội khó khăn, đầu lươn bị ngóc lên khỏi mặt nước, bệnh này thường xảy ra vào tháng 5 - 9.

+ Phòng, trị: Trước khi nuôi cần sát trùng bể bằng vôi, vào mùa hay mắc bệnh cần phun thuốc Streptomycine ở toàn bể. Cứ 50 kg lươn dùng 5 g Oxytetra trộn vào thức ăn cho lươn ăn, có thể trộn kèm vitamin C chống sốc mỗi ngày 1 lần, điều trị mỗi đợt 5 - 7 ngày.

- Bệnh nội ký sinh

+ Nguyên nhân: Do ký sinh trùng đường ruột gây nên.

+ Triệu chứng: Tuyến trùng màu trắng dài khoảng 1 cm đầu bám vào niêm mạc phá hoại mô, hình thành bào nang gây viêm ruột sưng đỏ. Nếu ký sinh với khối lượng lớn, lươn yếu, hậu môn sưng đỏ, sẽ chết dần.

+ Phòng, trị: Có thể sử dụng các loại sản phẩm diệt nội ký sinh của các nhà sản xuất như Vemedim, Bayer, Anova….trộn vào thức ăn, cho lươn ăn liền trong 4 - 5 ngày.

10. Thu hoạch

Khi lươn nuôi đạt kích cỡ thương phẩm thì tiến hành thu hoạch, trước khi thu hoạch nên cho lươn nhịn ăn 1 ngày. Tùy theo kích thước lươn giống khi thả mà quyết định thời gian thu hoạch hợp lý. Thông thường, cỡ giống từ 100 - 300 con/kg, thì nuôi 8 - 10 tháng lươn đạt 150 - 250g/con.

Chọn thời điểm thu hoạch lươn vào sáng sớm hay chiều mát. Nên bắt từng mẻ và thu gọn, vận chuyển nhanh. Không chuyển lươn với mật độ quá cao làm cho lớp lươn bên dưới bị đè bẹp, dễ bị ngạt và chết. Sau khi thu hoạch cần vệ sinh bể sạch sẽ để chuẩn bị nuôi vụ tiếp theo./.

Kim Thịnh

 

 

Nguồn:
Từ khóa:

Thủy sản khác:

2/1/2025 - Kỹ thuật nuôi dưỡng các loài cá nước ngọt qua đông hiệu quả
2/1/2025 - Các biện pháp phòng và trị một số bệnh cho cá nuôi  nước ngọt trong mùa đông
25/12/2024 - Kỹ thuật nuôi lươn thương phẩm không bùn đảm bảo an toàn thực phẩm
25/12/2024 - Quy trình kỹ thuật nuôi cá điêu hồng thương phẩm trong lồng bè trên sông và hồ chứa
25/12/2024 - Kỹ thuật nuôi cua biển trong hộp nhựa áp dụng hệ thống lọc nước tuần hoàn
25/12/2024 - Cá mú Trân Châu, đối tượng mới cho người nuôi thủy sản mặn lợ
24/12/2024 - Kỹ thuật nuôi dưỡng các loài cá nước ngọt qua đông hiệu quả
24/12/2024 - Một số giải pháp xử lý ao thả nuôi tôm thẻ chân trắng vụ Đông
15/10/2024 - Kỹ thuật nuôi cá chim vây vàng thương phẩm trong ao
17/9/2024 - Các giải pháp bảo vệ, nâng cao hiệu quả nuôi tôm mùa mưa bão
16/9/2024 - Tác nhân gây bệnh vi bào tử trùng (EHP) trên tôm và giải pháp phòng trị
19/8/2024 - Một số bệnh thường gặp khi nuôi cá nước ngọt trong mùa đông, người nuôi thuỷ sản cần lưu ý phòng và trị bệnh
15/8/2024 - Tăng cường thực hiện các biện pháp bảo vệ các đối tượng thủy sản nuôi trong mùa mưa lũ
26/7/2021 - Tăng cường thực hiện các biện pháp phòng ngừa bệnh hoại tử gan tụy cấp trên tôm nuôi
16/7/2021 - Nguyên nhân, tác hại và biện pháp xử lý phèn trong ao nuôi tôm
 
  VIDEO CLIPS  
Video
Thu gom vỏ chai bao thuốc BVTV - Nổ lực từ các địa phương
Kỹ thuật chăm sóc bưởi giai đoạn quả non
Kỹ thuật úm gà
Chăm sóc hươu vào mùa khai thác nhung
Phát triển kinh tế từ nuôi ốc bươu đen
PS Nông nghiệp tuần hoàn chi phí thấp, lợi nhuận cao
PS Đẩy mạnh sản xuất hữu cơ trên cây ăn quả có múi
Nông nghiệp tuần hoàn xu thế tất yếu
Tình hình phát triển cây ăn quả có múi tại Hà Tĩnh
Phòng trừ sâu bệnh trước khi lúa trổ bông
 
  VĂN BẢN MỚI  
Về việc đẩy mạnh công tác Khuyến nông

Thông báo Danh sách thí sinh trúng tuyển vào làm việc tại Trung tâm Khuyến nông tại kỳ tuyển dụng năm 2022

Thông báo chương trình thực tập sinh tại Hàn Quốc

Chương trình khuyến nông tỉnh Hà Tĩnh giai đoạn 2023-2025

Chương trình Khuyến nông tỉnh Hà Tĩnh, giai đoạn 2023 - 2025

NGHỊ QUYẾT HỘI NGHỊ LẦN THỨ NĂM BAN CHẤP HÀNH TRUNG ƯƠNG ĐẢNG KHOÁ XIII về nông nghiệp, nông dân, nông thôn đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045

Phòng trừ sâu bệnh hại lúa từ nay đến cuối vụ xuân năm 2022

Quy định chính sách khuyến khích phát triển nông nghiệp, nông thôn gắn với tỉnh đạt chuẩn nông thôn mới trên địa bàn Hà Tĩnh.

NGHỊ QUYẾT CỦA BAN CHẤP HÀNH ĐẢNG BỘ TỈNH Về tập trung lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Đề án “Thí điểm xây dựng tỉnh Hà Tĩnh đạt chuẩn nông thôn mới, giai đoạn 2021 - 2025”

KẾ HOẠCH: Khuyến nông năm 2021

 
THƯ VIỆN ẢNH
THỐNG KÊ TRUY CẬP
Đang truy cập 5
Máy chủ tìm kiếm 10
Khách viếng thăm 7
Hôm nay: 1,496
Tất cả: 1,343,415
  FANPAGE FACEBOOK  
 
  Trang chủ I  Giới thiệu   I  Tin tức   I  Hoạt động khuyến nông   I  Hoạt động ngành NN   I  Cẩm nang kỹ thuật   I  Gương điển hình   I  Chuyên đề NN-NT   I  Dự Án    

Trung tâm Khuyến nông Hà Tĩnh
Địa chỉ: Số 150 đường Trần Phú, TP Hà Tĩnh, tỉnh Hà Tĩnh
Điện thoại: 0393 856739/ Fax: 0393 856737 - Hotline: 0914.886.618
Email: [email protected] - Website: http://khuyennonghatinh.com