>> CẨM NANG KỸ THUẬT | TRỒNG TRỌT

Quy trình kỹ thuật trồng và chăm sóc bí xanh
Tin đăng ngày: 26/12/2024 - Xem: 1809

1. Thời vụ trồng bí xanh (theo dương lịch)

Bí xanh có thể trồng quanh năm ở tất cả các vùng sinh thái. Tuy nhiên tuỳ theo chế độ đất và nước của từng vùng, bố trí thời vụ thích hợp để thời kỳ ra hoa, ra quả tránh bị úng hoặc gặp hạn kéo dài.

- Vụ Xuân gieo trồng vào tháng 1.

- Vụ Hè gieo trồng vào tháng 5 - 6. Ở vùng không chủ động nước gieo trồng đầu tháng 4 đến tháng 5.

- Vụ Thu gieo trồng vào tháng 9 - 10.

- Vụ Đông: Vùng miền núi ấm trồng bí xanh vào đầu tháng 10, sau khi đã thu hoạch lúa mùa sớm.

Chú ý: Không nên trồng bí xanh ở những vùng có mưa kéo dài, những vùng có nhiệt độ thấp (nhiệt độ dưới 15,5oC), thay đổi thất thường, chênh lệch nhiệt độ ngày và đêm quá lớn, nhiệt độ thích hợp từ 15,5oC đến 35oC.

2. Lựa chọn đất trồng bí

- Vị trí đất trồng: Khu vực trồng bí phải cách ly với khu vực bị ô nhiễm, không bị ảnh hưởng trực tiếp từ các nguồn chất thải công nghiệp, chất thải sinh hoạt từ các khu dân cư, bệnh viện, các lò giết mổ, nghĩa trang, đường giao thông lớn.

- Đất trồng bí xanh nên chọn khu vực đất cao, dễ thoát nước nhưng chủ động nguồn nước tưới, có tầng canh tác dày 20-30cm. Đất thịt nhẹ hoặc cát pha có độ pH từ 6- 6,5. Nếu pH thấp hơn thì dùng vôi bột để tăng pH.

- Ngoài ra, đất phải được xác định hàm lượng một số kim loại nặng trước khi sản xuất và trong quá trình sản xuất đảm bảo không vượt quá ngưỡng cho phép  như: hàm lượng asen không vượt quá 12mg/kg đất khô, kẽm 200 mg/kg đất khô, đồng 50 mg/kg đất khô…

- Trong trồng bí xanh, bà con đặc biệt chú ý phải chọn đất luân canh với cây lúa nước hoặc đậu, bắp, ngô…Trước đó 2 vụ không trồng các cây cùng họ như dưa leo, khổ qua bầu bí…để tránh sâu bệnh tồn dư…

3. Kỹ thuật sản xuất cây giống:

3.1. Xử lý hạt giống

-Hạt giống phải mang tính đặc trưng của giống, không có mầm mống sâu bệnh, tỷ lệ nẩy mầm cao > 90 %, không lẫn tạp, cỏ dại.

- Lượng hạt giống cần cho 1 ha là 1,2 kg (30g/sào), mỗi lỗ gieo hạt.

- Xử lý hạt giống trước khi gieo: Ngâm hạt giống trong nước nóng nhiệt độ 30 - 350C ( 2 sôi + 3 lạnh) trong thời gian 6 - 8 giờ. Sau đó, vớt hạt để giáo nước rồi để hạt vào khăn ẩm (đã vắt giáo) gói lại cho gói hạt vào bao nilong, buộc kín miệng chống bốc hơi thoát nước. Đem ủ ở nhiệt độ 26 - 290C. Thời gian ủ khoảng 3 ngày thì hạt bắt đầu nẩy mầm.

3.2. Gieo hạt

* Gieo trực tiếp trên đất vườn ươm 

-Lượng hạt gieo 2,5 - 3,0 g hạt / m2 đất vườn ươm. 

- Chuẩn bị đất vườn ươm: Rắc phân chuồng, tro bếp, phân NPK đều lên mặt luống sau đó phủ một lớp đất dày khoảng 0,5 - 1 cm lên trên mặt luống; sau khi phủ đất thì tiến hành bón phân vi sinh và phủ lớp đất mỏng rồi gieo hạt.

-Vãi hạt giống đều trên luống, rải mỏng; hạt được lấp ở độ sâu: 1,5 - 2 cm; gieo hạt xong cào nhẹ hoặc dùng tay xoa nhẹ đều trên mặt luống cho đất phủ kín hạt.

-Sau khi lấp hạt xong dùng trấu, rơm rạ băm ngắn 3- 4 cm phủ lên luống.

-Dùng vòi hoa sen tưới nước đủ ẩm, tưới vào buổi sáng và buổi chiều mát

* Gieo vào bầu

- Nguyên vật liệu làm bầu: Thành phần đất vô bầu (sau khi đã sàng (rây) để loại bỏ rác, cục đất to) thường gồm: 1 phần đất tơi xốp + 1 phần phân chuồng đã hoai + 1 phần tro trấu + 0,2% lân + 0,2 đến 0,5% vôi bột.

- Sau khi  xử lý hạt giống xong thì tiến hành gieo 1 -2 hạt/bầu.

3.3. Chăm sóc cây giống

-Làm giàn che: Khi trời có mưa to, chiều cao 0,5 cm làm bằng phên hoặc cót, bạt ...

-Tưới nước: Dùng ô doa tưới đều trên mặt luống khi trời nắng nóng, độ ẩm thấp đất khô hanh, tưới 2 lần/ngày, tưới vào lúc sáng sớm hoặc chiều mát.

-Bón phân thúc: Vườn ươm không cần bón nhiều phân thúc. Trường hợp bón phân thúc khi cây sinh trưởng phát triển kém:

+Phân đạm 0,1 % pha với nước sạch 

+Bón thúc tối đa 2 lần ( lần 1 khi cây có 2 -3 lá thật, lần 2 sau lần 1 khoảng 5 ngày).

Lưu ý: Không nên bón thúc nhiều lần làm cây con quá tốt, non, khả năng chống chịu kém, khi trồng ra ruộng sản xuất tỷ lệ sống kém.  

4. Trồng ra ruộng sản xuất 

4.1. Chuẩn bị đất trồng 

Vùng sản xuất phù hợp với quy hoạch sản xuất rau an toàn của địa phương.  

Đất trồng là đất thịt nhẹ, cát pha, phù sa ven sông, giàu mùn và chất dinh dưỡng, độ pH 5,5- 6,0, chủ động tưới, tiêu.

Không trồng bí xanh trên đất vụ trước đã trồng các loại cây họ bầu bí, như: dưa hấu, dưa lê, dưa chuột... Nên trồng với các cây khác họ, đặc biệt là luân canh với lúa nước.

Vụ xuân trồng cắm dàn, luống rộng 1,8 - 2,0m, lên cao 25 - 30 cm. Mặt luống rộng khoảng 1,5 - 1,6m, rãnh luống rộng khoảng 25 - 30cm. Mật độ trồng 2,5 vạn cây/ha, khoảng cách trồng (160 x 40) cm.

Vụ thu đông. Trồng cắm dàn với mật độ như vụ xuân. Trồng thả bò: Luống rộng 3,5 - 4,0 m, cao 25 - 30 cm. Mật độ trồng 1,9 vạn cây/ha,

Lưu ý:Đất trồng bí xanh tốt nhất phải được để ải 5 - 7 ngày, cần bón vôi xử lý đất để trừ các nguồn bệnh

4.2. Mật độ, khoảng cách trồng

Nếu làm giàn nên trồng luống rộng: 1,5 - 2,0 m; khoảng cách trồng 40 - 50 x 80 cm (cây cách cây 40 - 50 cm và hàng cách hàng 80cm).

Nếu không làm giàn (cây bò trên mặt luống) lên luống rộng trên 3,5m; trồng 2 hàng giữa luống, khoảng cáchấtrồng (cây x cây) 40 - 50 cm, hàng trồng cách mép luống 15 - 20cm (hàng x hàng 2,5 - 3m).

Chú ý nếu trồng bí bò cần có rơm, rạ,… phủ mặt luống cho bí bò và đỡ quả.

4.3 Cách trồng

- Trồng bí đã có cây giống:

+ Sau khi loại bỏ những cây khác dạng, cây bị bệnh, chuyển khay ra đồng, nhấc nhẹ bầu cây ra khỏi khay và rải đều cây theo khoảng cách quy định. Chú ý, khi nhấc cây ra khỏi khay bầu nhẹ nhàng, dùng 1 tay đẩy phía dưới đáy bầu lên và tay kia nhấc nhẹ nhàng ra khỏi khay. Vùi kín bầu cây dưới đất và tưới thấm gốc để cho chặt gốc.

+ Nếu dùng rơm rạ hay tàn dư thực vật để phủ luống thì sẽ phủ sau khi trồng cây xong 

+Trồng cây ra ruộng lúc chiều muộn hoặc sáng sớm.

+ Sau khi trồng cần tưới nước đẫm nước

- Gieo trực tiếp trên đất: Gieo hạt trực tiếp ở đất trồng hay ngoài đồng ruộng thì phải cày xới đất trồng thật tơi xốp, lên luống cao 20 - 30cm. Đất phải được trộn với các loại phân hữu cơ, phân chuồng hoặc pha hỗn hợp phân đạm + lân + kali, tùy theo diện tích trồng. Tạo lỗ sâu khoảng 0,5cm, gieo hạt cho đầu rễ hướng thẳng góc xuống đất, để đầu hạt ngang bằng với mặt đất. Sau đó dùng phân chuồng sàng kỹ lấp hạt, rải Basudin hạt phòng trừ kiến, dế, sâu đất…

Khi trồng có thể phủ rơm rạ  hoặc bạt plastic hay để giữ ẩm, nếu phủ nylong thì phải chèn kỹ đất hai bên mép luống rồi đục lỗ tròn ở mặt trên, khoảng cách mỗi lỗ đục cách nhau 30cm - 40cm. Việc gieo trực tiếp ở đất, đồng ruộng sẽ gặp khó khăn trong việc quản lý hạt lên cây hơn vì gieo ngoài đồng trên diện tích rộng nếu gặp mưa, nắng nóng hoặc sâu bệnh thì khó chủ động được. Phải chuẩn bị đất gieo tốt thì tỷ lệ cây chết sẽ ít.

5. Phân bón

- Liều lượng phân bón cho 1 ha:

Vụ Đông Xuân: 5 tấn hữu cơ + 140 kg N+100 kg P205 + 144 kg K20, tương đương 5 tấn hữu cơ + 300 kg đạm urê + 600 kg lân supe + 240 kg  Kali clorua.

Vụ Thu Đông: 5 tấn hữu cơ + 120 kg N+100 kg P205 + 144 kg K20, tương đương 5 tấn hữu cơ + 260 kg đạm urê +600 kg lân supe + 240 kg Kali clorua.

Sử dụng loại phân hỗn NPK: Bón 5 tấn phân hữu cơ + 700 kg loại phân NKP 13:13:13 – TE + 50 kg đạm urê/1 ha hoặc dùng 600 kg NPK 16:16: 8 + 50 kg đạm urê/1 ha.

- Cách bón:

TT

Loại phân

Tổng số

Bón lót

Bón thúc

I

II

III

1

Phân hữu cơ (tấn)

5,0

5,0

 

 

 

2

Phân đạm ure (kg)

260-300

 

50-60

80-100

130-140

3

Phân lân Supe (kg)

600

600

 

 

 

4

Phân kali (kg)

240

 

50

90

100

 

Bón lót: Đánh rạch hoặc bổ hốc và bón toàn bộ phân hữu cơ, phân lân, được đảo đều với đất, lấp đất trước khi trồng 2 - 3 ngày.

Bón thúc lần 1: Sau trồng 10 - 12 ngày, kết hợp với vun xới đợt 1.

Bón thúc lần 2: Sau trồng 25 - 30 ngày, kết hợp với vun đợt 2.

Bón thúc lần 3: Khi cây ra hoa và đậu quả rộ.

Trong trường hợp cây sinh trưởng phát triển kém, cần bổ sung bằng phân tổng hợp NPK 16:16:8 pha loãng nồng độ 5% tưới vào giữa luống.

Chú ý: Ngừng bón phân đạm ít nhất 21 ngày trước khi thu hoạch. 

6. Kỹ thuật chăm sóc bí xanh sau trồng

6.1 Trồng dặm

 Sau khi trồng 7 ngày, kiểm tra ruộng và dặm những cây chết vào buổi  chiều mát, trồng xong tưới nước ngay để tránh cây bị héo.

6.2 Tưới tiêu nước

- Sau khi trồng phải tưới nước ngay để cây chóng hồi phục

- Bí đao rất cần nước để sinh trưởng, phát triển và cho năng suất cao, nên chú ý cung cấp đủ nước cho cây suốt thời gian sinh trưởng nhưng tránh để ngập úng. Tưới rãnh hoặc tưới có hệ thống tưới nhỏ giọt và có màng phủ nông  nghiệp có thể 3 - 5 ngày tưới một lần, tùy mùa vụ.

6.3. Đôn dây

Khi dây bí dài >1,5 m, tiến hành đôn dây bí bằng cách khoanh dây bí  quanh gốc, tỉa bớt lá chân, lấp gốc bằng lượng phân bò hoai còn lại, cách này giúp cho rễ bất định phát triển, dây bí cho trái bền. Khi bí bắt đầu ra hoa thì ngưng đôn dây và cho bí leo lên giàn hoặc bò trên đất.

6.4. Làm giàn

Khi cây bắt đầu xuất hiện tua cuốn thì làm giàn cho bí leo. Có thể tranh thủ làm giàn trước khi cây xuất hiện tua cuốn. Có thể làm giàn hình chữ U ngược hoặc làm giàn hình chữ A cao tối thiểu 2m, vật liệu làm giàn phải chắc  để không đổ ngã khi gió bão, sẽ làm giảm năng suất.

6.5. Sửa dây

Khi dây leo lên giàn, cần sửa dây phân bố đều, tỉa bỏ những nhánh gốc, nhánh nhỏ, nhánh sâu bệnh cho ruộng được thông thoáng góp phần làm giảm  sâu bệnh và tăng đậu trái.

 Với    trồng bò  đất, sửa  dây bò vào  trong luống và dây  phân  bố  đều.

 Kết hợp sửa dây với tỉa nhánh gốc và nhánh nhỏ, lá già, sâu bệnh giúp cây tập  trung dinh dưỡng nuôi trái. 

6.6. Thụ phấn bổ sung

Hoa đực ở bí xanh rất nhiều gấp hơn 20 lần hoa cái, hoa đực có sớm hơn hoa cái vài ba ngày. Khoảng 35 ngày sau khi trồng hoa cái bắt đầu nở. Hoa nở vào buổi sáng sớm, thường thì hoa đực và hoa cái trên một cây nở hoa không cùng lúc hạt phấn chỉ thụ tinh trong vài giờ, vì vậy thụ phấn nhân tạo rất cần thiết để đảm bảo năng suất. Ngắt hoa đực, bỏ hết đài và cánh hoa, quét nhị đực lên nướm vòi nhụy. Không nên phun thuốc trừ sâu xông hơi mạnh trong thời gian chấm nụ. Mỗi cây thường để 1 - 3 trái tùy theo khoảng cách trồng và độ phì của đất.

Các loại hoa đực, hoa cái thường nở rộ vào khoảng 7-8 giờ sáng đối với vụ xuân hè và 9-10 giờ sáng với vụ thu đông, đây là những thời điểm thụ phấn bổ sung tốt nhất (kéo dài trễ hơn thì tỷ lệ đậu trái kém hơn hoặc không đậu). Vào lúc thời tiết thuận lợi khô ráo ta tiến hành thụ phấn nhân tạo cho rau. Chọn những hoa cái hoàn chỉnh, nhuỵ hoa có đầy đủ đài hoa, núm nhuỵ, cánh hoa, không bị sâu, bệnh hại ở những vị trí định cho đậu quả để thụ phấn. Lấy hoa đực to, đẹp, không sâu bệnh, nhị đực phân thuỳ có bao phấn to màu vàng sáng ở cây này để thụ phấn cho hoa cái cây kia phát huy được ưu thế lai, quả sẽ to, đẹp hơn là thụ phấn cho hoa cùng gốc.

Dùng tay hay kéo cắt lấy hoa đực có đoạn cuống dài 5cm, cắt hoặc vặt hết cánh hoa cho khỏi vướng đầu nhị có bao phấn, chấm nhẹ đầu nhị của hoa đực vào núm nhuỵ của hoa cái sao cho hạt phấn màu vàng mịn từ hoa đực bám vào núm nhuỵ hoa cái là đạt yêu cầu.

Vào mùa mưa, sau khi thụ phấn nên dời những nụ cái lên chỗ cao ráo không bị đọng nước tránh bị rụng thối trái, khi trái đã lớn nên dùng rơm rạ, cỏ khô lót để trái không bị hư và có màu sắc tươi đẹp.

Để đạt tỷ lệ đậu quả cao, trước và sau khi thụ phấn nhân tạo cho bí cần cung cấp đầy đủ và cân đối các loại phân bón, nước tưới và phòng trừ tốt các loại sâu, bệnh hại theo qui trình kỹ thuật của cơ quan nông nghiệp địa phương hướng dẫn.

Trần Hà

 

Nguồn:
Từ khóa:

Trồng trọt khác:

26/12/2024 - Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây đậu xanh
26/12/2024 - Quy trình kỹ thuật chăm sóc cây cà chua
26/12/2024 - Quy trình kỹ thuật trồng và chăm sóc bí xanh
26/12/2024 - Quy trình kỹ thuật trồng và chăm sóc cải củ
26/12/2024 - Kỹ thuật chăm sóc, quản lý vườn cam thời kỳ kiến thiết cơ bản
26/12/2024 - Quy trình kỹ thuật trồng hành tăm
26/12/2024 - Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây cà rốt
26/12/2024 - Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây dưa hấu
25/12/2024 - Kỹ thuật canh tác cây ớt cay
25/12/2024 - Kỹ thuật gieo trồng chăm sóc cây mướp đắng
25/12/2024 - Một số sâu, bệnh hại trên cây mướp đắng và cách phòng trừ
25/12/2024 - Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây lạc
25/12/2024 - Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây dưa chuột
25/12/2024 - Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây dưa bở
24/12/2024 - Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây ba kích
 
  VIDEO CLIPS  
Video
Thu gom vỏ chai bao thuốc BVTV - Nổ lực từ các địa phương
Kỹ thuật chăm sóc bưởi giai đoạn quả non
Kỹ thuật úm gà
Chăm sóc hươu vào mùa khai thác nhung
Phát triển kinh tế từ nuôi ốc bươu đen
PS Nông nghiệp tuần hoàn chi phí thấp, lợi nhuận cao
PS Đẩy mạnh sản xuất hữu cơ trên cây ăn quả có múi
Nông nghiệp tuần hoàn xu thế tất yếu
Tình hình phát triển cây ăn quả có múi tại Hà Tĩnh
Phòng trừ sâu bệnh trước khi lúa trổ bông
 
  VĂN BẢN MỚI  
Về việc đẩy mạnh công tác Khuyến nông

Thông báo Danh sách thí sinh trúng tuyển vào làm việc tại Trung tâm Khuyến nông tại kỳ tuyển dụng năm 2022

Thông báo chương trình thực tập sinh tại Hàn Quốc

Chương trình khuyến nông tỉnh Hà Tĩnh giai đoạn 2023-2025

Chương trình Khuyến nông tỉnh Hà Tĩnh, giai đoạn 2023 - 2025

NGHỊ QUYẾT HỘI NGHỊ LẦN THỨ NĂM BAN CHẤP HÀNH TRUNG ƯƠNG ĐẢNG KHOÁ XIII về nông nghiệp, nông dân, nông thôn đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045

Phòng trừ sâu bệnh hại lúa từ nay đến cuối vụ xuân năm 2022

Quy định chính sách khuyến khích phát triển nông nghiệp, nông thôn gắn với tỉnh đạt chuẩn nông thôn mới trên địa bàn Hà Tĩnh.

NGHỊ QUYẾT CỦA BAN CHẤP HÀNH ĐẢNG BỘ TỈNH Về tập trung lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Đề án “Thí điểm xây dựng tỉnh Hà Tĩnh đạt chuẩn nông thôn mới, giai đoạn 2021 - 2025”

KẾ HOẠCH: Khuyến nông năm 2021

 
THƯ VIỆN ẢNH
THỐNG KÊ TRUY CẬP
Đang truy cập 5
Máy chủ tìm kiếm 10
Khách viếng thăm 7
Hôm nay: 1,445
Tất cả: 1,343,364
  FANPAGE FACEBOOK  
 
  Trang chủ I  Giới thiệu   I  Tin tức   I  Hoạt động khuyến nông   I  Hoạt động ngành NN   I  Cẩm nang kỹ thuật   I  Gương điển hình   I  Chuyên đề NN-NT   I  Dự Án    

Trung tâm Khuyến nông Hà Tĩnh
Địa chỉ: Số 150 đường Trần Phú, TP Hà Tĩnh, tỉnh Hà Tĩnh
Điện thoại: 0393 856739/ Fax: 0393 856737 - Hotline: 0914.886.618
Email: [email protected] - Website: http://khuyennonghatinh.com