>> HOẠT ĐỘNG NGÀNH NN |

Sớm nhân rộng, chuyển giao kết quả Đề tài khoa học “Nghiên cứu Giải pháp tổng hợp để phòng trừ giáp xác gây hại rừng ngập mặn tỉnh Hà Tĩnh”
Tin đăng ngày: 16/2/2025 - Xem: 2192

Việc nhân rộng và chuyển giao kết quả Đề tài khoa học “Nghiên cứu Giải pháp tổng hợp để phòng trừ giáp xác gây hại rừng ngập mặn tỉnh Hà Tĩnh” là nhiệm vụ cấp thiết, góp phần bảo vệ tài nguyên rừng và phát triển bền vững hệ sinh thái ven biển.

Theo số liệu diễn biến rừng, Hà Tĩnh có gần 690 ha rừng ngập mặn, tập trung dọc cửa sông các huyện Nghi Xuân, Lộc Hà, thành phố Hà Tĩnh, Cẩm Xuyên, Kỳ Anh, thị xã Kỳ Anh… Hệ sinh thái rừng ngập mặn Hà Tĩnh phong phú với nhiều loài động thực vật thuỷ sinh có giá trị kinh tế cao, tập trung phần lớn ở khu vực các cửa sông lớn như Cửa Hội, Cửa Sót, Cửa Nhượng và Cửa Khẩu. Rừng ngập mặn chủ yếu là các cây mắm, đước, sú vẹt, trang, bần... Ngoài tạo cảnh quan môi trường biển, rừng tránh gió cho tàu thuyền của ngư dân, chắn sóng, triều cường, bảo vệ tuyến đê biển. Rừng ngập mặn nếu phát triển tốt sẽ góp phần giúp chống lại thiên tai, giảm xói lở và bảo vệ đất, giảm ô nhiễm, hạn chế các tác động tiêu cực của biến đổi khí hậu và bảo vệ sinh kế cho người dân.

Upload

Hà Tĩnh có hệ sinh thái rừng ngập mặn  phong phú với nhiều loài động thực vật thuỷ sinh có giá trị kinh tế cao. 

Tuy nhiên, trong thời gian qua (từ năm 2020 đến nay) đã có hàng chục ha rừng ngập mặn bị chết, làm giảm độ phủ xanh rừng ngập mặn tại các cửa biển ở Hà Tĩnh như: 40ha rừng ngập mặn ở xã Kỳ Hà, thị xã Kỳ Anh chết bất thường, chưa xác định rõ nguyên nhân; 25 ha rừng ngập mặn được trồng ở xã Thạch Hạ và Đồng Môn trong Dự án đầu tư thí điểm xây dựng vườn ươm, hướng dẫn kỹ thuật ươm cây rừng ngập mặn và trồng mới cây rừng ngập mặn tại thành phố Hà Tĩnh cũng bị chết, chưa rõ nguyên nhân và một số diện tích khác cũng tương tự. Một số chuyên gia, nhà quản lý ban đầu nhận định rừng bị chết có khả năng vì nhiều lý do như chênh lệch độ mặn, sốc môi trường nước, khí hậu khắc nghiệt, tuổi thọ của cây thuộc rừng cũ, các loài cây mới trồng chưa phù hợp điều kiện thổ nhưỡng và khí hậu. Tuy nhiên, do không đưa ra kết luận cụ thể, khiến việc phục hồi, phủ xanh rừng ngập mặn thành vấn đề nan giải, khó khăn.

 Xuất phát từ thực tế đó, Trung tâm Bảo tồn Thiên nhiên và phát triển, thuộc Liên hiệp cá Hội Khoa học kỹ thuật Việt Nam cùng với nhóm nghiên cứu đã triển khai thực hiện Đề tài nghiên cứu khoa học “Nghiên cứu giải pháp tổng hợp để phòng trừ giáp xác gây hại rừng ngập mặn tỉnh Hà Tĩnh” trong thời gian 02 năm (từ tháng 12/2022 đến hết tháng 11/2024) trên địa bàn các huyện ven biển có diện tích rừng ngập mặn (Nghi Xuân, Thạch Hà, Cẩm Xuyên, thành phố Hà Tĩnh, Kỳ Anh, thị xã Kỳ Anh). Đơn vị đã tiến hành khảo sát, đánh giá thực tế và chỉ ra nhiều khu rừng ngập mặn ven biển tỉnh Hà Tĩnh đang có xu hướng suy giảm về diện tích, chất lượng rừng, bởi một trong những nguyên nhân là do nhóm sinh vật gây hại. Sự tàn phá của chúng âm thầm, trong một thời gian dài nên không được chú trọng, cho đến khi nhận thấy diện tích rừng ngập mặn chết hàng loạt (đặc biệt là diện tích ở rừng ngập mặn mới trồng và cả diện tích rừng lâu năm tại khu vực Thạch Hạ, Đồng Môn – thành phố Hà Tĩnh, Kỳ Hà – thị xã Kỳ Anh…). Vì vậy, đây là vấn đề rất nan giải, bức xúc của địa phương cần giải quyết trong mục tiêu phát triển bền vững hệ sinh thái rừng ngập mặn ven biển Hà Tĩnh.

Ngày 14/12/2024 vừa qua, Sở Khoa học và Công nghệ Hà Tĩnh đã phối hợp với Trung tâm Bảo tồn Thiên nhiên và phát triển (đơn vị chủ trì thực hiện Đề tài) cùng các chuyên gia về ngành nông nghiệp đã nghiên cứu, chỉ ra nguyên nhân gây hại rừng ngập mặn tại Hà Tĩnh và đề xuất các phương án phục hồi rừng. Nhóm chuyên gia thực hiện kiểm tra, nghiên cứu tại 4 khu vực rừng ngập mặn ở cửa sông lớn Hà Tĩnh gồm: Cửa Hội (huyện Nghi Xuân), Cửa Sót (huyện Lộc Hà), Cửa Nhượng (huyện Cẩm Xuyên) và Cửa Khẩu (huyện Kỳ Anh). Nghiên cứu chỉ ra tổng diện tích rừng ngập mặn bị gây hại, có dấu hiệu chết, kém phát triển là gần 290/688ha. Kết quả bước đầu nghiên cứu tại các khu vực rừng ngập mặn ở Hà Tĩnh đã ghi nhận có 18 loài sinh vật gây hại thuộc 15 giống, 13 họ trong 7 bộ. Trong đó có 5 loài giáp xác gây hại chính, đặc biệt loài giáp xác chân đều được xác định là nguyên nhân chính khiến rừng ngập mặn bị chết.

Công trình nghiên cứu khoa học này đã cho thấy rất có ý nghĩa thiết thực, cần thiết trong giai đoạn hiện nay ở các địa phương, nhất là trước thực trạng rừng ngập mặn đang bị suy giảm, nhất là do yếu tố sâu bệnh hại gây ra trong thời gian qua khá nhiều (chưa có công trình khoa học nào nghiên cứu chuyên sâu nào cả); UBND tỉnh Hà Tĩnh đã có Văn bản 4123/UBND-TH1 ngày 25/6/2020 gửi Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, các Bộ ngành Trung ương đề nghị hướng dẫn, giúp đỡ hiện tượng sinh vật gây hại rừng ngập mặn Dự án Quản lý nguồn nước tổng hợp và phát triển đô thị trong mối liên hệ với biến đổi khí hậu tại tỉnh Hà Tĩnh (IWMC). Năm 2020, Đoàn chuyên gia của Trung ương về khảo sát sinh vật gây hại rừng ngập mặn (do Cục Bảo  vệ thực vật, Trung tâm Bảo vệ thực vật vùng IV, Tổng cục Lâm nghiệp, Viện Khoa học Lâm nghiệp, cùng với địa phương, các Sở ngành) đã tiến hành kiểm tra, khảo sát thực tế, tìm hiểu, đánh giá và đã có kết luận, đánh giá sơ bộ và có những khuyến cáo nhưng chưa thực sự tìm ra giải pháp hữu hiệu.

Upload

 Hội đồng nghiệm thu cấp tỉnh do Sở Khoa học và Công nghệ chủ trì, phối hợp Sở Nông nghiệp và PTNT và các nhà khoa học…

Đến nay, sau 02 năm triển khai công trình đã hoàn thành các sản phẩm, báo cáo chuyên đề chính: (i) Điều tra và đánh giá sinh cảnh sống của loài sinh vật hại cây ngập mặn ở vùng nghiên cứu; (ii) Nghiên cứu một số tập tính dinh dưỡng và sinh sản của loài giáp xác vùng nghiên cứu; (iii) Nghiên cứu thử nghiệm một số biện pháp phòng trừ loài giáp xác gây hại trên cây ngập mặn; (iv) Tổng hợp, đề xuất giải pháp và biên soạn tài liệu hướng dẫn kỹ thuật phòng trừ loài giáp xác gây hại rừng ngập mặn tại Hà Tĩnh. Từ các kết quả điều tra, thí nghiệm, phân tích các chỉ số có luận chứng khoa học, Đề tài đã xác định được 03 loài giáp xác gây hại chính: Balanus amphitrite (Hà sun), Metopograpsus latifrons (Cáy), Sphaeroma terebrans (Giáp xác chân đều. Đưa ra các đặc điểm hình thái xác định các loại giáp xác gây hại rừng ngập mặn, mô tả hình thái, đặc điểm sinh dưỡng, vòng đời, đặc điểm kiếm ăn, mùa vụ phát triển, tập tính cư trú, sinh sản, loài cây rừng ngập mặn gây hại. Đồng thời, Đề tài cũng đã đưa ra 3 giải pháp (giải pháp kỹ thuật lâm sinh, giải pháp cơ học, giải pháp sinh học) bằng 7 biện pháp cụ thể (chọn giống cây trồng, thu gom, sử dụng cọc nhử, biện pháp hỗn hợp, rào cản vật lý, xua đuổi, thiên địch) để từ đó đưa ra các khuyến cáo, biên soạn các tài liệu hướng dẫn cách phòng trừ… 

Trong đó, cần đặc biệt cần chú trọng lựa chọn cây giống phù hợp với điều kiện tự nhiên, ít sâu bệnh như đước, bần chua, hạn chế sử dụng các loài trang cho khu vực có mức độ gây hại cao của giáp xác chân đều. Đối với các cây trồng đã bị gây hại cần thu gom xử lý, đặt các cọc thử, hộp bẫy và sơn quấn thân cây ngập mặn nhằm hạn chế sự tấn công của giáp xác. Ngoài ra, sử dụng vịt nuôi làm thiên địch hay dịch chiết từ cây mướp sáp cũng giúp hạn chế sự xâm nhập, lây lan và phá hủy cây rừng của các loài giáp xác.

 Do vậy, sản phẩm Đề tài khoa học “Nghiên cứu Giải pháp tổng hợp để phòng trừ giáp xác gây hại rừng ngập mặn tỉnh Hà Tĩnh” rất có ý nghĩa thiết thực, cần sớm nhân rộng và chuyển giao đến các địa phương, đơn vị và người dân trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh, nhất là các khu vực ven biển có rừng ngập mặn (Nghi Xuân, Thạch Hà, Cẩm Xuyên, thành phố Hà Tĩnh, Kỳ Anh, thị xã Kỳ Anh) để chủ động phòng trừ hiệu quả, góp phần thực hiện công tác bảo vệ và phát triển rừng trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh./.

Văn Thắng

 

Nguồn:
Từ khóa:

khác:

3/4/2025 - Xã Thượng Lộc đa dạng hóa vật nuôi nâng cao giá trị sản xuất
3/4/2025 - Làm giàu từ mô hình kinh tế trang trại tổng hợp
17/3/2025 - Phát triển sản phẩm OCOP từ tiềm năng địa phương
16/3/2025 - Thành phố Hà Tĩnh triển khai nuôi trồng thủy sản vụ Xuân Hè 2025  
16/2/2025 - Sớm nhân rộng, chuyển giao kết quả Đề tài khoa học “Nghiên cứu Giải pháp tổng hợp để phòng trừ giáp xác gây hại rừng ngập mặn tỉnh Hà Tĩnh”
15/1/2025 - Lão nông biến đồi cằn thành trang trại tổng hợp cho thu nhập cao
6/1/2025 - Thực hiện khung lịch thời vụ thả giống nuôi trồng thủy sản năm 2025
6/1/2025 - Vườn mai lớn của lão nông xứ Cẩm tất bật vào vụ Tết
27/11/2024 - Khuyến nông Hà tĩnh nỗ lực cụ thể hóa sản xuất nông nghiệp hữu cơ, nông nghiệp tuần hoàn
27/11/2024 - Tăng hiệu quả bằng trồng rau củ quả xen canh, gối vụ trên vùng đất cát bạc màu
27/11/2024 - Hiệu quả trồng cây niễng trên đất lúa kém hiệu quả
21/11/2024 - Nâng cao thu nhập nhờ trồng dâu nuôi tằm
19/11/2024 - Mùa mưa, mùa của những người dân lầm lũi về đêm thu hoạch sản phẩm thiên nhiên ban tặng
12/11/2024 - Cho thu nhập gần 2 tỷ đồng mỗi năm từ mô hình kinh tế tổng hợp
12/11/2024 - Sản phẩm nông nghiệp tiêu biểu Hà Tĩnh sẵn sàng cho Lễ hội
 
  VIDEO CLIPS  
Video
Thu gom vỏ chai bao thuốc BVTV - Nổ lực từ các địa phương
Kỹ thuật chăm sóc bưởi giai đoạn quả non
Kỹ thuật úm gà
Chăm sóc hươu vào mùa khai thác nhung
Phát triển kinh tế từ nuôi ốc bươu đen
PS Nông nghiệp tuần hoàn chi phí thấp, lợi nhuận cao
PS Đẩy mạnh sản xuất hữu cơ trên cây ăn quả có múi
Nông nghiệp tuần hoàn xu thế tất yếu
Tình hình phát triển cây ăn quả có múi tại Hà Tĩnh
Phòng trừ sâu bệnh trước khi lúa trổ bông
 
  VĂN BẢN MỚI  
Về việc đẩy mạnh công tác Khuyến nông

Thông báo Danh sách thí sinh trúng tuyển vào làm việc tại Trung tâm Khuyến nông tại kỳ tuyển dụng năm 2022

Thông báo chương trình thực tập sinh tại Hàn Quốc

Chương trình khuyến nông tỉnh Hà Tĩnh giai đoạn 2023-2025

Chương trình Khuyến nông tỉnh Hà Tĩnh, giai đoạn 2023 - 2025

NGHỊ QUYẾT HỘI NGHỊ LẦN THỨ NĂM BAN CHẤP HÀNH TRUNG ƯƠNG ĐẢNG KHOÁ XIII về nông nghiệp, nông dân, nông thôn đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045

Phòng trừ sâu bệnh hại lúa từ nay đến cuối vụ xuân năm 2022

Quy định chính sách khuyến khích phát triển nông nghiệp, nông thôn gắn với tỉnh đạt chuẩn nông thôn mới trên địa bàn Hà Tĩnh.

NGHỊ QUYẾT CỦA BAN CHẤP HÀNH ĐẢNG BỘ TỈNH Về tập trung lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Đề án “Thí điểm xây dựng tỉnh Hà Tĩnh đạt chuẩn nông thôn mới, giai đoạn 2021 - 2025”

KẾ HOẠCH: Khuyến nông năm 2021

 
THƯ VIỆN ẢNH
THỐNG KÊ TRUY CẬP
Đang truy cập 5
Máy chủ tìm kiếm 10
Khách viếng thăm 7
Hôm nay: 1,525
Tất cả: 1,343,444
  FANPAGE FACEBOOK  
 
  Trang chủ I  Giới thiệu   I  Tin tức   I  Hoạt động khuyến nông   I  Hoạt động ngành NN   I  Cẩm nang kỹ thuật   I  Gương điển hình   I  Chuyên đề NN-NT   I  Dự Án    

Trung tâm Khuyến nông Hà Tĩnh
Địa chỉ: Số 150 đường Trần Phú, TP Hà Tĩnh, tỉnh Hà Tĩnh
Điện thoại: 0393 856739/ Fax: 0393 856737 - Hotline: 0914.886.618
Email: [email protected] - Website: http://khuyennonghatinh.com