>> HOẠT ĐỘNG NGÀNH NN | NÔNG NGHIỆP - NÔNG THÔN

Đẩy mạnh Quản lý rừng theo hướng bền vững và cấp Chứng chỉ rừng theo các tiêu chuẩn Quốc tế FSC/VFCS/PEFC trên địa bàn Hà Tĩnh  
Tin đăng ngày: 25/3/2025 - Xem: 991

Nhằm Quản lý rừng theo hướng bền vững và cấp Chứng chỉ rừng theo các tiêu chuẩn Quốc tế, thời gian qua, các cơ quan chuyên môn của ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh đã và đang tích cực, đồng hành, phối hợp với các đơn vị, địa phương có rừng trên địa bàn tỉnh không ngừng đẩy mạnh công tác tuyên truyền, hướng dẫn các chủ rừng xây dựng Phương án quản lý rừng bền vững; phối hợp triển khai khảo sát, thu thập thông tin, xây dựng kế hoạch và tuyên truyền đến các chủ rừng tham gia cấp Chứng chỉ quản lý rừng bền vững.

Toàn tỉnh Hà Tĩnh hiện có có 10 đơn vị chủ rừng là tổ chức đã hoàn thành xây dựng và được UBND tỉnh, đơn vị chức năng phê duyệt Phương án quản lý rừng bền vững với tổng diện tích 174.020 ha (quy hoạch rừng đặc dụng 74.501 ha; quy hoạch rừng phòng hộ 75.961,4 ha; quy hoạch rừng sản xuất 23.557,4 ha), cụ thể: Có 02 Ban quản lý rừng đặc dụng, với diện tích 98.511 ha (Ban quản lý Khu BTTN Kẻ Gỗ 41.481 ha; Vườn Quốc gia Vũ Quang 57.030 ha); Có 03 Ban quản lý rừng phòng hộ, với diện tích 55.022 ha (Ban quản lý RPH Hồng Lĩnh 9.684 ha; Ban quản lý RPH Nam Hà Tĩnh 20.315 ha; Ban quản lý RPH Sông Ngàn Phố 25.024 ha); Có 04 tổ chức kinh tế, với diện tích 20.176 ha (Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp và Dịch vụ Hương Sơn 19.867 ha; Công ty Lâm nghiệp Hà Tĩnh; Công ty Cổ phần xăng dầu Thanh Vân 10,52 ha; Công ty Cổ phần Hồng Lam Xuân Thành 2,94 ha); Có 01 tổ chức Khoa học và Công nghệ, với diện tích 311 ha (Trung tâm nghiên cứu sinh thái nhân văn Vùng cao). Ngoài ra đối với diện tích rừng trồng sản xuất của các hộ gia đình, cá nhân; trong quá trình liên kết, hợp tác để thực hiện cấp chứng chỉ quản lý rừng bền vững đã xây dựng và phê duyệt Phương án quản lý rừng bền vững theo quy định. Trong quá trình xây dựng và thực hiện Phương án quản lý rừng bền vững, các chủ rừng là tổ chức trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh luôn nhận được sự quan tâm, chỉ đạo sát sao của UBND tỉnh, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; sự phối hợp chặt chẽ, kịp thời của các đơn vị liên quan, sự ủng hộ của chính quyền và cộng đồng địa phương.

UploadHà Tĩnh đã có 04 doanh nghiệp, tổ chức liên kết với các hộ gia đình thực hiện cấp chứng chỉ quản lý rừng bền vững với tổng diện tích 13.231,86 ha rừng trồng.

Với những lợi ích mà chứng chỉ quản lý rừng bền vững mang lại, đa số người dân, các đơn vị chủ rừng trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh đã đồng loạt hưởng ứng tham gia một cách tích cực, triển khai thực hiện đánh giá cấp chứng chỉ rừng theo các tiêu chuẩn Quốc tế FSC/VFCS/PEFC. Đến nay, toàn tỉnh Hà Tĩnh đã có 34.524,42 ha rừng (rừng tự nhiên 20.550,25ha; rừng trồng 13.709,75ha; đất chưa có rừng 264,42ha) đã được cấp chứng chỉ quản lý rừng bền vững cho 06 tổ chức, hợp tác xã trên địa bàn 05 huyện, cụ thể: Huyện Hương Sơn: 25.961ha (rừng tự nhiên 20.550,25ha; rừng trồng 5.146,39ha; đất chưa có rừng 264,42ha)/02 tổ chức, gồm: Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp và Dịch vụ Hương Sơn 19.867,36ha (rừng tự nhiên 20.550,25ha; rừng trồng 5.146,39ha; đất chưa có rừng 264,42ha); Liên hiệp HTX Chứng chỉ rừng Tây Kim 6.093,7ha (rừng tự nhiên 1.425,2ha; rừng trồng 4.668,5ha). Huyện Kỳ Anh: 3.684,96ha rừng trồng/01 tổ chức (Hợp tác xã Lâm nghiệp Thuận Nhiên); huyện Cẩm Xuyên: 1.058,97ha rừng trồng/01 tổ chức (HTX Lâm nghiệp Thừa Thiên Huế); huyện Hương Khê: 2.098,12ha rừng trồng/01 tổ chức (HTX Lâm nghệp Hương Khê); huyện Thạch Hà: 1.721,29ha rừng trồng/01 tổ chức (Công ty TNHH Chế biến Thương mại Việt Trang). Loại chứng chỉ rừng được cấp: Chứng chỉ FSC: 31.367,33ha (rừng tự nhiên 20.550,25ha, rừng trồng 10.552,66ha, đất chưa có rừng 264,42ha)/04 tổ chức (Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp và Dịch vụ Hương Sơn, Liên hiệp HTX Chứng chỉ rừng Tây Kim, Hợp tác xã Lâm nghiệp Thuận Nhiên, Công ty TNHH Chế biến Thương mại Việt Trang). Chứng chỉ VFCS/PEFC: 3.157,09 ha rừng trồng/02 tổ chức (HTX Lâm nghiệp Thừa Thiên Huế, HTX Lâm nghệp Hương Khê).

Bên cạnh đó, việc khuyến khích, tạo điều kiện thực hiện liên kết giữa các Doanh nghiệp lớn với các đơn vị chủ rừng, Hợp tác xã, Tổ hợp tác, hộ gia đình để phát triển các chuỗi liên kết khép kín từ khâu giống, trồng rừng, chế biến, tiêu thụ sản phẩm nhằm nâng cao giá trị gia tăng sản phẩm gỗ rừng trồng cũng đang được đẩy mạnh thực hiện. Đến nay, trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh đã có 04 doanh nghiệp, tổ chức liên kết với các hộ gia đình thực hiện cấp chứng chỉ quản lý rừng bền vững với tổng diện tích 13.231,86 ha rừng trồng; trong đó có 02 doanh nghiệp đã thực hiện liên kết với phát triển nguồn nguyên liệu gỗ hợp pháp và nâng cao giá trị cho ngành chế biến gỗ các hộ dân để phát triển các chuỗi liên kết khép kín từ khâu giống, trồng rừng, chế biến, tiêu thụ sản phẩm với diện tích 8.563,36 ha (gồm: Công ty An Việt Phát liên kết với 532 hộ dân ở huyện Hương Khê trên tổng diện tích 2.098 ha, liên kết với 950 hộ dân ở huyện Kỳ Anh với tổng diện tích 3.684,9 ha; Công ty Việt Trang liên kết với 544 hộ gia đình ở huyện Thạch Hà với tổng diện tích 1.721,29 ha).

Trồng rừng theo các tiêu chuẩn Quốc tế FSC/VFCS/PEFC không chỉ mang lại hiệu quả cao hơn về mặt kinh tế mà còn mang lại những lợi ích thiết thực về giá trị môi trường, tăng độ che phủ rừng, nâng cao giá trị sản xuất lâm nghiệp, tăng cường quản lý và phát triển rừng bền vững; tạo sức lan tỏa tích cực, hiệu ứng rộng khắp để cùng hướng tới một mục tiêu phát triển bền vững. Việc chuyển đổi trồng rừng gỗ lớn là xu hướng tất yếu trong thực hiện Chiến lược phát triển ngành Lâm nghiệp bền vững. Vì vậy, để thực hiện có hiệu quả mục tiêu phát triển trồng rừng gỗ lớn có chứng chỉ, tỉnh Hà Tĩnh đã và đang hỗ trợ các tổ chức, cá nhân tiếp cận những chính sách về lâm nghiệp; nâng cao năng lực quản lý rừng bền vững và chứng chỉ rừng; tổ chức sản xuất gắn với tiêu thụ sản phẩm gỗ theo chuỗi giá trị gỗ rừng trồng; khuyến khích người dân sử dụng giống có nguồn gốc, chất lượng để tăng năng suất, chất lượng rừng trồng; đồng thời củng cố các HTX lâm nghiệp theo hướng bền vững. Phấn đấu đến năm 2030 toàn tỉnh Hà Tĩnh có khoảng hơn 37.000 ha rừng được cấp chứng chỉ, trong đó rừng trồng sản xuất 32.000 ha, rừng cao su hơn 5.000 ha, góp phần thực hiện thắng lợi Nghị quyết số 19-NQ/TW ngày 16/6/2022 của BCH Trung ương Đảng về nông nghiệp, nông dân, nông thôn đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, Quyết định số 523/QĐ-TTg ngày 01/4/2021 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược phát triển lâm nghiệp Việt Nam giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 và Nghị quyết số 04-NQ/TU ngày 07/12/2017 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Hà Tĩnh về tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo công tác quản lý, bảo vệ, phát triển và khai thác hiệu quả tiềm năng, lợi thế rừng và đất lâm nghiệp đến năm 2025 và những năm tiếp theo./.

                                                                                Văn Thắng

Nguồn:
Từ khóa:

Nông nghiệp - Nông thôn khác:

16/4/2025 - Đẩy mạnh ứng dụng kỹ thuật tạo và chế tác trầm hương Phúc Trạch
25/3/2025 - Nông dân chủ động phòng trừ sâu bệnh hại lạc xuân
25/3/2025 - Đẩy mạnh Quản lý rừng theo hướng bền vững và cấp Chứng chỉ rừng theo các tiêu chuẩn Quốc tế FSC/VFCS/PEFC trên địa bàn Hà Tĩnh  
13/3/2025 - Chè Xuân, vụ chè mang niềm vui, niềm hy vọng một năm thắng lợi của người trồng chè
13/3/2025 - Đức Thọ tích cực chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh bảo vệ  lúa Xuân 2025
13/3/2025 - Trồng Thiên Niên Kiện dưới tán rừng, hướng đi mới phát triển kinh tế rừng theo hướng bền vững
13/3/2025 - Thực hiện hiệu quả Chính sách chi trả giảm phát thải khí nhà kính vùng Bắc Trung Bộ (ERPA) tại tỉnh Hà Tĩnh
10/3/2025 - Dưa chuột – cây trồng đem lại hiệu quả kinh tế cao trong vụ đông cho người dân Lộc Yên
28/2/2025 - Mùa xuân, mùa của những người “thợ” cần mẫn giữa vườn hoa bưởi
27/2/2025 - Hà Tĩnh đẩy mạnh phát triển nuôi tôm thâm canh công nghệ cao
27/2/2025 - Nâng cao chất lượng, hiệu quả nghề chăn nuôi hươu sao
17/2/2025 - Tập trung chăm sóc cây cam sau thu hoạch
16/2/2025 - Một số kinh nghiệm trong chọn và thả tôm giống
12/2/2025 - Chủ động phòng chống rét, chuẩn bị đủ giống cho nuôi trồng thủy sản năm 2025
11/2/2025 - Người chăn nuôi hươu Hương Sơn chuẩn bị đón mùa lộc nhung
 
  VIDEO CLIPS  
Video
Thu gom vỏ chai bao thuốc BVTV - Nổ lực từ các địa phương
Kỹ thuật chăm sóc bưởi giai đoạn quả non
Kỹ thuật úm gà
Chăm sóc hươu vào mùa khai thác nhung
Phát triển kinh tế từ nuôi ốc bươu đen
PS Nông nghiệp tuần hoàn chi phí thấp, lợi nhuận cao
PS Đẩy mạnh sản xuất hữu cơ trên cây ăn quả có múi
Nông nghiệp tuần hoàn xu thế tất yếu
Tình hình phát triển cây ăn quả có múi tại Hà Tĩnh
Phòng trừ sâu bệnh trước khi lúa trổ bông
 
  VĂN BẢN MỚI  
Về việc đẩy mạnh công tác Khuyến nông

Thông báo Danh sách thí sinh trúng tuyển vào làm việc tại Trung tâm Khuyến nông tại kỳ tuyển dụng năm 2022

Thông báo chương trình thực tập sinh tại Hàn Quốc

Chương trình khuyến nông tỉnh Hà Tĩnh giai đoạn 2023-2025

Chương trình Khuyến nông tỉnh Hà Tĩnh, giai đoạn 2023 - 2025

NGHỊ QUYẾT HỘI NGHỊ LẦN THỨ NĂM BAN CHẤP HÀNH TRUNG ƯƠNG ĐẢNG KHOÁ XIII về nông nghiệp, nông dân, nông thôn đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045

Phòng trừ sâu bệnh hại lúa từ nay đến cuối vụ xuân năm 2022

Quy định chính sách khuyến khích phát triển nông nghiệp, nông thôn gắn với tỉnh đạt chuẩn nông thôn mới trên địa bàn Hà Tĩnh.

NGHỊ QUYẾT CỦA BAN CHẤP HÀNH ĐẢNG BỘ TỈNH Về tập trung lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Đề án “Thí điểm xây dựng tỉnh Hà Tĩnh đạt chuẩn nông thôn mới, giai đoạn 2021 - 2025”

KẾ HOẠCH: Khuyến nông năm 2021

 
THƯ VIỆN ẢNH
THỐNG KÊ TRUY CẬP
Đang truy cập 5
Máy chủ tìm kiếm 10
Khách viếng thăm 7
Hôm nay: 1,443
Tất cả: 1,343,362
  FANPAGE FACEBOOK  
 
  Trang chủ I  Giới thiệu   I  Tin tức   I  Hoạt động khuyến nông   I  Hoạt động ngành NN   I  Cẩm nang kỹ thuật   I  Gương điển hình   I  Chuyên đề NN-NT   I  Dự Án    

Trung tâm Khuyến nông Hà Tĩnh
Địa chỉ: Số 150 đường Trần Phú, TP Hà Tĩnh, tỉnh Hà Tĩnh
Điện thoại: 0393 856739/ Fax: 0393 856737 - Hotline: 0914.886.618
Email: [email protected] - Website: http://khuyennonghatinh.com