>> GƯƠNG ĐIỂN HÌNH |

Xã Thượng Lộc đa dạng hóa vật nuôi nâng cao giá trị sản xuất
Tin đăng ngày: 3/4/2025 - Xem: 1250

Là một xã thuộc vùng Trà Sơn của huyện Can Lộc với diện tích gần 2.800 ha, xã Thượng Lộc có nhiều thế mạnh, tiềm năng sản xuất nông nghiệp. Bên cạnh phát triển về cây ăn quả, những năm qua, thực hiện chủ trương tái cơ cấu ngành nông nghiệp gắn với nâng cao giá trị sản xuất, chính quyền địa phương đã đẩy mạnh đa dạng hóa vật nuôi nhằm nâng cao thu nhập cho người dân, góp phần phát triển kinh tế - xã hội và xây dựng Nông thôn mới.

Năm 2019, anh Nguyễn Văn Đức tại thôn Anh Hùng bỏ số vốn hơn 1 tỷ đồng thuê 2 ha đất, mua 80 con chồn để nuôi sinh sản (60 chồn con cái, 20 con chồn đực) và xây dựng 180 ô chuồng, thành lập trang trại nuôi chồn hương Đức Thắng để khởi nghiệp từ loại động vật hoang dã này. Thời gian đầu khi mới chăn nuôi, mặc dù gặp nhiều khó khăn, nhưng nhờ tìm tòi học hỏi và áp dụng tốt kỹ thuật nuôi nên đàn chồn hương ngày càng sinh sôi, phát triển. Đến nay, trang trại có quy mô lên tới 3.000 ô chuồng với 700 con chồn cái sinh sản, 200 con đực giống và hơn 1.000 con chồn thương phẩm trở thành một trong những trang trại nuôi chồn hương lớn nhất cả nước. Mỗi năm trang trại xuất bán ra thị trường từ 2.000 đến 3.000 con chồn giống, đem lại nguồn thu hơn 10 tỷ đồng. Ngoài ra, trang trại còn liên kết liên kết với một số trại chồn khác nhằm cung cấp con giống, thiết kế, thi công chuồng trại, đồng thời chuyển giao kỹ thuật và bao tiêu sản phẩm đầu ra cho người có mong muốn đầu tư nuôi loài động vật này. Là một mô hình mới điển hình về phát triển kinh tế, traị chồn hương Đức Thắng tạo việc làm cho rất nhiều lao động tại địa phương với mức lương từ 10 -15 triệu đồng/tháng.

UploadTrang trại chăn nuôi chồn hương của anh Nguyễn Văn Đức ở thôn Anh Hùng, xã Thượng Lộc, huyện Can Lộc, Hà Tĩnh

Để có được thành quả như ngày hôm nay, theo kinh nghiệm của anh Đức, ngoài việc đầu tư chuồng trại thì việc lựa chọn con giống cũng như việc quản lý, chăm sóc chồn là rất quan trọng vì chồn hương là động vật hoang dã, đòi hỏi người nuôi phải am hiểu đặc tính của loài vật này.

Còn đây là hệ thống trang trại chăn nuôi gà theo hướng liên kết của anh Nguyễn Thọ, thôn Thanh Mỹ, xã Thượng Lộc, huyện Can Lộc. Anh Thọ cho biết, sau khi tìm hiểu các mô hình chăn nuôi theo hướng trang trại liên kết anh đã mạnh dạn đầu tư hệ thống chuồng trại quy mô, khép kín rộng 1.200m2. Anh đầu tư lắp đặt giàn mát, quạt thông gió để kiểm soát nhiệt độ trong chuồng, máng ăn uống tự động điều chỉnh định lượng phù hợp đối với từng giai đoạn phát triển của gà. Ngoài ra trang trại gà còn có máy phát điện dự phòng và hệ thống lọc nước xử lý tia UV đảm bảo chất lượng an toàn. Nhờ đầu tư bài bản về chuồng trại, áp dụng kỹ thuật chăn nuôi tiên tiến, đến nay, mô hình của gia đình anh Thọ có tổng đàn lên tới 12 nghìn con gà siêu thịt. Mỗi năm, trung bình gia đình anh quay vòng được 2-3 lứa.

Trang trại của anh Thọ hiện đang liên kết với Công ty TNHH Japfa Comfeed Việt Nam. Công ty chịu trách nhiệm cung cấp giống và bao tiêu sản phẩm cho trang trại. Việc nuôi gà theo chuỗi liên kết mang lại thu nhập ổn định; gia đình anh chỉ phải đầu tư chuồng trại, công chăm sóc, còn lại từ con giống, thuốc thú y và kỹ thuật đều có công ty hỗ trợ. Khi gà đủ trọng lượng theo quy định, Công ty sẽ bao tiêu sản phẩm và thanh toán theo lứa gà được xuất với giá gia công từ 6.200 - 6.500 đồng/kg. Mỗi năm đem lại lợi nhận cho gia đình anh từ 150 đến 200 triệu đồng.

Phát triển kinh tế gia đình từ mô hình chăn nuôi tổng hợp đã và đang là hướng đi mang lại hiệu quả kinh tế cao đối với người dân xã Thượng Lộc. Thông qua mô hình, nhiều người dân trong xã đã vươn lên phát triển kinh tế và làm giàu chính đáng, tiêu biểu là gia đình bà Nguyễn Thị Ánh ở thôn Anh Hùng.

Tận dụng diện tích đất vườn đồi rộng, bà Ánh đầu tư chuồng trại nuôi lợn khép kín với đầy đủ trang thiết bị nhằm tạo môi trường nuôi tốt nhất cho giống lợn nái sinh sản và nguồn giống lợn thịt tại chỗ. Với số lượng hơn 10 con lợn nái sinh sản hiện có, trung bình mỗi năm sản xuất ra khoảng 180 đến 200 con lợn giống. Đàn lợn con sau khi tách mẹ sẽ được chuyển sang chuồng nuôi thịt, một phần con giống sẽ cung cấp cho bà con có nhu cầu mua về chăn nuôi. Chuồng nuôi lợn thịt luôn duy trì quy mô từ 50 - 70 lợn thịt/lứa. Đàn lợn thịt được nuôi đạt trọng lượng từ 110 - 130 kg mới đáp ứng đủ tiêu chuẩn xuất chuồng và sẽ được thương lái đến thu mua tại nhà. Mỗi năm gia đình bà Ánh bán từ 130-150 con lợn thịt, đem lại nguồn thu từ hơn 150 triệu đồng mỗi năm.

UploadMô hình chăn nuôi lợn của bà Nguyễn Thị Ánh ở thôn Anh Hùng, xã Thượng Lộc mỗi năm đem lại thu nhập từ 200 đến 250 triệu đồng.

Cùng với sự đầu tư bài bản và chịu khó, ham học hỏi bà Ánh đã biết cách tổ chức, sản xuất và khai thác hiệu quả 2ha đất vườn thành trang trại tổng hợp. Không chỉ dừng ở việc chăn nuôi lợn thịt, bà Ánh đầu tư cải tạo diện tích mặt nước để nuôi các loại cá truyền thống (mè, trôi, trắm,…) kết hợp với thả nuôi từ 500 -700 con vịt theo hình thức cuốn chiếu. Nhờ chăn nuôi theo phương pháp an toàn sinh học, lựa chọn giống tốt có tỷ lệ sống cao, tốc độ lớn nhanh, chất lượng thịt thơm ngon và được thị trường ưa chuộng. Sau khi trừ chi phí, mỗi năm bà Ánh lãi tư chăn nuôi cá và vịt hơn 100 triệu đồng. Với mô hình kinh tế trang trại tổng hợp này, bình quân một năm gia đình bà Ánh thu nhập được từ 200 đến 250 triệu đồng, giúp kinh tế gia đình được nâng cao và cải thiện hơn.

Trên thực tế nghề chăn nuôi đã trở thành một trong những nguồn thu nhập chính của nhiều gia đình ở nông thôn, do tranh thủ được nguồn thức ăn từ tự nhiên và mang lại lợi nhuận khá cao. Do đó, các địa phương cần khuyến khích nông dân phát triển thêm nhiều đối tượng nuôi khác nhằm góp phần đa đạng hóa vật nuôi, giảm áp lực về đầu ra và chủ động được nguồn cung, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, truy xuất được nguồn gốc.

Ông Nguyễn Hải - Phó Chủ tịch UBND xã thượng Lộc, huyện Can Lộc cho biết: Phát huy tiềm năng lợi thế có nhiều diện tích tự nhiên, trong những năm qua, địa phương đã vận động, tuyên truyền người dân đẩy mạnh phát triển các mô hình kinh tế tổng hợp theo hướng đa cây, đa con. Hiện nay, bên cạnh duy trì tốt các mô hình, chính quyền địa phương đang phối hợp các đơn vị chuyên môn tăng cường công tác tập huấn kỹ thuật giúp người dân áp dụng thực hiện nhằm tạo ra sản phẩm chất lượng, an toàn, đồng thời tích cực tìm hiểu các công ty để liên kết bao tiêu sản phẩm giúp người dân yên tâm sản xuất và hướng tới phát triển bền vững.

Việc tổ chức sản xuất nông nghiệp theo hướng đa dạng các đối tượng vật nuôi nhằm đạt hiệu quả kinh tế ngày càng cao là hướng đi đang được nông dân nhiều địa phương thực hiện nhằm phát huy lợi thế về khả năng sản xuất một số loại vật nuôi cho năng suất, chất lượng, khả năng cạnh tranh và giá trị gia tăng, phát triển bền vững. Tuy nhiên, để phát triển mạnh nghề chăn nuôi rất cần sự hỗ trợ của Nhà nước về cơ chế, chính sách, đặc biệt là chính sách ưu đãi về tín dụng. Cùng với đó các trang trại, các hộ chăn nuôi cần áp dụng các biện pháp an toàn sinh học, đảm bảo vệ sinh môi trường, an toàn thực phẩm.

Phú Hòa

 

 

Nguồn:
Từ khóa:

khác:

3/4/2025 - Xã Thượng Lộc đa dạng hóa vật nuôi nâng cao giá trị sản xuất
3/4/2025 - Làm giàu từ mô hình kinh tế trang trại tổng hợp
17/3/2025 - Phát triển sản phẩm OCOP từ tiềm năng địa phương
16/3/2025 - Thành phố Hà Tĩnh triển khai nuôi trồng thủy sản vụ Xuân Hè 2025  
16/2/2025 - Sớm nhân rộng, chuyển giao kết quả Đề tài khoa học “Nghiên cứu Giải pháp tổng hợp để phòng trừ giáp xác gây hại rừng ngập mặn tỉnh Hà Tĩnh”
15/1/2025 - Lão nông biến đồi cằn thành trang trại tổng hợp cho thu nhập cao
6/1/2025 - Thực hiện khung lịch thời vụ thả giống nuôi trồng thủy sản năm 2025
6/1/2025 - Vườn mai lớn của lão nông xứ Cẩm tất bật vào vụ Tết
27/11/2024 - Khuyến nông Hà tĩnh nỗ lực cụ thể hóa sản xuất nông nghiệp hữu cơ, nông nghiệp tuần hoàn
27/11/2024 - Tăng hiệu quả bằng trồng rau củ quả xen canh, gối vụ trên vùng đất cát bạc màu
27/11/2024 - Hiệu quả trồng cây niễng trên đất lúa kém hiệu quả
21/11/2024 - Nâng cao thu nhập nhờ trồng dâu nuôi tằm
19/11/2024 - Mùa mưa, mùa của những người dân lầm lũi về đêm thu hoạch sản phẩm thiên nhiên ban tặng
12/11/2024 - Cho thu nhập gần 2 tỷ đồng mỗi năm từ mô hình kinh tế tổng hợp
12/11/2024 - Sản phẩm nông nghiệp tiêu biểu Hà Tĩnh sẵn sàng cho Lễ hội
 
  VIDEO CLIPS  
Video
Thu gom vỏ chai bao thuốc BVTV - Nổ lực từ các địa phương
Kỹ thuật chăm sóc bưởi giai đoạn quả non
Kỹ thuật úm gà
Chăm sóc hươu vào mùa khai thác nhung
Phát triển kinh tế từ nuôi ốc bươu đen
PS Nông nghiệp tuần hoàn chi phí thấp, lợi nhuận cao
PS Đẩy mạnh sản xuất hữu cơ trên cây ăn quả có múi
Nông nghiệp tuần hoàn xu thế tất yếu
Tình hình phát triển cây ăn quả có múi tại Hà Tĩnh
Phòng trừ sâu bệnh trước khi lúa trổ bông
 
  VĂN BẢN MỚI  
Về việc đẩy mạnh công tác Khuyến nông

Thông báo Danh sách thí sinh trúng tuyển vào làm việc tại Trung tâm Khuyến nông tại kỳ tuyển dụng năm 2022

Thông báo chương trình thực tập sinh tại Hàn Quốc

Chương trình khuyến nông tỉnh Hà Tĩnh giai đoạn 2023-2025

Chương trình Khuyến nông tỉnh Hà Tĩnh, giai đoạn 2023 - 2025

NGHỊ QUYẾT HỘI NGHỊ LẦN THỨ NĂM BAN CHẤP HÀNH TRUNG ƯƠNG ĐẢNG KHOÁ XIII về nông nghiệp, nông dân, nông thôn đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045

Phòng trừ sâu bệnh hại lúa từ nay đến cuối vụ xuân năm 2022

Quy định chính sách khuyến khích phát triển nông nghiệp, nông thôn gắn với tỉnh đạt chuẩn nông thôn mới trên địa bàn Hà Tĩnh.

NGHỊ QUYẾT CỦA BAN CHẤP HÀNH ĐẢNG BỘ TỈNH Về tập trung lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Đề án “Thí điểm xây dựng tỉnh Hà Tĩnh đạt chuẩn nông thôn mới, giai đoạn 2021 - 2025”

KẾ HOẠCH: Khuyến nông năm 2021

 
THƯ VIỆN ẢNH
THỐNG KÊ TRUY CẬP
Đang truy cập 5
Máy chủ tìm kiếm 10
Khách viếng thăm 7
Hôm nay: 1,545
Tất cả: 1,343,464
  FANPAGE FACEBOOK  
 
  Trang chủ I  Giới thiệu   I  Tin tức   I  Hoạt động khuyến nông   I  Hoạt động ngành NN   I  Cẩm nang kỹ thuật   I  Gương điển hình   I  Chuyên đề NN-NT   I  Dự Án    

Trung tâm Khuyến nông Hà Tĩnh
Địa chỉ: Số 150 đường Trần Phú, TP Hà Tĩnh, tỉnh Hà Tĩnh
Điện thoại: 0393 856739/ Fax: 0393 856737 - Hotline: 0914.886.618
Email: [email protected] - Website: http://khuyennonghatinh.com