TRANG CHỦ | CẨM NANG KỸ THUẬT  

Những lưu ý khi úm gia cầm trong mùa lạnh

Hiện nay, nhiều bà con nông dân trên địa bàn Hà Tĩnh đang đầu tư tái đàn chăn nuôi nhằm phát triển sản xuất và cung cấp nguồn thực phẩm cho Tết Nguyên Đán sắp tới. Đối với gia cầm, để có con giống tốt đảm bảo phát triển khỏe mạnh thì khâu úm giai đoạn còn nhỏ là một trong những khâu kỹ thuật quan trọng. Đặc điểm sinh lý của gia cầm con khi mới nở là có thân nhiệt chưa ổn định, và thân nhiệt thấp hơn gà trưởng thành, khả năng điều tiết thân nhiệt kém nên dễ mất nhiệt và dễ mắc bệnh đường hô hấp hay đường tiêu hóa do giảm sức đề kháng và bị chết vì lạnh. Vì vậy, để hạn chế các tác động có hại đến gia cầm con và có được nguồn giống đảm bảo, khi úm cần chú ý một số vấn đề sau đây:

Bổ cứu sản xuất trên cây trồng sau mưa lũ

Từ ngày 16/10 đến ngày 20/10/2020 trên địa bàn Hà Tĩnh xảy ra mưa lớn với lượng mưa từ 1.107 – 1.383,6 mm. Mưa lũ đã làm trên 31.000 hộ gia đình bị ngập sâu trong nước, nhiều diện tích cây trồng vụ Đông và cây ăn quả bị ngập úng và hư hỏng. Để kịp thời khôi phục sản xuất sau mưa lũ đề nghị thực hiện các giải pháp sau:

ỨNG DỤNG CHẾ PHẨM SINH HỌC EM TRONG NUÔI TÔM

Việc lạm dụng hóa chất, kháng sinh trong nuôi tôm thâm canh hiện nay đã phá vỡ cân bằng sinh thái và tác động xấu đến môi trường, chất lượng sản phẩm kém và tồn lưu các hóa chất, kháng sinh cấm sử dụng đang tạo nên rào cản trong việc xuất khẩu tôm Việt Nam ra thị trường thế giới. Ứng dụng công nghệ sinh học (CNSH) trong nuôi tôm thương phẩm hiện nay được coi là một giải pháp hỗ trợ mang tính tất yếu để ngành nuôi tôm công nghiệp phát triển ổn định và bền vững.

Ngộ độc hữu cơ trên cây lúa

Vừa thu hoạch lúa vụ Đông Xuân xong, trong thời gian ngắn, bà con nông dân triển khai gieo cấy vụ Hè Thu, rơm rạ và tàn dư hữu cơ bị vùi trong đất chưa kịp phân hủy. Bên cạnh đó với nền nhiệt độ cao, tốc độ phân hủy chất hữu cơ diễn ra mạnh mẽ, lượng axit hữu cơ và một số khí độc như: CH4, H2S.... được giải phóng nhiều làm tăng khả năng hòa tan một số các chất trong đất có thể gây độc cho cây lúa, làm ảnh hưởng xấu đến quá trình hô hấp và dinh dưỡng khoáng của cây gây nên hiện tượng lúa bị ngộ độc hữu cơ ở một số diện tích.

SẢN XUẤT LÚA SỬ DỤNG PHÂN HỮU CƠ VI SINH

Xu thế thế giới đang ra sức phát triển một nền nông nghiệp bền vững hay còn gọi là nông nghiệp hữu cơ. Trong đó yếu tố phân bón hữu cơ đóng vai trò quan trọng. Phân hữu cơ vừa cung cấp các chất dinh dưỡng đa, trung và vi lượng cho cây trồng, vừa cung cấp cho đất một lượng mùn lớn để duy trì sự hoạt động của các sinh vật và vi sinh vật. Nhằm khuyến khích bà con nông dân sản xuất ra các sản phẩm nông nghiệp đảm bảo an toàn thực phẩm đồng thời sản xuất nông nghiệp thông minh thích ứng với biến đổi khí hậu, xin giới thiệu cùng bà con nông dân và bạn đọc Quy trình sản xuất lúa sử dụng một số phân hữu cơ vi sinh như sau:

Những lưu ý chăm sóc trâu bò trong mùa nắng nóng

Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, mùa hè năm nay nắng nóng có thể kéo dài và có xu thế diễn biến bất thường. Với mức nhiệt cao và kéo dài sẽ ảnh hưởng đến khả năng sinh trưởng, phát triển và giảm sức đề kháng của đàn vật nuôi, nguy cơ phát sinh và lây lan dịch bệnh là rất cao. Để giảm thiểu tác động do nắng nóng gây hại trên trâu, bò, người chăn nuôi cần lưu ý một số biện pháp kỹ thuật sau:

Một số biện pháp chống nóng cho gia súc, gia cầm

Trong những ngày vừa qua nhiệt độ thường duy trì ở mức khá cao ( từ 36 – 380C ) đó là những yếu tố gây bất lợi trong chăn nuôi nhất là chăn nuôi tập trung, mật độ cao. Gia súc, gia cầm thường ăn kém, ốm yếu, sức đề kháng bị suy giảm mạnh, năng suất sản xuất giảm. Các loại dịch bệnh như: tiêu chảy, cảm nóng, cảm nắng, viêm phổi, tụ huyết trùng, dại..… dễ phát sinh. Để hạn chế những ảnh hưởng xấu của nhiệt độ cao, thời tiết nắng nóng, bà con cần thực hiện một số biện pháp chống nóng cho gia súc, gia cầm như sau:

Một số khuyến cáo trong nuôi ngao khi thời tiết nắng nóng

Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng thủy văn Quốc gia, nắng nóng tiếp tục xảy ra trên diện rộng, nền nhiệt độ cao nhất trong ngày phổ biến 37-40 độ, có nơi trên 40 độ.

Một số biện pháp chống nóng cho thủy sản

Vào mùa hè, nắng nóng kéo dài hoặc mưa gió bất thường sẽ khiến các yếu tố môi trường ao nuôi thay đổi đột ngột, dẫn đến thủy sản nuôi bị sốc hoặc phát sinh bệnh, ảnh hưởng đến năng suất và sản lượng nuôi.

Một số lưu ý khi sử dụng vắc xin cho vật nuôi

Trong những năm gần đây, ngành chăn nuôi đã có những bước phát triển, song song với đó là môi trường càng trở nên ô nhiễm cộng với những điều kiện bất lợi từ thời tiết, ngoại cảnh,... dẫn đến dịch bệnh xảy ra ngày càng nhiều và phức tạp, gây thiệt hại lớn cho người chăn nuôi. Do đó, công tác quản lý dịch bệnh cho đàn vật nuôi trở nên rất quan trọng, quyết định tới hiệu quả chăn nuôi. Sử dụng vắc xin để chủ động phòng chống dịch bệnh cho đàn vật nuôi được xem là một trong những biện pháp hiệu quả và ít tốn kém hơn cho người chăn nuôi.

Hướng dẫn Phòng trừ rầy nâu, rầy lưng trắng hại lúa vụ Xuân 2020

Hiện nay, lúa vụ Xuân đã có khoảng 28.000ha trổ bông, dự kiến đến 25/4/2020 cơ bản trổ xong. Kết quả điều tra của Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật và báo cáo của Trung tâm Ứng dụng Khoa học kỹ thuật và Bảo vệ cây trồng vật nuôi các huyện, thành phố, thị xã đến ngày 15/4/2019 rầy nâu, rầy lưng trắng phát sinh gây hại với mật độ trung bình 700-1.000 con/m2, nơi cao 2.000 - 3.000 con/m2, cục bộ ổ 3.000-5.000 con/m2 (Tùng Châu, Tân Dân, Long Lập - Đức Thọ) rầy chủ yếu tuổi 4, tuổi 5 và có sự xen gối lứa, diện tích nhiễm 9ha (Đức Thọ 5ha, Cẩm Xuyên 3ha, Can Lộc 1ha). Dự báo lứa rầy tiếp theo sẽ ra rộ từ thời điểm 22/4/2020 trở đi có nguy cơ gây cháy cục bộ ở một số diện tích có mật độ rầy cao chưa tiến hành phòng trừ. Để hạn chế thiệt hại, bảo vệ an toàn sản xuất vụ xuân 2020, Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật hướng dẫn một số biện pháp kỹ thuật như sau:

Bệnh sán lá gan ở trâu bò

Bệnh sán lá gan là một bệnh khá phổ biến ở trâu, bò. Bệnh thường ở thể mãn tính nên chỉ làm cho trâu, bò gầy yếu, chậm lớn mà không gây ốm cấp tính hoặc quỵ ngã ngay. Ở nước ta, trâu bò bị nhiễm sán lá gan quanh năm và xảy ra ở tất cả các lứa tuổi. Tuy nhiên, hiện nay người chăn nuôi vẫn chưa quan tâm nhiều đến căn bệnh này và chưa có các biện pháp phòng chống bệnh cho đàn trâu, bò một cách có hiệu quả.

 1   2   3   4   5   6   7   8   9    » Tiếp    » 

 
 
  VIDEO CLIPS  
Video
Thu gom vỏ chai bao thuốc BVTV - Nổ lực từ các địa phương
Kỹ thuật chăm sóc bưởi giai đoạn quả non
Kỹ thuật úm gà
Chăm sóc hươu vào mùa khai thác nhung
Phát triển kinh tế từ nuôi ốc bươu đen
PS Nông nghiệp tuần hoàn chi phí thấp, lợi nhuận cao
PS Đẩy mạnh sản xuất hữu cơ trên cây ăn quả có múi
Nông nghiệp tuần hoàn xu thế tất yếu
Tình hình phát triển cây ăn quả có múi tại Hà Tĩnh
Phòng trừ sâu bệnh trước khi lúa trổ bông
 
  VĂN BẢN MỚI  
Về việc đẩy mạnh công tác Khuyến nông

Thông báo Danh sách thí sinh trúng tuyển vào làm việc tại Trung tâm Khuyến nông tại kỳ tuyển dụng năm 2022

Thông báo chương trình thực tập sinh tại Hàn Quốc

Chương trình khuyến nông tỉnh Hà Tĩnh giai đoạn 2023-2025

Chương trình Khuyến nông tỉnh Hà Tĩnh, giai đoạn 2023 - 2025

NGHỊ QUYẾT HỘI NGHỊ LẦN THỨ NĂM BAN CHẤP HÀNH TRUNG ƯƠNG ĐẢNG KHOÁ XIII về nông nghiệp, nông dân, nông thôn đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045

Phòng trừ sâu bệnh hại lúa từ nay đến cuối vụ xuân năm 2022

Quy định chính sách khuyến khích phát triển nông nghiệp, nông thôn gắn với tỉnh đạt chuẩn nông thôn mới trên địa bàn Hà Tĩnh.

NGHỊ QUYẾT CỦA BAN CHẤP HÀNH ĐẢNG BỘ TỈNH Về tập trung lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Đề án “Thí điểm xây dựng tỉnh Hà Tĩnh đạt chuẩn nông thôn mới, giai đoạn 2021 - 2025”

KẾ HOẠCH: Khuyến nông năm 2021

 
THƯ VIỆN ẢNH
THỐNG KÊ TRUY CẬP
Đang truy cập 5
Máy chủ tìm kiếm 10
Khách viếng thăm 7
Hôm nay: 127
Tất cả: 1,181,390
  FANPAGE FACEBOOK  
 
  Trang chủ I  Giới thiệu   I  Tin tức   I  Hoạt động khuyến nông   I  Hoạt động ngành NN   I  Cẩm nang kỹ thuật   I  Gương điển hình   I  Chuyên đề NN-NT   I  Dự Án    

Trung tâm Khuyến nông Hà Tĩnh
Địa chỉ: Số 150 đường Trần Phú, TP Hà Tĩnh, tỉnh Hà Tĩnh
Điện thoại: 0393 856739/ Fax: 0393 856737 - Hotline: 0914.886.618
Email: [email protected] - Website: http://khuyennonghatinh.com