Hiện nay đã bước vào sản xuất vụ Đông, hầu hết tại các hộ dân đều sản xuất rau nhằm phục vụ cho gia đình cũng như cung ứng cho thị trường. Vụ Đông tại Hà Tĩnh thường gặp điều kiện thời tiết bất thuận đầu vụ làm cho việc sản xuất gặp nhiều khó khăn, bên cạnh đó nhằm hỗ trợ việc sản xuất rau an toàn cho người sản xuất, người tiêu dùng và môi trường sống chúng tôi xin được giới thiệu “Quy trình kỹ thuật trồng rau an toàn” với các nội dung như sau:
Hiện nay đã bước vào sản xuất vụ Đông, hầu hết tại các hộ dân đều sản xuất rau nhằm phục vụ cho gia đình cũng như cung ứng cho thị trường. Vụ Đông tại Hà Tĩnh thường gặp điều kiện thời tiết bất thuận đầu vụ làm cho việc sản xuất gặp nhiều khó khăn, bên cạnh đó nhằm hỗ trợ việc sản xuất rau an toàn cho người sản xuất, người tiêu dùng và môi trường sống chúng tôi xin được giới thiệu “Quy trình kỹ thuật trồng rau an toàn” với các nội dung như sau:
Trồng cây, rau, hoa tại nhà đang phổ biến của nhiều hộ gia đình hiện nay, với mục đích không chỉ tạo ra sản phẩm an toàn mà còn là niềm vui của nhiều người. Tuy nhiên, để rau củ phát triển tốt đòi hỏi đất trồng phải có đủ dưỡng chất. Vì vậy, phân bón là thành phần không thể thiếu. Thay vì sử dụng các loại phân bón được bán sẵn trên thị trường, hay phân chuồng chứa nhiều vi khuẩn, nguy cơ ô nhiễm, các hộ tự ủ phân bón hữu cơ (phân compost) với nguyên liệu là các rác thải hữu sinh hoạt hay rác thải sản xuất. Không chỉ mang tính tiết kiệm, đây còn được xem là giải pháp tích cực góp phần bảo vệ môi trường, giảm thiểu lượng rác thải ra môi trường. Chúng tôi xin giới thiệu “Quy trình ủ phân hữu cơ, phân vi sinh”
Điều kiện thời tiết nắng nóng, xen kẻ có mưa rào và giông là điều kiện thuận lợi để sâu cuốn lá nhỏ phát sinh và gây hại. Để chủ động phòng trừ, hạn chế thiệt hại do sâu cuốn lá nhỏ gây ra chúng tôi hướng dẫn phòng trừ sâu cuốn lá nhỏ hại lúa như sau:
Thụ phấn nhân tạo cho hoa Bưởi ngày càng được bà con áp dụng. Tuy nhiên, để có tỉ lệ đậu quả cao trong điều kiện thời tiết mưa rét kéo dài, người trồng Bưởi ở Hương khê đã tìm ra một giải pháp mới.
Thời điểm này, các trà lúa xuân ở Hà Tĩnh đang vào giai đoạn cuối đẻ nhánh và làm đòng. Do thời tiết ấm, độ ẩm cao nên sẽ là điều kiện thuận lợi cho sâu bệnh phát sinh gây hại, nhất là nguy cơ bùng phát dịch bệnh đạo ôn trên diện rộng là rất dễ xảy ra. Trước tình hình đó, Sở Nông nghiệp và PTNT Hà Tĩnh đã yêu cầu các đơn vị chuyên môn, chính quyền các địa phương phải triển khai ngay các biện pháp cấp thiết để chăm sóc bảo vệ lúa, không đợi đến khi dịch bệnh lây lan mới vào cuộc.
Vừa thu hoạch lúa vụ Đông Xuân xong, trong thời gian ngắn, bà con nông dân triển khai gieo cấy vụ Hè Thu, rơm rạ và tàn dư hữu cơ bị vùi trong đất chưa kịp phân hủy. Bên cạnh đó với nền nhiệt độ cao, tốc độ phân hủy chất hữu cơ diễn ra mạnh mẽ, lượng axit hữu cơ và một số khí độc như: CH4, H2S.... được giải phóng nhiều làm tăng khả năng hòa tan một số các chất trong đất có thể gây độc cho cây lúa, làm ảnh hưởng xấu đến quá trình hô hấp và dinh dưỡng khoáng của cây gây nên hiện tượng lúa bị ngộ độc hữu cơ ở một số diện tích.
Hiện nay, lúa vụ Xuân đã có khoảng 28.000ha trổ bông, dự kiến đến 25/4/2020 cơ bản trổ xong. Kết quả điều tra của Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật và báo cáo của Trung tâm Ứng dụng Khoa học kỹ thuật và Bảo vệ cây trồng vật nuôi các huyện, thành phố, thị xã đến ngày 15/4/2019 rầy nâu, rầy lưng trắng phát sinh gây hại với mật độ trung bình 700-1.000 con/m2, nơi cao 2.000 - 3.000 con/m2, cục bộ ổ 3.000-5.000 con/m2 (Tùng Châu, Tân Dân, Long Lập - Đức Thọ) rầy chủ yếu tuổi 4, tuổi 5 và có sự xen gối lứa, diện tích nhiễm 9ha (Đức Thọ 5ha, Cẩm Xuyên 3ha, Can Lộc 1ha). Dự báo lứa rầy tiếp theo sẽ ra rộ từ thời điểm 22/4/2020 trở đi có nguy cơ gây cháy cục bộ ở một số diện tích có mật độ rầy cao chưa tiến hành phòng trừ. Để hạn chế thiệt hại, bảo vệ an toàn sản xuất vụ xuân 2020, Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật hướng dẫn một số biện pháp kỹ thuật như sau:
Bệnh lùn sọc đen hại lúa, ngô là bệnh do virus gây ra, có khả năng gây mất trắng trên diện tích lớn. Bệnh bắt đầu gây hại nặng từ vụ mùa năm 2017 đến nay tại nhiều tỉnh phía Bắc mà không có thuốc phòng trừ.
Những năm gần đây, cùng với việc phát triển kinh tế vườn khá mạnh mẽ thì nhiều hộ dân tại Hà Tĩnh đã lựa chọn giống ổi Đài Loan để trồng và đã mang lại nguồn thu nhập đáng kể.
Để trồng ổi mang lại hiệu quả cao, người sản xuất cần lưu ý một số kỹ thuật trong chăm sóc như sau:
Thâm canh cây ăn trái trong mùa mưa bão sẽ gặp nhiều khó khăn hơn so với mùa nắng. Bài viết xin chia sẻ với bà con làm vườn một số biện pháp kỹ thuật để chăm sóc và bảo vệ vườn cây ăn trái trong mùa mưa bão.
Từ nhiều năm nay, cây cam đã trở thành một trong những cây trồng chủ lực, giúp cho người dân các huyện Hương Sơn, Hương Khê, Vũ Quang, Can Lộc đẩy mạnh phát triển sản xuất, vươn lên làm giàu. Tuy nhiên năm nay do thời tiết nắng nóng kéo dài liên tục đã khiến cho nhiều vườn cam bị khô cằn. Thời gian cam ra hoa lại gặp mưa. Một số vườn cam cũng đã xuất hiện bệnh vàng lá, gân xanh. Những yếu tố này được cảnh báo là sẽ ảnh hưởng đến sản lượng, chất lượng cam.
Hiện nay, trong sản xuất lúa, tỷ lệ sử dụng loại giống lúa đạt tiêu chuẩn như giống nguyên chủng, xác nhận 1, xác nhận 2 chỉ chiếm trên 30% diện tích, đây là nguyên nhân làm giảm năng suất và chất lượng lúa gạo. Việc mở rộng diện tích sử dụng giống lúa đạt tiêu chuẩn vào sản xuất đại trà là một trong những biện pháp thâm canh rất cần thiết để nâng cao thu nhập cho nông dân.
Những năm gần đây, nhận thức được tác hại của việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật trong sản xuất nông nghiệp nói chung và sản xuất rau màu nói riêng, người dân trên địa bàn huyện Bình Tân (Vĩnh Long) đã mạnh dạn đầu tư xây dựng những nhà lưới để phục vụ cho việc sản xuất rau màu.
Sản xuất vụ Xuân năm 2019 đến ngày 28/01/2019: Tổng diện tích gieo, cấy lúa toàn tỉnh là 51.068/58.853 ha đạt 86,77%KH (diện tích gieo thẳng 41.418 ha, diện tích cấy 9.650 ha). Hiện nay lúa cấy đang giai đoạn bén rễ - hồi xanh, một số diện tích gieo cấy giống Xi23, NX30, XT28, IR1820 tại Nghi Xuân bước vào thời kỳ đẻ nhánh, lúa gieo thẳng giai đoạn mũi chông - 3 lá. Cây trồng cạn: Lạc: diện tích gieo trỉa 60 ha tại huyện Hương Sơn (50 ha, Lộc Hà 10 ha), ngô lấy hạt: 650 ha/3.883 ha đạt 16,7%KH, rau các loại: 234 ha/4.812 ha đạt 4,9%KH.
Thành công với mô hình thanh long ruột đỏ, gia đình anh Lê Hồng Điệp đã trở thành địa chỉ để nhiều người dân trên địa bàn Hà Tĩnh đến tham quan, học hỏi. Cũng từ nhu cầu của bà con trong việc nhân giống, mở rộng diện tích, ngay sau vụ thu hoạch vừa qua, ạnh đã chặt tỉa cành để cung cấp giống cho bà con.
Trung tâm Khuyến nông Hà Tĩnh Địa chỉ: Số 150 đường Trần Phú, TP Hà Tĩnh, tỉnh Hà Tĩnh Điện thoại: 0393 856739/ Fax: 0393 856737 - Hotline: 0914.886.618 Email: [email protected] - Website: http://khuyennonghatinh.com