|
|
Hà Tĩnh có tiềm năng và lợi thế để phát triển mô hình sản xuất nghêu giống
Đó là nhận định của anh Lê Văn Hưng tại thôn 8, xã Giao An, huyện Giao Thủy, tỉnh Nam Định. Anh Hưng hiện là chủ cơ sở sản xuất nghêu giống với diện tích 28ha và trên 100ha nuôi nghêu thương phẩm. Mỗi năm anh cung cấp cho thị trường trong và ngoài tỉnh hàng tấn nghêu giống đủ loại thu lợi nhuận hàng chục tỷ đồng.
|
|
|
|
Một số biện pháp kỹ thuật phòng ngừa thiệt hại và khắc phục hậu quả do bão lũ gây ra cho thuỷ sản nuôi.
Vào mùa mưa bão, nhiều khó khăn phát sinh đối với nuôi trồng thủy sản do môi trường thay đổi đột ngột và ô nhiễm làm thủy sản nuôi bị yếu do sốc, dẫn đến bỏ ăn, thậm chí bị chết do nhiễm dịch bệnh. Khi mưa nhiều làm cho nhiệt độ nước giảm đột ngột, nước mưa có tính axit và nước mưa rửa trôi phèn từ bờ xuống ao, làm cho pH nước trong ao nuôi giảm đột ngột, độ mặn giảm đột ngột (đối với nuôi nước lợ), giảm oxy hoà tan trong nước, giảm độ kiềm của nước. Nước mưa, nước lũ còn cuốn trôi phèn, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật và các chất thải độc hại từ ruộng, vườn, khu dân cư chảy vào sông, hệ thông kênh mương vào ao nuôi. Các đối tượng thủy sản nuôi có thể bị thất thoát do mực nước dâng cao làm tràn bờ, vỡ bờ. Bão gió lớn, sóng to, dòng chảy xiết làm vỡ, hỏng, cuốn trôi lồng bè…Nhằm giảm thiểu thiệt hại do mưa bão gây ra, căn cứ tài liệu hướng dẫn của cơ quan chuyên môn và tình hình thực tế nuôi thủy sản trong tỉnh xin lưu ý đến các hộ nuôi thủy sản trong tỉnh một số biện pháp kỹ thuật phòng ngừa hạn chế thiệt hại và khắc phục hậu quả do bão lũ gây ra cho thuỷ sản nuôi.
|
|
|
|
|
Hiệu quả từ công tác đào tạo, tập huấn Khuyến nông.
Nông nghiệp Hà Tĩnh phát triển nhanh, mạnh khá toàn diện trên tất cả các lĩnh vực năng suất, sản lượng nông sản ngày càng được năng cao, đóng góp quan trọng vào sự phát triển kinh tế - xã hội ổn định, an ninh chính trị của tỉnh. Đó là nhờ sự đẩy mạnh trong công tác đào tạo, huấn luyện, chuyển giao khoa học kỹ thuật cho nông dân gắn kết chặt chẽ giữa lý thuyết và thực hành, Trung tâm Khuyến nông đã đóng góp một phần rất lớn về mọi mặt, xâu nối giữa cán bộ kỹ thuật với người sản xuất vô cùng quan trọng, tuy nhiên để phát huy được những lợi thế đó việc cập nhật các tiến bộ khoa học kỹ thuật mới vào sản xuất là hết sức quan trọng. Vì vậy, việc đào tạo nâng cao năng lực một cách toàn diện cho cán bộ khuyến nông, cộng tác viên khuyến nông và nông dân chủ chốt cần phải được tổ chức thường xuyên và liên tục trong cả hệ thống.
|
|
|
|
QUY TRÌNH KỸ THUẬT QUẢN LÝ BỆNH LÙN SỌC ĐEN HẠI LÚA
Bệnh lùn sọc đen là bệnh nguy hiểm, tác nhân gây bệnh lùn sọc đen hại lúa là vi-rút lùn sọc đen phương Nam. Môi giới truyền bệnh là rầy lưng trắng bao gồm cả rầy non và rầy trưởng thành đều truyền bệnh. Rầy sau khi nhiễm vi-rút có thể truyền bệnh đến khi chết. Bệnh lan truyền từ cây lúa bị bệnh sang cây khoẻ, từ vùng bị bệnh sang vùng chưa có bệnh nhờ sự di chuyển, phát tán của rầy lưng trắng. Bệnh có thể tồn tại trên lúa chét của cây bệnh trước đó, trên ngô, trên cỏ dại như cỏ lồng vực, cỏ chác, đuôi phụng và là nguồn chứa vi-rút để rầy truyền sang hại lúa. Triệu chứng bệnh lùn sọc đen là ở giai đoạn cây non lúa bị bệnh cứng và thấp lùn, lá ngắn, xanh đậm; rễ cứng và ngắn; lá lúa có thể xoắn ở đầu lá hoặc toàn bộ lá, một số lá bị rách hình chữ V, gân chính trên bẹ lá cũng bị sưng phồng. Từ giai đoạn làm đòng và khi lúa có lóng cây bị bệnh thường nảy chồi trên đốt thân và mọc nhiều rễ bất định, rễ mọc ngược. Trên bẹ và lóng thân xuất hiện nhiều u sáp, mới đầu màu trắng sau chuyển sang sọc đen. Cây lúa bị bệnh nặng không trỗ bông được hoặc trỗ bông không thoát và hạt thường bị đen.
|
|
|
|
Những biện pháp xử lý phèn hiệu quả
Phòng hiện tượng nhiễm lại phèn, nên kết hợp sử dụng phương pháp nâng cao ôxy, sử dụng vôi nung, cung cấp dinh dưỡng, sử dụng vi khuẩn quang hợp (EM). Ngoài ra, trong quá trình cải tạo ao, cần bổ sung canxi, magie, phospho...
|
|
|
|
Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây thanh long (phần 1)
Cây thanh long là một trong những cây ăn quả quan trọng của nước ta; được trồng nhiều ở các tỉnh Bình Thuận, Long An, Tiền Giang và rải rác ở một số tỉnh khác. Thanh long đóng góp đáng kể cho kim ngạch xuât khẩu quả tươi của Việt Nam trong những năm gần đây. Sau đây xin giới thiệu đến bà con kỹ thuật trồng và chăm sóc cây thanh long.
|
|
|
|
Cách nhận biết và khắc phục một số trường hợp bất thường của màu nước ao nuôi cá
Trong quá trình chăm sóc, quản lý ao nuôi cá, việc kiểm soát màu nước ao rất cần thiết, bởi màu nước ao phản ánh chỉ số của các yếu tố môi trường đang ở ngưỡng thích hợp hay ở mức báo động đối với sức khỏe của động vật thuỷ sản nuôi. Thực tế trong quá trình nuôi cá, màu nước ao có thể biến đổi, đòi hỏi người nuôi phải có kiến thức nhận biết để đánh giá chất lượng nước một cách chính xác thì mới có thể kịp thời xử lý. Dưới đây xin chia sẻ với bà con cách nhận biết và khắc phục một số màu nước thường gặp gây bất lợi trong nuôi cá nước ngọt.
|
|
|
|
Chăm sóc cây bưởi giai đoạn quả non
Huyện Hương Khê là địa phương có thế mạnh phát triển cây bưởi. Nhiều năm gần đây, cây bưởi không chỉ giúp người dân vươn lên làm giàu mà còn góp phần vào phát triển kinh tế của huyện và của tỉnh. Thời điểm này, bưởi Phúc Trạch đang bước vào giai đoạn cho quả non và rất cần được bổ sung dinh dưỡng cũng như phòng trừ sâu bệnh để duy trì năng suất, mẫu mã và chất lượng quả bưởi Phúc Trạch.
|
|
|
|
Kỹ thuật ương cá đối mục từ cá hương lên cá giống trong ao đất
Cá đối mục (Mugil cephalus Linnaeus, 1758) là đối tượng nuôi mới có giá trị kinh tế cao, phù hợp với điều kiện sinh thái ở các vùng nước lợ và vùng ven biển. Cá đối mục nuôi trong ao sinh trưởng tốt, thịt thơm ngon, thường sống theo đàn, thức ăn là thực vật, động vật phù du, động vật đáy, mùn bã hữu cơ.
|
|
|
|
Đẩy nhanh ứng dụng khoa học công nghệ trong sản xuất cam, bưởi
Những năm gần đây, Hà Tĩnh đẩy mạnh phong trào phát triển cây ăn quả có múi, đây được xem là hướng đi phù hợp để phát huy tốt các tiềm năng, lợi thế của vùng cũng như thực hiện công cuộc giảm nghèo bền vững, tiến tới làm giàu trên vùng đất khó. Diện tích cây ăn quả có múi ở Hà Tĩnh đang tăng nhanh, sản phẩm được thị trường ưa chuộng là nhờ thiên nhiên đã ưu ái ban tặng cho các vùng thổ nhưỡng và khí hậu phù hợp. Theo khảo sát, trong tổng diện tích cây ăn quả có múi tập trung chủ yếu tại các huyện Hương Khê, Hương Sơn, Vũ Quang, Can Lộc, trong đó có hơn 80% là vườn đồi, đất lâm nghiệp. Đặc biệt, những năm gần đây, người làm vườn đã biết kết hợp kinh nghiệm với việc ứng dụng khoa học kỹ thuật mới, cơ giới hóa sản xuất và tham gia đào tạo, tập huấn nên đã tạo ra được nhiều chuyển biến tích cực về nhiều mặt...
|
|
|
« Trước «
3
4
5
6
7
8
9
10
11
|
|
|
|
|