Về thăm vườn bưởi Phúc Trạch của chị Nguyễn Thị Thắng ở thôn 6, xã Hương Thủy gần đây, chúng tôi được đi dưới những tán lá xanh tươi đang vươn mình trong nắng sớm. Những quả bưởi to tròn, nặng trĩu, lủng lẳng trên cành chờ ngày thu hoạch.
Trong nh?ng nam qua, di?n tích tr?ng cây cam c?a Hà Tinh phát tri?n m?nh, d?c bi?t là ? nh?ng vùng d?i núi có d? d?c ph? bi?n t? 8 - 250 trên d?t lâm nghi?p, trong khi dó ngu?i tr?ng cam chua chú tr?ng d?n vi?c quy ho?ch, áp d?ng các ti?n b? k? thu?t m?i v? gi?ng, cham sóc, phòng tr? d?ch h?i, các bi?n pháp ch?ng xói mòn d?t và che ph? d?t, phuong án th? tru?ng tiêu th?,... nên x?y ra tình tr?ng phát tri?n “nóng” và thi?u tính b?n v?ng.
Thị trấn Hà Lam, huyện Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam mỗi năm có khoảng 60 ha trồng lúa giống trong tổng số 500 ha canh tác của địa phương. Hơn 5 năm qua, đây là vùng sản xuất giống truyền thống của Công ty CP Giống cây trồng Hà Tĩnh và nhiều đơn vị khác. Đầu ra sản phẩm tương đối ổn định khi được doanh nghiệp bao tiêu với giá trị cao hơn lúa thường từ 10-15% nên khi tham gia sản xuất lúa giống, nông dân không chỉ có lợi về mặt kinh tế mà còn được sử dụng lúa giống gốc chất lượng tốt để sản xuất ra giống có khả năng sinh trưởng tốt, kháng sâu bệnh cao. Nhiều nông dân cũng có điều kiện tiếp cận với tiến bộ kỹ thuật mới trên đồng ruộng sau khi được các cán bộ của doanh nghiệp thường xuyên kiểm tra và hướng dẫn.
Lúa là cây trồng chính gắn liền với đời sống hàng ngày của người dân; trong đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp, Hà Tĩnh vẫn xác định lúa là cây trồng cho sản phẩm chủ lực, quan trọng của tỉnh. Diện tích gieo trồng lúa hàng năm toàn tỉnh khoảng 97.000 – 100.000ha, năng suất trung bình 45 – 55 tạ/ha.
Với mục tiêu đánh giá được một số chỉ tiêu sinh trưởng của loài keo tai tượng trên địa bàn 2 huyện Hương Sơn và Hương Khê làm cơ sở đề xuất các biện pháp tác động nhằm nâng cao năng suất và chất lượng gỗ theo mục tiêu kinh doanh gỗ nhỏ, từ tháng 9/2016 đến tháng 3/2017, Trung tâm Khuyến nông đã triển khai mô hình “Điều tra, khảo sát ảnh hưởng mật độ đến sinh trưởng rừng trồng keo tai tượng tại 2 huyện Hương Khê và Hương Sơn”.
Cùng với kỳ vọng xuất khẩu thủy sản trong cả nước, nuôi tôm VietGAP đang được khuyến khích tại nhiều địa phương. Tại Hà Tĩnh, nuôi tôm được xác định là ngành kinh tế chủ lực, ngành nông nghiệp địa phương đang đẩy mạnh sản xuất liên kết tạo ra sản phẩm an toàn, có đầu ra ổn định mang lại giá trị thu nhập cao. Mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng theo VietGap có liên kết sản xuất, tiêu thụ đang được thực hiện rất hiệu quả ở Hà Tĩnh.
Vừa tất bật làm đất xuống giống lứa mới, vừa tỉ mẩn chăm sóc cho những thửa dược liệu khảo nghiệm lần đầu, bà con xã viên HTX Sản xuất cây dược liệu thôn Yên Khánh (Cẩm Vịnh - Cẩm Xuyên) đang kỳ vọng sẽ có một mùa dược liệu bội thu.
Nhân kỷ niệm 86 năm ngày thành lập Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, CLB Thanh niên phát triển kinh tế huyện Kỳ Anh phối hợp với Đoàn xã Kỳ Tây vừa ra mắt mô hình kinh tế chăn nuôi, trồng rừng nguyên liệu của đoàn viên Ông Văn Cường.
Từ anh thợ cơ khí thu nhập chỉ đủ đắp đổi qua ngày, anh Tô Quang Dũng mạnh dạn chuyển đổi sang nghề trồng rau và đã thành công.
Không chỉ sở hữu trang trại doanh thu bạc tỷ, anh còn là một trong những nông dân hiếm hoi tự xuất khẩu rau sang Hàn Quốc.
Sản xuất chè theo VietGAP là một chứng nhận giúp giám sát hoạt động sản xuất, chế biến và kinh doanh chè bền vững, an toàn và truy nguyên nguồn gốc sản phẩm. Chứng nhận đem lại lợi ích cho người sản xuất, thị trường và người tiêu dùng, bảo vệ môi trường sinh thái.
Thích nghi với mọi điều kiện môi trường và thị trường tiêu thụ rộng lớn chính là mảnh đất màu mỡ cho thanh long ruột đỏ có điều kiện “đơm hoa kết trái”. Sắc đỏ của loại cây ăn quả mới lạ này đã phủ đầy những cánh đồng xanh, tạo điểm nhấn trong phát triển kinh tế vườn đồi vùng phía Tây huyện Thạch Hà.
Trung tâm Khuyến nông Hà Tĩnh Địa chỉ: Số 150 đường Trần Phú, TP Hà Tĩnh, tỉnh Hà Tĩnh Điện thoại: 0393 856739/ Fax: 0393 856737 - Hotline: 0914.886.618 Email: [email protected] - Website: http://khuyennonghatinh.com