TRANG CHỦ | GƯƠNG ĐIỂN HÌNH  

Thành công mô hình “Sử dụng chế phẩm sinh học trong nuôi tôm thẻ chân trắng”

Những năm gần đây, nghề nuôi thẻ chân trắng ở Hà Tĩnh đã có sự phát triển cả về quy mô diện tích cũng như áp dụng khoa học kỹ thuật mới vào sản xuất đã mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người dân. Tuy nhiên, trong quá trình nuôi người dân vẫn còn lạm dụng việc sử dụng hóa chất, kháng sinh để xử lý ao nuôi và phòng trị bệnh cho tôm. Điều này đã ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng thương phẩm của tôm khi thu hoạch cũng như ảnh hưởng tới môi trường ao nuôi cho những vụ sau.

Rộn ràng mùa thu hoạch sen ở Thanh Châu

Giữa những ngày hè tháng 6 nắng chói chang, về vùng đất thị trấn Thạch Hà (huyện Thạch Hà, tỉnh Hà Tĩnh), dọc theo con đường đi vào thôn Thanh Châu chúng ta sẽ bắt gặp những ruộng sen rộng mênh mông, bát ngát đang độ hoa nở.

Nâng cao thu nhập vườn hộ nhờ trồng cây bưởi Diễn

Về với xã Lâm Trung Thủy, huyện Đức Thọ, tỉnh Hà Tĩnh vào một ngày tháng 5 dưới cái nóng oi bức của mùa hè, nhưng khi đến với thôn Văn Xá chúng tôi không khỏi ngạc nhiên khi ở đây cây cối vẫn có một màu xanh đậm tràn đầy sức sống. Đi từ vườn này qua vườn nọ là những cây bưởi trĩu quả.

U70 vẫn mạnh dạn đầu tư sản xuất nông nghiệp công nghệ cao

Đó là bà Nguyễn Thị Hoa sinh năm 1959 tại thôn Quyết Tiến - xã Đồng Môn - thành phố Hà Tĩnh. Bà đã mạnh dạn đầu tư xây dựng nhà lưới sản xuất giống dưa chuột Nhật Bản, mang lại hiệu quả kinh tế cao.

Hiệu quả mô hình trồng thâm canh cam đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm

Chủ trương xóa bỏ vườn tạp, thay thế các loại cây gỗ nguyên liệu giá trị kinh tế thấp bằng các loại cây ăn quả có múi đã được người dân miền núi hưởng ứng tích cực và bước đầu đem lại hiệu quả. Nhiều địa phương đã có những chính sách khuyến khích, hỗ trợ phát triển các loại cây ăn quả có múi và xem đây là những sản phẩm chủ lực, mũi đột phá trong phát triển nông nghiệp. Do đó, các loại cây này được phát triển ồ ạt, diện tích tăng rất nhanh, nhất là ở Vũ Quang, Hương Khê, Hương Sơn và một số địa phương có lợi thế về đất vườn đồi. Đến nay, cam, bưởi... đã bước đầu cho thấy tiềm năng, hiệu quả kinh tế, thích ứng trên nhiều vùng đất cao cạn, đất đồi vườn. Đặc biệt, tại các vùng sản xuất tập trung, ứng dụng công nghệ cao, nhiều gia đình đã thoát khỏi nghèo, vươn lên làm giàu ngay trên đồng đất quê hương.

Tưới nhỏ giọt cho cam thâm canh: Giảm chi phí, nâng cao hiệu quả

Trong những năm gần đây tình hình thiếu nước phục vụ cho tưới tiêu trong sản xuất nông nghiệp thường xuyên xảy ra ở khu vực Miền trung nói chung và tỉnh Hà Tĩnh nói riêng. Đặc biệt với tác động kép của tình hình biến đổi khí hậu, nước biển dâng đã tác động khiến khu vực này bị ảnh hưởng nặng nề về nạn hạn hán; nhiều khu vực xảy ra tình trạng thiếu nước sinh hoạt và phục vụ sản xuất, trong đó có huyện Vũ Quang. Năm 2019, hiện tượng nắng nóng với nền nhiệt độ cao trên 42oC kèm theo gió phơn khô nóng kéo dài làm ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp trên địa bàn, nhất là các loại cây ăn quả có múi. Theo số liệu thống kê, hiện nay, toàn huyện Vũ Quang đang có 3.435 ha cây ăn quả có múi, chủ yếu là các loại cam, chanh, bưởi. Trong số này có 1.852 ha đã cho quả với sản lượng 19.930 tấn trong vụ thu hoạch vừa qua; 35 ha vừa mới được trồng trong vụ xuân này; còn lại có độ tuổi từ 1 - 3 năm (sắp cho cho quả bói).. Cây có múi nói chung và cây cam chanh nói riêng, đã và đang đem lại hiệu quả kinh tế cao cho người dân, nhờ đạt năng suất cao và chất lượng tốt. Tuy nhiên, do tình hình hạn hán và xâm nhập mặn diễn ra ngày càng gay gắt làm ảnh hưởng xấu đến sản xuất nông nghiệp của người dân nơi đây. Do đó, để ứng phó với tình hình này và đảm bảo nhu cầu nước tưới trong sản xuất thì phương pháp tưới tiết kiệm nước là phương pháp hữu hiệu nhất. Chính vì vậy, “Mô hình tưới nhỏ giọt cho cây cam thâm canh tại huyện Vũ Quang, tỉnh Hà Tĩnh” đã được triển khai thực hiện.

Trồng thâm canh cam đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm: Hướng đi bền vững

Với mục tiêu giúp người dân nắm vững quy trình kỹ thuật trồng cam đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm và khai thác tiềm năng, lợi thế phát triển cây cam theo hướng hình thành được các vùng sản xuất cam an toàn quy mô lớn, góp phần chuyển dịch cơ cấu cây trồng theo hướng sản xuất hàng hóa, từng bước đưa nghề sản xuất cam tại các vùng quy hoạch trở thành nghề có thế mạnh trong sản xuất nông nghiệp. Được sự hỗ trợ của Trung tâm Khuyến nông Quốc gia, năm 2018, Trung tâm Khuyến nông Hà Tĩnh đã triển khai mô hình “Trồng thâm canh cam đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm” với quy mô 5ha tại 2 xã Nam Hương huyện Thạch Hà và xã Thường Nga, huyện Can Lộc

Hiệu quả từ mô hình thâm canh cam đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm

Sau 9 tháng triển khai thực hiện mô hình đã đạt kết quả cao, năng suất đạt trung bình 14,71 tấn/ha, giá bán trung bình 30 nghìn đồng/kg, cho doanh thu từ 441.300.000 đồng/ha, sau khi trừ chi phí cho lợi nhuận 315.955.000 đồng/ha cao hơn sản xuất đại trà của các hộ dân trong vùng 85.455.000 đồng/ha, về mẫu mã, chất lượng quả cam đẹp hơn, trọng lượng quả nặng hơn. Đây là mô hình được thực hiện theo hình thức nhà nước và nhân dân cùng làm, trong đó phát huy nội lực trong nhân dân là chính để áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất. Thông qua mô hình đã góp phần tăng thu nhập cho người dân vùng cam, tạo điểm đến tham quan học tập, nâng cao trình độ ứng dụng tiến bộ KHKT vào sản xuất cam; tạo tiền đề cho các địa phương thực hiện thắng lợi chương trình tái cơ cấu nông nghiệp của tỉnh; hạn chế việc sử dụng thuốc BVTV, cải thiện môi trường, tạo ra sản phẩm an toàn, đảm bảo sức khỏe cho người tiêu dùng.

Nuôi cá rô phi, mô hình hay cho xã khó

Nhiều năm qua, mô hình nuôi cá rô phi thâm canh đã khẳng định được hướng đi đúng cho các xã thuần nông, khó khăn trong xây dựng mô hình kinh tế nâng cao thu nhập cho người dân.

ĐỘT PHÁ ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ 4.0 VÀO SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP

Xác định ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất nông nghiệp là giải pháp hữu hiệu nhằm nâng cao giá trị, hiệu quả sản xuất và thu nhập, HTX nông nghiệp Gia Phúc tại xã Thường Nga, huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh đã ứng dụng chế độ tưới nước và cung cấp dinh dưỡng tự động được cài đặt kết nối với điện thoại thông minh và máy tính cũng như cơ giới hóa tất cả các khâu vào cây ăn quả của trang trại. Mô hình bước đầu đã khẳng định thế mạnh, cho thấy sự tiện ích trong vận hành, sử dụng và cây trồng phát triển nhanh, ổn định hơn so với phương thức canh tác truyền thống.

ADI 168 - Giống lúa triển vọng trên đất Hà Tĩnh

Giống lúa ADI 168 là giống lúa thuần chất lượng cao, được công ty Cổ phần đầu tư thương mại và phát triển nông nghiệp ADI chọn lọc từ quần thể nguồn gen lúa thuần nhập nội Trung Quốc qua chọn lọc phả hệ. Được công nhận chính thức giống cây trồng nông nghiệp mới tại các tỉnh phía Bắc theo Quyết định số 2123/QĐ-BNN-TT ngày 6/6/2018 của Bộ nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Giống lúa này được người dân Hà Tĩnh gieo cấy vụ Xuân 2019 cho năng suất cao, từ 60 - 65 tạ/ha.

Tấm gương Chi hội trưởng phụ nữ trong xây dựng Nông thôn mới

Là một Chi hội trưởng Hội phụ nữ thôn Trung Tân, xã Kỳ Khang, huyện Kỳ Anh, chị Đặng Thị Huấn luôn hăng hái, nhiệt tình tham gia trong phong trào thi đua các hoạt động của Hội, đặc biệt trong xây dựng Nông thôn mới chị luôn là người đi đầu gương mẫu trong việc xây dựng các mô hình kinh tế cũng như xây dựng vườn mẫu.

 1   2   3   4   5   6   7   8   9 

 
 
  VIDEO CLIPS  
Video
Thu gom vỏ chai bao thuốc BVTV - Nổ lực từ các địa phương
Kỹ thuật chăm sóc bưởi giai đoạn quả non
Kỹ thuật úm gà
Chăm sóc hươu vào mùa khai thác nhung
Phát triển kinh tế từ nuôi ốc bươu đen
PS Nông nghiệp tuần hoàn chi phí thấp, lợi nhuận cao
PS Đẩy mạnh sản xuất hữu cơ trên cây ăn quả có múi
Nông nghiệp tuần hoàn xu thế tất yếu
Tình hình phát triển cây ăn quả có múi tại Hà Tĩnh
Phòng trừ sâu bệnh trước khi lúa trổ bông
 
  VĂN BẢN MỚI  
Về việc đẩy mạnh công tác Khuyến nông

Thông báo Danh sách thí sinh trúng tuyển vào làm việc tại Trung tâm Khuyến nông tại kỳ tuyển dụng năm 2022

Thông báo chương trình thực tập sinh tại Hàn Quốc

Chương trình khuyến nông tỉnh Hà Tĩnh giai đoạn 2023-2025

Chương trình Khuyến nông tỉnh Hà Tĩnh, giai đoạn 2023 - 2025

NGHỊ QUYẾT HỘI NGHỊ LẦN THỨ NĂM BAN CHẤP HÀNH TRUNG ƯƠNG ĐẢNG KHOÁ XIII về nông nghiệp, nông dân, nông thôn đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045

Phòng trừ sâu bệnh hại lúa từ nay đến cuối vụ xuân năm 2022

Quy định chính sách khuyến khích phát triển nông nghiệp, nông thôn gắn với tỉnh đạt chuẩn nông thôn mới trên địa bàn Hà Tĩnh.

NGHỊ QUYẾT CỦA BAN CHẤP HÀNH ĐẢNG BỘ TỈNH Về tập trung lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Đề án “Thí điểm xây dựng tỉnh Hà Tĩnh đạt chuẩn nông thôn mới, giai đoạn 2021 - 2025”

KẾ HOẠCH: Khuyến nông năm 2021

 
THƯ VIỆN ẢNH
THỐNG KÊ TRUY CẬP
Đang truy cập 5
Máy chủ tìm kiếm 10
Khách viếng thăm 7
Hôm nay: 47
Tất cả: 1,160,918
  FANPAGE FACEBOOK  
 
  Trang chủ I  Giới thiệu   I  Tin tức   I  Hoạt động khuyến nông   I  Hoạt động ngành NN   I  Cẩm nang kỹ thuật   I  Gương điển hình   I  Chuyên đề NN-NT   I  Dự Án    

Trung tâm Khuyến nông Hà Tĩnh
Địa chỉ: Số 150 đường Trần Phú, TP Hà Tĩnh, tỉnh Hà Tĩnh
Điện thoại: 0393 856739/ Fax: 0393 856737 - Hotline: 0914.886.618
Email: [email protected] - Website: http://khuyennonghatinh.com