>> CẨM NANG KỸ THUẬT | TRỒNG TRỌT

Về xã Tượng Sơn thăm những vườn rau sạch
Tin đăng ngày: 24/4/2017 - Xem: 7213

Trong sản xuất rau màu hiện nay, việc sử dụng phân bón hóa họ­­c và thuốc bảo vệ thực vật (BVTV) rất phổ biến. Tuy nhiên, bên cạnh mang lại năng suất cao, việc lạm dụng phân bón, thuốc BVTV gây ra nhiều tác hại như ô nhiễm môi trường, tồn dư hóa chất trong sản phẩm, ảnh hưởng đến sức khỏe của người tiêu dùng. Mặt khác, hiện nay, người tiêu dùng cũng khắt khe hơn trong việc lựa chọn sản phẩm để sử dụng, nhất là với những sản phẩm là rau, củ, quả được dùng hàng ngày. Vì thế, người sản xuất cần thay đổi tư duy, chú trọng  hơn vấn đề an toàn vệ sinh thực phẩm. Và những vườn rau sạch được trồng theo phương pháp canh tác tự nhiên ở thôn Hà Thanh, xã Tượng Sơn  đã thật sự mang đến cho người tiêu dùng sự yên tâm khi sử dụng sản phẩm.

Khi đến thăm vườn chị Hoàng Thị Thư (Thôn Hà Thanh, xã Tượng Sơn, huyện Thạch Hà), vườn có diện tích hơn 2000m2, được bố trí bài bản khoa học, hợp lý về diện tích trồng cây ăn quả (600m2); trồng rau màu, rau ăn lá (500 m2) và sản xuất các loại cây giống trong nhà lưới (100 m2). Vườn có hệ thống tưới phun sương vừa hiệu quả, vừa tiết kiệm nước. Ngoài ra, phía trước vườn còn có 700 m2 ao nuôi cá, trước cổng có giàn vòm trồng các các rau quả vừa tạo bóng mát, vừa cho thu nhập. Không chỉ tạo được cảnh quan đẹp mà đặc biệt với cách canh tác tự nhiên, không sử dụng phân bón hóa họ­­c và thuốc bảo vệ thực vật mà thay vào đó, chị chỉ sử dụng các loại phân bón, thuốc phòng trừ sâu bệnh hữu cơ đảm cho cây được cung cấp chất dinh dưỡng một cách tự nhiên. Phân bón hữu cơ được ủ từ các phụ phẩm nông nghiệp, còn thuốc trừ sâu bệnh được tạo ra dựa vào các chất liệu tự nhiên trong chính vườn của mình như: gừng, tỏi, ớt… Trên các cây trồng cho quả như: ổi, cam, chanh, … đều được treo các bẫy sâu bọ.

 Upload

Vườn chị Hoàng Thị Thư, thôn Hà Thanh, xã Tượng Sơn

 

Gần đó, vườn ông Dương Kim Hoàng  với diện tích 2000 m2, trong đó: Diện tích trồng cây ăn quả 600m2, có hệ thống giàn trồng rau được lắp ghép bằng ống thép một cách thông minh, dễ dàng lắp ráp và di chuyển có diện tích 200 m2, phía sau vườn có ao nuôi cá và trên bờ ao được bố trí trồng rau quả, trên mặt ao thiết kế giàn trồng rau quả rất hợp lý. Với cách làm đó, không chỉ tạo cảnh qua môi trường đẹp mà còn tiết kiệm diện tích và tăng thu nhập cho gia đình. Cũng giống với chị Thư, những vườn rau, quả trong vườn ông Hoàng đều được canh tác theo phương pháp tự nhiên, đều sử dụng các loại phân bón, thuốc phòng trừ sâu bệnh hữu cơ mà ông tự làm ra.  

Cách đó không xa, vườn nhà chị Trần Thị Vinh với 1.400 m2, chủ yếu trồng các loại rau, quả như: mướp đắng, bí xanh, dưa chuột, rau mồng tơi, rau dền… Nhưng không khi nào chị ế hàng mà còn được thương lái đến tận nhà thu mua. Bởi các loại rau quả từ vườn chị đều đảm bảo chất lượng và an toàn vệ sinh thực phẩm. Khi được hỏi về đầu ra, chị cho biết: “Thời gian đầu cũng khó khăn, vì ra chợ khó phân biệt sản phẩm đâu là sạch, đâu là không sạch. Nhưng khi các hộ dân trong  thôn ai nấy đều trồng theo hướng canh tác tự nhiên này, cùng tìm đầu mối để nhập và họ về tận nơi để xem nên dần sau này có nhiều người đã tìm tới tận vườn để mua, nhiều lúc không có đủ rau để bán”. Chị còn cho biết thêm: “Trước đây, khi trồng rau, cứ phát hiện có sâu bệnh là tôi lại sử dụng thuốc BVTV để phun. Mặc dù mang áo quần bảo hộ đầy đủ nhưng mỗi lần phun xong tôi vẫn mệt bã cả người. Trong khi với phương pháp canh tác tự nhiên này, thuốc trừ sâu bệnh được tạo ra từ gừng, tỏi, ớt... lên men nên rất an toàn cho con người cũng như môi trường. Có khi tôi đang phun cho luống rau bên này thì luống bên cạnh vẫn cho thu hoạch rau để bán, không ảnh hưởng gì cả. Với cách canh tác sử dụng phân bón hóa học thì cây rau mặc dù rất xanh tốt nhưng lại không để được lâu, dễ bị héo nhũn. Trong khi trồng rau theo phương pháp canh tác tự nhiên, cây rau có màu xanh đẹp hơn, lâu hơn, sâu bệnh hại cũng ít hơn, khi đưa ra thị trường được người tiêu dùng ưa chuộng”.

Đến với Thôn Hà Thanh, chúng ta không chỉ được đi trên con đường quê xanh, sạch, đẹp mà ở đây còn có nhiều khu vườn đẹp, những sản phẩm làm ra từ vườn cũng ”sạch “ được người tiêu dung tin cậy. Bây giờ, tại Thôn Hà Thanh, những hộ dân có diện tích trồng rau trong vườn ở đây đều sử dụng phương pháp canh tác này. Ông Dương Kim Huy, chủ tịch UBND xã Tượng Sơn cho biết: “Trong tiến trình xây dựng nông thôn mới, tiêu chí thứ 20 về đạt chuẩn Khu dân cư nông thôn mới kiểu mẫu, vườn mẫu là tiêu chí bắt buộc phải đạt chuẩn thì đối với thôn Hà Thanh có 116 hộ dân đã đạt chuẩn 10/10 tiêu chí khu dân cư NTM kiểu mẫu. Cùng với sự phát triển đó thì kinh tế vườn tại địa phương rất được quan tâm, đặc biệt là chất lượng các sản phẩm được tạo ra từ vườn. Vì thế, chúng tôi đang khuyến khích bà con và nhân rộng mô hình này trên toàn xã để hướng tới vùng sản xuất rau sạch tại địa phương”.

Với cách làm này, nhằm tạo nên vườn  rau sạch, không sử dụng phân bón  hóa học và các loại thuốc trừ sâu, thuốc kích thích tăng trưởng. Thay vào đó, chỉ sử dụng các loại phân bón, thuốc phòng trừ sâu bệnh hữu cơ, đảm bảo cho cây được cung cấp chất dinh dưỡng một cách tự nhiên. Đây là hướng đi nhằm nâng cao thu nhập cho bà con nông dân, hướng tới mục tiêu hình thành vùng sản xuất rau an toàn cần được nhân rộng và tiến tới phát triển nền nông nghiệp sạch, bền vững, một nền  nông nghiệp hữu cơ trong tương lai./.

Nguyễn Hoàn

 

Nguồn:
Từ khóa:

Trồng trọt khác:

16/9/2024 - Kỹ thuật trồng rau an toàn
27/8/2024 - Quy trình ủ phân hữu cơ vi sinh
5/7/2024 - Hướng dẫn phòng trừ sâu cuốn lá nhỏ hại lúa
23/2/2022 - Hong hoa - giải pháp mới thụ phấn cho hoa Bưởi
22/3/2021 - Chủ động phòng trừ sâu bệnh hại trên lúa xuân
26/6/2020 - Ngộ độc hữu cơ trên cây lúa
21/4/2020 - Hướng dẫn Phòng trừ rầy nâu, rầy lưng trắng hại lúa vụ Xuân 2020
25/2/2020 - Biện pháp phòng trừ bệnh lùn sọc đen hại ngô, lúa vụ Đông Xuân
8/1/2020 - Kỹ thuật chăm sóc vườn ổi Đài Loan
18/9/2019 - Chăm sóc cây ăn trái trong mùa mưa bão
30/7/2019 - HIỆU QUẢ SỬ DỤNG CHẾ PHẨM AH N08 CHO VƯỜN CAM
10/5/2019 - Hạn chế để giống liền vụ, đưa giống lúa xác nhận vào sản xuất nhằm tăng năng suất lúa
25/4/2019 - Lưu ý trồng rau màu trong nhà lưới
13/2/2019 - Tập trung các giải pháp sản xuất vụ Xuân năm 2019
6/11/2018 - “Cắt cành” thanh long ruột đỏ mang bán, thu về lợi nhuận cao
 
  VIDEO CLIPS  
Video
Thu gom vỏ chai bao thuốc BVTV - Nổ lực từ các địa phương
Kỹ thuật chăm sóc bưởi giai đoạn quả non
Kỹ thuật úm gà
Chăm sóc hươu vào mùa khai thác nhung
Phát triển kinh tế từ nuôi ốc bươu đen
PS Nông nghiệp tuần hoàn chi phí thấp, lợi nhuận cao
PS Đẩy mạnh sản xuất hữu cơ trên cây ăn quả có múi
Nông nghiệp tuần hoàn xu thế tất yếu
Tình hình phát triển cây ăn quả có múi tại Hà Tĩnh
Phòng trừ sâu bệnh trước khi lúa trổ bông
 
  VĂN BẢN MỚI  
Về việc đẩy mạnh công tác Khuyến nông

Thông báo Danh sách thí sinh trúng tuyển vào làm việc tại Trung tâm Khuyến nông tại kỳ tuyển dụng năm 2022

Thông báo chương trình thực tập sinh tại Hàn Quốc

Chương trình khuyến nông tỉnh Hà Tĩnh giai đoạn 2023-2025

Chương trình Khuyến nông tỉnh Hà Tĩnh, giai đoạn 2023 - 2025

NGHỊ QUYẾT HỘI NGHỊ LẦN THỨ NĂM BAN CHẤP HÀNH TRUNG ƯƠNG ĐẢNG KHOÁ XIII về nông nghiệp, nông dân, nông thôn đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045

Phòng trừ sâu bệnh hại lúa từ nay đến cuối vụ xuân năm 2022

Quy định chính sách khuyến khích phát triển nông nghiệp, nông thôn gắn với tỉnh đạt chuẩn nông thôn mới trên địa bàn Hà Tĩnh.

NGHỊ QUYẾT CỦA BAN CHẤP HÀNH ĐẢNG BỘ TỈNH Về tập trung lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Đề án “Thí điểm xây dựng tỉnh Hà Tĩnh đạt chuẩn nông thôn mới, giai đoạn 2021 - 2025”

KẾ HOẠCH: Khuyến nông năm 2021

 
THƯ VIỆN ẢNH
THỐNG KÊ TRUY CẬP
Đang truy cập 5
Máy chủ tìm kiếm 10
Khách viếng thăm 7
Hôm nay: 990
Tất cả: 1,182,253
  FANPAGE FACEBOOK  
 
  Trang chủ I  Giới thiệu   I  Tin tức   I  Hoạt động khuyến nông   I  Hoạt động ngành NN   I  Cẩm nang kỹ thuật   I  Gương điển hình   I  Chuyên đề NN-NT   I  Dự Án    

Trung tâm Khuyến nông Hà Tĩnh
Địa chỉ: Số 150 đường Trần Phú, TP Hà Tĩnh, tỉnh Hà Tĩnh
Điện thoại: 0393 856739/ Fax: 0393 856737 - Hotline: 0914.886.618
Email: [email protected] - Website: http://khuyennonghatinh.com