>> DỰ ÁN |

Dự án SIPA Hà Tĩnh thành quả và nhân rộng
Tin đăng ngày: 4/4/2022 - Xem: 28246

Sản xuất theo hướng an toàn, thích ứng và giảm thiểu sự tác động của biến đổi khí hậu (BĐKH) gây ra nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế, nâng cao thu nhập cho người dân là mục tiêu mà dự án Sipa Hà Tĩnh đã và đang hướng đến. Với những kết quả tích cực mang lại của dự án sau một năm triển khai đã tạo tiền đề quan trọng để tiếp tục nhân rộng trong năm 2022 này.

“Thích ứng dựa vào hệ sinh thái (EbA/CSA) và quản lý rủi ro khí hậu có sự tham gia cho các hộ thuộc các huyện dễ bị tổn thương tỉnh Hà Tĩnh” (gọi tắt là SIPA Hà Tĩnh) là một phần nội dung của dự án “Hỗ trợ Việt Nam thực hiện Thỏa thuận Paris” (VN - SIPA) do Chính phủ CHLB Đức tài trợ thông qua cơ quan Hợp tác quốc tế CHLB Đức (GIZ), trực tiếp thực hiện là Trung tâm Nghiên cứu nông lâm quốc tế (ICRAF) và các bên liên quan cấp tỉnh. Tại Hà Tĩnh, Trung tâm Khuyến nông chịu trách nhiệm thực hiện nội dung thuộc hợp phần I về “Cải thiện khả năng thích ứng và sinh kế cho nông hộ nhỏ thông qua việc thực hiện mô hình thích ứng dựa vào hệ sinh thái/thích ứng thông minh với biến đổi khí hậu có lồng ghép giới và có khả năng nhân rộng”.

Trong năm 2021, Dự án đã lựa chọn và xây dựng 5 mô hình với 234 hộ tham gia hưởng lợi, gồm: mô hình nâng cao hiệu quả kinh tế dựa trên phát triển hệ sinh thái vườn đồi tổng hợp và mô hình nuôi ong dựa vào hệ sinh thái vườn đồi và rừng trồng, rừng tự nhiên tại thị trấn Đồng Lộc (Can Lộc) và xã Sơn Tiến, Sơn Hồng (Hương Sơn); Mô hình trồng cỏ chịu hạn và chất lượng cho chăn nuôi tại xã Sơn Tiến (Hương Sơn); mô hình sản xuất hành tăm luân canh cây họ đậu gắn với chuỗi OCOP (xã Vượng Lộc) và mô hình nuôi tôm càng xanh luân canh cá nước ngọt kết hợp với phát triển hệ sinh thái vườn đồi tại xã Vượng Lộc (Can Lộc).

Upload

Cán bộ kỹ thuật hướng dẫn người dân chăm sóc cây dứa

Qua một năm triển khai, bước đầu đã ghi nhận những thành quả đạt được theo mục tiêu ban đầu của Dự án, đó là: Thực hiện các biện pháp thích ứng dựa vào hệ sinh thái EbA/nông nghiệp thông minh thích ứng với biến đổi khí hậu (CSA) và quản lý rũi ro có sự tham gia cho các nông hộ thuộc các huyện dễ bị tổn thương; đồng thời tổ chức sản xuất theo hướng sử dụng các chất hữu cơ, hữu cơ vi sinh, các biện pháp kỹ thuật tác động không gây hiệu ứng nhà kính để nhằm giảm thiểu BĐKH ngày càng gia tăng; bên cạnh đó, thông qua các lớp tập huấn về kỹ thuật sản xuất các đối tượng cây trồng/vật nuôi sản xuất theo hướng an toàn, quy trình thực hành nông nghiệp hữu cơ, vừa nâng cao năng lực cho các hộ dân để phát triển sản xuất bền vững vừa hình thành ý thức với người sản xuất trong việc thích ứng với biến đổi khí hậu và các hành động để giảm thiểu BĐKH gây ra. Từ đó nâng cao hiệu quả kinh tế của người sản xuất trên đơn vị diện tích, tăng thu nhập cho người dân.

Cụ thể, với mô hình “nuôi ong dựa vào hệ sinh thái vườn đồi và rừng trồng, rừng tự nhiên”, từ 10 thùng ong ban đầu mà dự án cấp cho 1 hộ đến nay bình quân tại các hộ đàn ong tăng từ 4 - 5 thùng, lượng mật ong đạt năng suất từ 6 -7 lít/thùng; với mô hình phát triển hệ sinh thái vườn đồi tổng hợp đến nay diện tích dứa trồng hầu hết đã cho quả đạt trên 80% tại các hộ, các loại cây ăn quả sinh trưởng, phát triển tốt và cho năng suất cao. Điển hình hộ anh Nguyễn Duy Toán, thị trấn Đồng Lộc thu nhập của gia đình anh tăng thêm so với năm (2020) khoảng 80 triệu đồng từ việc nuôi ong và trồng cây ăn quả trên vườn đồi. Đối với mô hình trồng cỏ chịu hạn phục vụ chăn nuôi đã cho thấy giống cỏ Ghine Mombasa chống chịu được với thời tiết mùa hè nắng nóng, khô hạn và mùa đông giá rét đồng thời giúp các hộ sản xuất chủ động được từ 50-70% cỏ phục vụ chăn nuôi, mô hình này vừa giúp mang lại hiệu quả sản xuất, đồng thời nâng cao nhận thức người dân trong việc ứng phó biến đổi khí hậu,...

Với những kết quả đạt được sau một năm triển khai, năm 2022, ICRAF tiếp tục hỗ trợ thực hiện Dự án trên địa bàn tỉnh nhằm tổ chức nhân rộng những hiệu quả của mô hình và thực hiện một số nội dung góp phần hướng tới thực hiện chuyển đổi số trong sản xuất cây ăn quả có múi của tỉnh.

Các nội dung tiếp tục được hỗ trợ nhân rộng đó là: Tập huấn, hướng dẫn người sản xuất quy trình kỹ thuật chăm sóc cây cam, bưởi và nội dung chuyển đổi số trên cây cam, bưởi như: cài đặt APP; khai thác thông tin đầu vào sản xuất (vật tư phân bón, quy trình sản xuất,…) trên hệ thống chuyển đổi số thông qua thiết bị di động; cách đưa các thông tin, hình ảnh sản phẩm nhằm giới thiệu lên các sàn thương mại điện tử, quảng bá và xúc tiến thương mại cho sản phẩm cam, bưởi trên nền tảng Website buoiphuctrach.gov.vn và camhatinh.gov.vn.; tham quan học tập kinh nghiệm các mô hình, chương trình thực hiện chuyển đổi số trong sản xuất nông nghiệp, các mô hình OCOP nhằm giới thiệu, quảng bá và xúc tiến thương mại sản phẩm, các mô hình phát triển sản xuất kinh tế vườn đồi,... tại các tỉnh phía Bắc; nhân rộng mô hình phát triển hệ sinh thái vườn đồi tổng hợp với đối tượng hỗ trợ là cây dứa.

Đến thời điểm này, tiến độ thực hiện nhân rộng đã đạt 2/3 nội dung, đã hỗ trợ cho 40 hộ tham gia mô hình trồng dứa tại xã Đức Bồng, huyện Vũ Quang và Điền Mỹ, huyện Hương Khê. Tổ chức tập huấn cho 80 hộ sản xuất về một số biện pháp canh tác trên đất dốc và kỹ thuật trồng, chăm sóc cây dứa ; 240 học viên tại các huyện Hương Sơn,Vũ Quang, Hương Khê, Can Lộc và Thạch Hà về kỹ thuật chăm sóc cây ăn quả có múi cam, bưởi gắn với chuyển đổi số.

Các hộ được tham gia các nội dung nhân rộng của dự án đã đánh giá cao về những hiệu quả thiết thực mà Dự án triển khai nhất là việc hỗ trợ nhân rộng diện tích dứa để vừa chống xói mòn, rửa trôi vừa nâng cao thu nhập trên đơn vị diện tích và tạo sinh cảnh cho các hộ sản xuất vườn đồi./.

Thái Thơm

 

 

Nguồn:
Từ khóa:

khác:

19/11/2024 - Mùa mưa, mùa của những người dân lầm lũi về đêm thu hoạch sản phẩm thiên nhiên ban tặng
12/11/2024 - Cho thu nhập gần 2 tỷ đồng mỗi năm từ mô hình kinh tế tổng hợp
12/11/2024 - Sản phẩm nông nghiệp tiêu biểu Hà Tĩnh sẵn sàng cho Lễ hội
7/11/2024 - Ủ chua thức ăn– Giải pháp hiệu quả phát triển chăn nuôi gia súc
7/11/2024 - Niềm vui được giá khởi động mùa cam ngọt
5/11/2024 - Người phụ nữ nâng tầm giá trị cây thảo dược quê hương
5/11/2024 - Lan tỏa phong trào chuyển đổi ruộng đất ở Đức Thọ
25/10/2024 - Tất bật xuống giống các loại hoa phục vụ cung ứng thị trường Tết Nguyên Đán 2025
22/10/2024 - Người đưa bánh đa nem truyền thống của Hà Tĩnh vươn xa
18/10/2024 - Hà Tĩnh cần đẩy nhanh cấp giấy phép cho tàu cá “3 không”
18/10/2024 - Cây Sâm Bố chính tạo nên thương hiệu cho vùng đất gò đồi
18/10/2024 - Giám đốc trẻ say mê với chế biến sản phẩm nông nghiệp sạch
15/10/2024 - Thạch Hà đẩy mạnh sản xuất cây trồng vụ đông
15/10/2024 - Chủ động, đảm bảo nguồn cung ứng giống phục vụ sản xuất rau vụ Đông
15/10/2024 - Nuôi bò vỗ béo nhốt chuồng cho thu nhập cao
 
  VIDEO CLIPS  
Video
Thu gom vỏ chai bao thuốc BVTV - Nổ lực từ các địa phương
Kỹ thuật chăm sóc bưởi giai đoạn quả non
Kỹ thuật úm gà
Chăm sóc hươu vào mùa khai thác nhung
Phát triển kinh tế từ nuôi ốc bươu đen
PS Nông nghiệp tuần hoàn chi phí thấp, lợi nhuận cao
PS Đẩy mạnh sản xuất hữu cơ trên cây ăn quả có múi
Nông nghiệp tuần hoàn xu thế tất yếu
Tình hình phát triển cây ăn quả có múi tại Hà Tĩnh
Phòng trừ sâu bệnh trước khi lúa trổ bông
 
  VĂN BẢN MỚI  
Về việc đẩy mạnh công tác Khuyến nông

Thông báo Danh sách thí sinh trúng tuyển vào làm việc tại Trung tâm Khuyến nông tại kỳ tuyển dụng năm 2022

Thông báo chương trình thực tập sinh tại Hàn Quốc

Chương trình khuyến nông tỉnh Hà Tĩnh giai đoạn 2023-2025

Chương trình Khuyến nông tỉnh Hà Tĩnh, giai đoạn 2023 - 2025

NGHỊ QUYẾT HỘI NGHỊ LẦN THỨ NĂM BAN CHẤP HÀNH TRUNG ƯƠNG ĐẢNG KHOÁ XIII về nông nghiệp, nông dân, nông thôn đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045

Phòng trừ sâu bệnh hại lúa từ nay đến cuối vụ xuân năm 2022

Quy định chính sách khuyến khích phát triển nông nghiệp, nông thôn gắn với tỉnh đạt chuẩn nông thôn mới trên địa bàn Hà Tĩnh.

NGHỊ QUYẾT CỦA BAN CHẤP HÀNH ĐẢNG BỘ TỈNH Về tập trung lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Đề án “Thí điểm xây dựng tỉnh Hà Tĩnh đạt chuẩn nông thôn mới, giai đoạn 2021 - 2025”

KẾ HOẠCH: Khuyến nông năm 2021

 
THƯ VIỆN ẢNH
THỐNG KÊ TRUY CẬP
Đang truy cập 5
Máy chủ tìm kiếm 10
Khách viếng thăm 7
Hôm nay: 663
Tất cả: 1,160,859
  FANPAGE FACEBOOK  
 
  Trang chủ I  Giới thiệu   I  Tin tức   I  Hoạt động khuyến nông   I  Hoạt động ngành NN   I  Cẩm nang kỹ thuật   I  Gương điển hình   I  Chuyên đề NN-NT   I  Dự Án    

Trung tâm Khuyến nông Hà Tĩnh
Địa chỉ: Số 150 đường Trần Phú, TP Hà Tĩnh, tỉnh Hà Tĩnh
Điện thoại: 0393 856739/ Fax: 0393 856737 - Hotline: 0914.886.618
Email: [email protected] - Website: http://khuyennonghatinh.com