>> CẨM NANG KỸ THUẬT | TRỒNG TRỌT

Ngộ độc hữu cơ trên cây lúa
Tin đăng ngày: 26/6/2020 - Xem: 17469

Vừa thu hoạch lúa vụ Đông Xuân xong, trong thời gian ngắn, bà con nông dân triển khai gieo cấy vụ Hè Thu, rơm rạ và tàn dư hữu cơ bị vùi trong đất chưa kịp phân hủy. Bên cạnh đó với nền nhiệt độ cao, tốc độ phân hủy chất hữu cơ diễn ra mạnh mẽ, lượng axit hữu cơ và một số khí độc như: CH4, H2S.... được giải phóng nhiều làm tăng khả năng hòa tan một số các chất trong đất có thể gây độc cho cây lúa, làm ảnh hưởng xấu đến quá trình hô hấp và dinh dưỡng khoáng của cây gây nên hiện tượng lúa bị ngộ độc hữu cơ ở một số diện tích.

1. Triệu chứng, tác hại của hiện tượng lúa bị ngộ độc hữu cơ

- Triệu trứng ban đầu là ngọn lá lúa chuyển màu vàng đỏ, khô từ chóp lá lan dần xuống dưới. Nếu bệnh nặng nhiều lá phía trên bị vàng đỏ đến 1/3 lá.

- Khi nhổ khóm lúa lên thấy bộ rễ thối đen, có mùi tanh hôi, rễ mới không phát sinh, cây lúa ngừng sinh trưởng hoặc đẻ nhánh ít. Hiện tượng này xảy ra chủ yếu ở giai đoạn sau cấy - đẻ nhánh rộ.

- Lúa bị ngộ độc hữu cơ có biểu hiện phần ngọn lá màu vàng đỏ

- Cây lúa đẻ nhánh kém hoặc không đẻ nhánh.

- Nếu bệnh gây hại trong thời gian dài mà không có biện pháp xử lý làm lụi toàn bộ diện tích lúa.

Upload

2. Nguyên nhân, điều kiện phát sinh, phát triển

- Đây là bệnh sinh lý do bộ rễ thiếu oxy.

- Bệnh phát sinh gây hại trong cả vụ Đông Xuân và Hè Thu.

+ Bệnh xuất hiện và gây hại trong vụ Đông Xuân chủ yếu trong điều kiện thời tiết lạnh; Cấy trên các chân ruộng trũng, cày bừa chưa kỹ; Cấy mạ già, cấy sâu tay.

+ Bệnh xuất hiện và gây hại trong vụ Hè Thu chủ yếu trong điều kiện chuyển vụ rất nhanh giữa vụ Đông Xuân và vụ Hè Thu nên quá trình phân hủy gốc rạ sinh ra các axít hữu cơ và khí độc, gây tác động xấu đến sự hô hấp của bộ rễ.

3. Biện pháp phòng trừ

- Biện pháp phòng:

Xử lý rơm rạ, sản phẩm phụ sau thu hoạch bằng các chế phẩm Trichodecma, CNX, AT-YTB, Sumitri, Fito-Biomix RR,... Thời gian tiến hành trước khi cày ngả (đối với ruộng chủ động tưới tiêu) hoặc trước khi bừa giập (đối với ruộng ngập nước). Liều lượng sử dụng, cách sử dụng xem hướng dẫn trên bao bì sản phẩm hoặc hướng dẫn của cán bộ chuyên môn.

- Biện pháp trừ:

+ Khi phát hiện lúa bị bệnh vàng lá cần ngừng ngay việc bón phân đạm, phân NPK hoặc các loại phân bón lá.

+ Rút nước ra khỏi ruộng để khô 2-3 ngày (nứt chân chim), sau đó đưa nước trở lại ruộng. Đối với những ruộng không rút được nước, tiến hành cào sục bùn.

+ Bón bổ sung phân lân Văn Điển (8-10 kg/360m2) hoặc phân chuồng hoai mục (20-30 kg/360m2). Có thể bón bổ sung thêm phân bón qua lá (ưu tiên các loại phân có hàm lượng các nguyên tố vi lượng cao như Atonik 1.8SL, Poly-feed, Humic, K-humate, Song mã,, TS96, Seewead...)

+ Sau khi xử lý 7-10 ngày, nhổ khóm lúa lên thấy rễ trắng mới ra, tiến hành bón thúc và chăm sóc bình thường.

 HT (st)

Nguồn:
Từ khóa:

Trồng trọt khác:

16/9/2024 - Kỹ thuật trồng rau an toàn
27/8/2024 - Quy trình ủ phân hữu cơ vi sinh
5/7/2024 - Hướng dẫn phòng trừ sâu cuốn lá nhỏ hại lúa
23/2/2022 - Hong hoa - giải pháp mới thụ phấn cho hoa Bưởi
22/3/2021 - Chủ động phòng trừ sâu bệnh hại trên lúa xuân
26/6/2020 - Ngộ độc hữu cơ trên cây lúa
21/4/2020 - Hướng dẫn Phòng trừ rầy nâu, rầy lưng trắng hại lúa vụ Xuân 2020
25/2/2020 - Biện pháp phòng trừ bệnh lùn sọc đen hại ngô, lúa vụ Đông Xuân
8/1/2020 - Kỹ thuật chăm sóc vườn ổi Đài Loan
18/9/2019 - Chăm sóc cây ăn trái trong mùa mưa bão
30/7/2019 - HIỆU QUẢ SỬ DỤNG CHẾ PHẨM AH N08 CHO VƯỜN CAM
10/5/2019 - Hạn chế để giống liền vụ, đưa giống lúa xác nhận vào sản xuất nhằm tăng năng suất lúa
25/4/2019 - Lưu ý trồng rau màu trong nhà lưới
13/2/2019 - Tập trung các giải pháp sản xuất vụ Xuân năm 2019
6/11/2018 - “Cắt cành” thanh long ruột đỏ mang bán, thu về lợi nhuận cao
 
  VIDEO CLIPS  
Video
Thu gom vỏ chai bao thuốc BVTV - Nổ lực từ các địa phương
Kỹ thuật chăm sóc bưởi giai đoạn quả non
Kỹ thuật úm gà
Chăm sóc hươu vào mùa khai thác nhung
Phát triển kinh tế từ nuôi ốc bươu đen
PS Nông nghiệp tuần hoàn chi phí thấp, lợi nhuận cao
PS Đẩy mạnh sản xuất hữu cơ trên cây ăn quả có múi
Nông nghiệp tuần hoàn xu thế tất yếu
Tình hình phát triển cây ăn quả có múi tại Hà Tĩnh
Phòng trừ sâu bệnh trước khi lúa trổ bông
 
  VĂN BẢN MỚI  
Về việc đẩy mạnh công tác Khuyến nông

Thông báo Danh sách thí sinh trúng tuyển vào làm việc tại Trung tâm Khuyến nông tại kỳ tuyển dụng năm 2022

Thông báo chương trình thực tập sinh tại Hàn Quốc

Chương trình khuyến nông tỉnh Hà Tĩnh giai đoạn 2023-2025

Chương trình Khuyến nông tỉnh Hà Tĩnh, giai đoạn 2023 - 2025

NGHỊ QUYẾT HỘI NGHỊ LẦN THỨ NĂM BAN CHẤP HÀNH TRUNG ƯƠNG ĐẢNG KHOÁ XIII về nông nghiệp, nông dân, nông thôn đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045

Phòng trừ sâu bệnh hại lúa từ nay đến cuối vụ xuân năm 2022

Quy định chính sách khuyến khích phát triển nông nghiệp, nông thôn gắn với tỉnh đạt chuẩn nông thôn mới trên địa bàn Hà Tĩnh.

NGHỊ QUYẾT CỦA BAN CHẤP HÀNH ĐẢNG BỘ TỈNH Về tập trung lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Đề án “Thí điểm xây dựng tỉnh Hà Tĩnh đạt chuẩn nông thôn mới, giai đoạn 2021 - 2025”

KẾ HOẠCH: Khuyến nông năm 2021

 
THƯ VIỆN ẢNH
THỐNG KÊ TRUY CẬP
Đang truy cập 5
Máy chủ tìm kiếm 10
Khách viếng thăm 7
Hôm nay: 96
Tất cả: 1,181,359
  FANPAGE FACEBOOK  
 
  Trang chủ I  Giới thiệu   I  Tin tức   I  Hoạt động khuyến nông   I  Hoạt động ngành NN   I  Cẩm nang kỹ thuật   I  Gương điển hình   I  Chuyên đề NN-NT   I  Dự Án    

Trung tâm Khuyến nông Hà Tĩnh
Địa chỉ: Số 150 đường Trần Phú, TP Hà Tĩnh, tỉnh Hà Tĩnh
Điện thoại: 0393 856739/ Fax: 0393 856737 - Hotline: 0914.886.618
Email: [email protected] - Website: http://khuyennonghatinh.com