Liên kết sản xuất – tiêu thụ là chìa khóa để phát triển sản xuất nông nghiệp theo hướng hàng hóa. Với mô hình này, người nông dân có thể yên tâm sản xuất, sản phẩm đầu ra luôn được đảm bảo bao tiêu ổn định với giá bán cao hơn so với giá thị trường.
Cùng là công nhân của Nông trường Thạch Ngọc (nay thuộc xã Ngọc Sơn - Thạch Hà - Hà Tĩnh) về nghỉ hưu, sau nhiều năm cật lực mở hướng làm ăn, vợ chồng bà Phan Thị Tam và ông Nguyễn Công Phụ (thôn Khe Giao II, xã Ngọc Sơn) đã có cơ ngơi đáng nể với khu vườn trên 1.000 gốc cam chanh và bưởi, thu nhập gần 1 tỷ đồng/năm.
Theo chân một cán bộ xã về Thuần Thiện đúng lúc người dân đang thu hoạch cây hành lá. Mô hình này được coi là hướng đi mới cho người dân nơi đây và cũng là mô hình trồng Hành lá đầu tiên trên địa bàn huyện Can Lộc áp dụng phương thức tưới tiết kiệm trên diện rộng.
Trong những năm qua, Trung tâm Khuyến nông Hà Tĩnh đã không ngừng ứng dụng, chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật mới đến người dân thông qua việc xây dựng các mô hình, góp phần vào việc thực hiện thành công mục tiêu phát triển kinh tế của ngành Nông nghiệp. Riêng về lĩnh vực thủy sản, năm 2017, Trung tâm đã xây dựng nhiều mô hình trình diễn tại một số địa phương trong tỉnh và đã cho những kết quả bước đầu.
Bưởi Phúc Trạch là cây ăn quả bản địa, đã được biết đến là một đặc sản nổi tiếng với vị ngọt thanh, tép giòn, rất mọng nước và được các thực khách khắp nơi ưa chuộng. Xác định đây là cây trồng chủ lực trong sản xuất nông nghiệp nên một vài năm trở lại đây, bưởi Phúc Trạch được đầu tư chăm sóc và phát triển. Tính đến tháng 9/2016, toàn huyện Hương Khê có gần 1.800ha được trồng chủ yếu trong vườn hộ với 56% diện tích cho quả tương đương 1000ha, phần còn lại trồng ở trang trại, đất chuyển đổi, bãi bồi ven sông,… năng suất gần 15 tấn/ha. Điều đặc biệt là nhận thức của người nông dân trong sản xuất đang dần thay đổi từ việc tổ chức sản xuất tự phát, quảng canh sang trồng thâm canh và đầu tư cả về vật tư và kỹ thuật.
Đất trời chuyển tiết lập Thu (bắt đầu mùa thu - đầu tháng 8 dương lịch) là thời điểm các trà lúa hè thu bước vào thời kỳ làm đòng, trổ bông. Mùa lúa đơm bông, làm hạt, cánh đồng đẹp tựa tranh. Thời điểm này, người nông dân phải năng thăm đồng, lo nước tưới, phòng sâu bệnh hại, khấp khởi mừng nhưng vẫn vương nỗi lo âu.
Ngược đường tám chúng tôi tìm về xã Đức Hòa - huyện Đức Thọ, một sự đổi thay đến ngỡ ngàng. Những con đường bê tông trải dài khắp các ngõ xóm, đi qua cánh đồng lúa xanh mơn mởn thoảng mùi hương để đón một vụ mùa mới chúng tôi tìm về xóm Trại Trắn nơi có những vườn cây trái trĩu nặng.
Độ 10 năm trước, khi máy gặt đập liên hợp lần đầu tiên xuống đồng thu hoạch lúa, một cụ bà 80 tuổi không nén nổi xúc động vì sự đổi thay của quê hương. Không chỉ có máy móc làm việc thay sức người, nông nghiệp Hà Tĩnh còn có cả những vựa hàng hóa, những dự án lớn với cuộc chuyển đổi cơ cấu hùng hậu, chuyển bước cơ bản nền nông nghiệp lạc hậu, phân tán sang hàng hóa và hội nhập…
Bưởi Phúc Trạch là cây ăn quả đặc sản bản địa, cây trồng chủ lực góp phần xóa đói giảm nghèo và làm giàu cho nhiều hộ dân tại huyện Hương Khê, Hà Tĩnh và đây cũng là cây trồng giúp các hộ dân hoàn thành chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng Nông thôn mới. năm 2016, là một năm mà người dân Hà Tĩnh phải chịu thiệt hại nặng nề do chịu ảnh hưởng liên tục của 5 trận lũ, từ 7-11/9/2016 và kết thúc bằng trận lũ 29/10-3/11/2016 gây ra. Đặc biệt là trận lũ kép từ ngày 15-23/10/2016 đã làm cho khoảng 90% diện tích trồng bưởi Phúc Trạch trên địa bàn huyện Hương Khê chìm trong nước. Bên cạnh đó lại có nhiều đợt mưa xen kẽ với lượng mưa khá lớn (trên dưới 50 ml) kéo dài. Nên bộ rễ của cây luôn luôn ngập chìm trong nước và bị tổn thương khá nặng, trong đó có khoảng 50% bị thối đầu rễ.
Sau sự cố môi trường biển xảy ra hồi tháng 4 năm 2016 đã làm cho cuộc sống của người dân các xã bãi ngang gặp nhiều khó khăn. Xác định chuyển đổi sinh kế cho bà con ngư dân nơi đây là yêu cầu cấp thiết, mặt khác nhằm khai thác được tiềm năng, lợi thế của vùng cát ven biển vừa tạo việc làm, đưa lại thu nhập để sớm ổn định cuộc sống cho người dân, năm 2017, Trung tâm Khuyến nông Hà Tĩnh đã triển khai mô hình “Chăn nuôi gà thương phẩm kết nôi với thị trường” tại một số xã vùng bãi ngang và bước đầu đã cho kết quả khả quan.
Khi đến thôn Quyết Tiến, xã Thạch Xuân, Thạch Hà, Hà Tĩnh, hỏi trang trại chăn nuôi tổng hợp anh Dương Danh Đức thì ai cũng biết, có nhiều người còn gọi với cái tên quen thuộc Đức “bò” bởi anh là một chàng thanh niên trẻ nhưng đã có trong tay mấy chục con bò từ gần chục năm nay. Không những thế, mà đến đây mới thấy, anh đang sở hữu cả một trang trại chăn nuôi tổng hợp từ bò, cá, lợn rừng, … và hơn 1 ha đất trồng cỏ.
Trong nh?ng nam g?n dây, kinh t? vu?n dã chi?m m?t v? trí quan tr?ng và mang l?i hi?u qu? r?t l?n d?i v?i ngu?i nông dân, n?u so v?i tr?ng lúa, tr?ng hoa màu, chan nuôi... thì kinh t? vu?n dã vu?t tr?i v? m?t k? thu?t s?n xu?t và hi?u qu? kinh t?, s?n xu?t g?n v?i công ngh? hi?n d?i, có th? tru?ng r?ng l?n dã và dang gi? vai trò quan tr?ng trong vi?c s? d?ng hi?u qu? d?t dai, lao d?ng và tài nguyên s?n có.
Trung tâm Khuyến nông Hà Tĩnh Địa chỉ: Số 150 đường Trần Phú, TP Hà Tĩnh, tỉnh Hà Tĩnh Điện thoại: 0393 856739/ Fax: 0393 856737 - Hotline: 0914.886.618 Email: khuyennonghatinh@gmail.com - Website: http://khuyennonghatinh.com