|
|
|
Tăng cường thực hiện các biện pháp phòng ngừa bệnh hoại tử gan tụy cấp trên tôm nuôi
Bệnh hoại tử gan tụy cấp (AHPND, hay còn gọi là hội chứng tôm chết sớm - EMS) là một bệnh rất nguy hiểm ở tôm, bệnh gây chết tôm hàng loạt chỉ sau một thời gian ngắn. Nguyên nhân chính gây bệnh là vi khuẩn Vibrio parahaemolyticus hoặc quản lý môi trường ao nuôi kém. Tôm có thể bị nhiễm bệnh hoại tử gan tụy trong suốt quá trình nuôi, tập trung nhiều ở giai đoạn tôm nhỏ đến 60 ngày tuổi.
|
|
|
|
|
|
QUẢN LÝ TỐT AO NUÔI TÔM TRONG MÙA NẮNG NÓNG
Hiện nay, thời tiết đã bắt đầu có những đợt nắng nóng diễn ra khiến cho nhiệt độ môi trường tăng cao, nước bốc hơi nhanh làm cho độ mặn trong ao nuôi liên tục biến động. Điều này sẽ dễ gây rủi ro cho các hộ nuôi trồng thủy sản, đặc biệt là đối với những nông hộ nuôi tôm. Bởi tôm là động vật biến nhiệt, điều chỉnh nhiệt độ thân thể theo nhiệt độ môi trường.
|
|
|
|
Chủ động phòng trừ sâu bệnh hại trên lúa xuân
Thời điểm này, các trà lúa xuân ở Hà Tĩnh đang vào giai đoạn cuối đẻ nhánh và làm đòng. Do thời tiết ấm, độ ẩm cao nên sẽ là điều kiện thuận lợi cho sâu bệnh phát sinh gây hại, nhất là nguy cơ bùng phát dịch bệnh đạo ôn trên diện rộng là rất dễ xảy ra. Trước tình hình đó, Sở Nông nghiệp và PTNT Hà Tĩnh đã yêu cầu các đơn vị chuyên môn, chính quyền các địa phương phải triển khai ngay các biện pháp cấp thiết để chăm sóc bảo vệ lúa, không đợi đến khi dịch bệnh lây lan mới vào cuộc.
|
|
|
|
Giới thiệu một số cơ sở cung ứng giống tôm thẻ chân trắng cho bà con tham khảo, lựa chọn năm 2021
Con giống là một trong các yếu tố đầu vào quyết định sự thành bại của nghề nuôi trồng thủy sản nói chung, nuôi tôm nói riêng. Những lợi ích kinh tế và kỹ thuật trong quá trình nuôi khi lựa chọn được con giống đảm bảo yêu cầu là điều mà thực tiễn đã chứng minh. Vì vậy, công tác khảo sát, lựa chọn con giống có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, sạch bệnh, chất lượng tốt đưa vào thả nuôi là yêu cầu cấp thiết hiện nay đối với nghề nuôi tôm. Để triển khai Đề án sản xuất Nuôi trồng thủy sản năm 2021 đạt mục tiêu và kế hoạch đề ra, đặc biệt nhằm đảm bảo vụ nuôi tôm nước lợ thắng lợi. Chi cục Thủy sản khảo sát, tìm hiểu một số cơ sở sản xuất, cung ứng giống tôm thẻ chân trắng trong và ngoài tỉnh. Qua tìm hiểu Chi cục giới thiệu một số cơ sở sản xuất giống tôm để cán bộ làm công tác quản lý cũng như người nuôi tôm có thể tham khảo, lựa chọn:nguồn giống thả nuôi năm 2021:
|
|
|
|
Những lưu ý khi úm gia cầm trong mùa lạnh
Hiện nay, nhiều bà con nông dân trên địa bàn Hà Tĩnh đang đầu tư tái đàn chăn nuôi nhằm phát triển sản xuất và cung cấp nguồn thực phẩm cho Tết Nguyên Đán sắp tới. Đối với gia cầm, để có con giống tốt đảm bảo phát triển khỏe mạnh thì khâu úm giai đoạn còn nhỏ là một trong những khâu kỹ thuật quan trọng. Đặc điểm sinh lý của gia cầm con khi mới nở là có thân nhiệt chưa ổn định, và thân nhiệt thấp hơn gà trưởng thành, khả năng điều tiết thân nhiệt kém nên dễ mất nhiệt và dễ mắc bệnh đường hô hấp hay đường tiêu hóa do giảm sức đề kháng và bị chết vì lạnh. Vì vậy, để hạn chế các tác động có hại đến gia cầm con và có được nguồn giống đảm bảo, khi úm cần chú ý một số vấn đề sau đây:
|
|
|
|
Bổ cứu sản xuất trên cây trồng sau mưa lũ
Từ ngày 16/10 đến ngày 20/10/2020 trên địa bàn Hà Tĩnh xảy ra mưa lớn với lượng mưa từ 1.107 – 1.383,6 mm. Mưa lũ đã làm trên 31.000 hộ gia đình bị ngập sâu trong nước, nhiều diện tích cây trồng vụ Đông và cây ăn quả bị ngập úng và hư hỏng. Để kịp thời khôi phục sản xuất sau mưa lũ đề nghị thực hiện các giải pháp sau:
|
|
|
|
ỨNG DỤNG CHẾ PHẨM SINH HỌC EM TRONG NUÔI TÔM
Việc lạm dụng hóa chất, kháng sinh trong nuôi tôm thâm canh hiện nay đã phá vỡ cân bằng sinh thái và tác động xấu đến môi trường, chất lượng sản phẩm kém và tồn lưu các hóa chất, kháng sinh cấm sử dụng đang tạo nên rào cản trong việc xuất khẩu tôm Việt Nam ra thị trường thế giới. Ứng dụng công nghệ sinh học (CNSH) trong nuôi tôm thương phẩm hiện nay được coi là một giải pháp hỗ trợ mang tính tất yếu để ngành nuôi tôm công nghiệp phát triển ổn định và bền vững.
|
|
|
|
Ngộ độc hữu cơ trên cây lúa
Vừa thu hoạch lúa vụ Đông Xuân xong, trong thời gian ngắn, bà con nông dân triển khai gieo cấy vụ Hè Thu, rơm rạ và tàn dư hữu cơ bị vùi trong đất chưa kịp phân hủy. Bên cạnh đó với nền nhiệt độ cao, tốc độ phân hủy chất hữu cơ diễn ra mạnh mẽ, lượng axit hữu cơ và một số khí độc như: CH4, H2S.... được giải phóng nhiều làm tăng khả năng hòa tan một số các chất trong đất có thể gây độc cho cây lúa, làm ảnh hưởng xấu đến quá trình hô hấp và dinh dưỡng khoáng của cây gây nên hiện tượng lúa bị ngộ độc hữu cơ ở một số diện tích.
|
|
|
1
2
3
4
5
6
7
8
9
» Tiếp »
|
|
|
|
|