>> DỰ ÁN | TIN TỨC SỰ KIỆN

Dự án SIPA Hà Tĩnh khảo sát và lựa chọn các giải pháp nông nghiệp thích ứng với biến đổi khí hậu tiềm năng tại Hà Tĩnh
Tin đăng ngày: 25/8/2020 - Xem: 9496

Trong thời gian từ ngày 29/07-02/08/2020, đại diện cơ quan đầu mối hợp phần 1 của dự án- Phó giám đốc Trung tâm Khuyến nông Hà Tĩnh (TTKN), ông Nguyễn Hữu Ngọc, cùng với cán bộ kỹ thuật của TTKN, Hội Nông dân Hà Tĩnh và Tổ chứcNghiên cứu Nông lâm Quốc tế (ICRAF Việt Nam) đã tiến hành khảo sát thực tế tại các xã được chọn làm điểm thực hiện dự án SIPA Hà Tĩnh (Hỗ trợ Việt Nam thực hiện thỏa thuận Pari tại Hà Tĩnh) nhằm tìm ra các giải pháp thích ứng dựa vào hệ sinh thái/nông nghiệp thích ứng với biến đổi khí hậu (EbA/CSA) tiềm năng tại địa phương. Các xã thực hiện khảo sát bao gồm xã Vượng Lộc, Thị trấn Đồng Lộc (huyện Can Lộc), xã Sơn Tiến và xã Sơn Hồng (huyện Hương Sơn). Hoạt động này nhận được sự phối hợp nhiệt tình của cán bộ các phòng, ban các cấp tại địa phương.

Chuyến khảo sát được triển khai sau khi UBND tỉnh Hà Tĩnh ban hành quyết định 4795/UBND-NL2, ngày 21 tháng 7 năm 2020, phê duyệt đề xuất lựa chọn địa điểm thực hiện dự án SIPA Hà Tĩnh do cơ quan đầu mối cấp tỉnh (Chi cục Thủy lợi) đại diện cho Tổ hỗ trợ thực hiện dự án cấp tỉnh đề xuất. Việc lựa chọn điểm được tiến hành dựa trên kết quả của hai đợt khảo sát thực tế trước đóvới sự tham gia của các đại diện đến từ nhà tài trợ Cơ quan Hợp tác Quốc tế Đức- GIZ, ICRAF Việt Nam, Tổ giúp việc thực hiện dự án cấp tỉnh, Hội Nông dân Hà Tĩnh, cùng với sự phối hợp của lãnh đạo và cán bộ các cấp thuộc huyện Thạch Hà, Hương Sơn và Can Lộc. Trong 11 xã được đề cử trên cơ sở tiêu chí chọn điểm, bốn xã đã được lựa chọn làm điểm thực hiện dự án bao gồm xã Sơn Tiến, Sơn Hồng (huyện Hương Sơn), và xã Vượng Lộc, Thị trấn Đồng Lộc (huyện Can Lộc).

Hai hoạt động chính trong chuyến khảo sát lần này bao gồm thảo luận nhóm tập trung, từ đó xác định các địa điểm, hộ dân cũng như các giải pháp EbA/CSA tiềm năng thực hiện trong khuôn khổ dự án.

Quá trình thảo luận nhóm và đi khảo sát thực tế tại các hộ dân, đoàn công tác đã xác định các loại hình sử dụng đất chính, lịch thời vụ, các hiện tượng thời tiết cực đoan và các khu vực cũng như các giai đoạn nhạy cảm của hệ thống cây trồng trước các hiện tượng đó.

Upload

Thảo luận nhóm tại xã Sơn Tiến, huyện Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh. Ảnh: Nguyễn Thị Toàn

Dựa trên kết quả thảo luận nhóm và khảo sát thực tế, các giải pháp EbA/CSA tiềm năng thực hiện trong khuôn khổ dự án cũng đã được xác định.

Tại xã Vượng Lộc, một số diện tích canh tác hiệu quả thấp được người dân và cán bộ địa phương đề xuất xây dựng mô hình chuyển đổi có tính thích ứng tốt hơn với các hiện tượng thời tiết cực đoan. Hai mô hình tiềm năng được đưa ra bao gồm: (1) chuyển đổi diện tích lúa và ao hồ hiệu quả thấp (vùng bị ảnh hưởng bởi mưa lụt) sang nuôi trồng thủy sản nước ngọt (nuôi tôm càng xanh luân canh cá nước ngọt) kết hợp với phát triển hệ sinh thái vườn hồ và (2) mô hình chuyển đổi diện tích lúa năng suất thấp (ảnh hưởng bởi hạn hán) sang trồng hành tăm, gắn với chuỗi sản phẩm OCOP.

Upload

Thăm khu vực trồng hành tăm của thôn Hồng Lĩnh, Làng Lau, Đông Huề tại xã Vượng Lộc, Huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh. Ảnh: Nguyễn Thị Toàn

Dựa trên cơ sở về địa hình cao và đất đồi, thị trấn Đồng Lộc đề xuất hai mô hình tiềm năng để xây dựng trong khuôn khổ dự án: (1) mô hình nâng cao hiệu quả kinh tế dựa trên phát triển hệ sinh thái vườn hồ kết hợp với các biện pháp kỹ thuật bảo vệ đất, chống xói mòn và giảm sử dụng các loại thuốc bảo vệ thực vật (BVTV) và phân hóa học; và (2) mô hình nuôi ong dựa vào hệ sinh thái vườn rừng và rừng tự nhiên.

Xã Sơn Tiến đề xuất có tiềm năng tập trung vào phát triển bốn mô hình (1) chuyển đổi diện tích đất màu không hiệu quả sang trồng cỏ chăn nuôi chịu hạn và có giá trị dinh dưỡng cao phục vụ chăn nuôi; (2) mô hình nâng cao hiệu quả kinh tế dựa trên phát triển hệ sinh thái vườn đồi tổng hợp với các biện pháp kỹ thuật bảo vệ đất, chống xói mòn, và hạn chế sử dụng các loại thuốc BVTV và phân hóa học; (3) mô hình nuôi ong dựa trên hệ sinh thái vườn đồi và rừng tự nhiên; và (4) mô hình trồng hoa thiên lý theo hướng an toàn (VietGap hoặc hữu cơ) nhằm giảm thiểu tác động của bệnh hại trên cây diễn ra tại xã Sơn Tiến.

 Upload

Thăm mô hình vườn đồi tại thôn Hùng Tiến, xã Sơn Tiến, Huyện Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh. Ảnh: Nguyễn Thị Toàn

Xã Sơn Hồng, với lợi thế về diện tích vườn đồi và rừng tự nhiên, cũng sẽ tập trung phát triển hai mô hình là mô hình nâng cao hiệu quả kinh tế dựa trên phát triển hệ sinh thái vườn đồi tổng hợp và mô hình nuôi ong dựa trên hệ sinh thái vườn đồi và rừng tự nhiên.

Upload

Thăm mô hình trồng vườn đồi tại thôn 6, xã Sơn Hồng, Huyện Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh. Ảnh: Nguyễn Thị Toàn

Trong thời gian tới, dự án sẽ tiếp tục làm việc với các hộ dân để cùng thống nhất các mô hình EbA/CSA, xác định nhóm hộ tham gia và lập kế hoạch để triển khai mô hình nhằm giúp các nông hộ và địa phương nâng cao năng lực thích ứng với các hiện tượng thời tiết cực đoan và biến đổi khí hậu.

Nguyễn Thị Toàn

Nguồn:
Từ khóa:

Tin tức sự kiện khác:

28/6/2022 - Bài học kinh nghiệm từ tham quan học tập mô hình phát triển kinh tế vườn đồi tại các tỉnh phía Bắc do Dự án SIPA triển khai
24/11/2021 - Hội thảo nhân rộng các mô hình dự án SIPA Hà Tĩnh
2/11/2021 - Nhân rộng mô hình nuôi tôm càng xanh trên đất lúa chuyển đổi
16/9/2021 - Mô hình trồng cỏ chăn nuôi chất lượng và có tính chịu hạn chinh phục cái nắng khắc nghiệt mùa hè Hà Tĩnh
16/8/2021 - Học tập kinh nghiệm từ các mô hình điển hình
2/7/2021 - Nuôi ong dựa vào hệ sinh thái vườn đồi và rừng tự nhiên hướng đến “vị ngọt” tương lai
30/11/2020 - KHỞI ĐỘNG DỰ ÁN HỖ TRỢ VIỆT NAM THỰC HIỆN THỎA THUẬN PARI TẠI HÀ TĨNH (SIPA)
25/8/2020 - Dự án SIPA Hà Tĩnh khảo sát và lựa chọn các giải pháp nông nghiệp thích ứng với biến đổi khí hậu tiềm năng tại Hà Tĩnh
 
  VIDEO CLIPS  
Video
PS Nông nghiệp tuần hoàn chi phí thấp, lợi nhuận cao
PS Đẩy mạnh sản xuất hữu cơ trên cây ăn quả có múi
Nông nghiệp tuần hoàn xu thế tất yếu
Tình hình phát triển cây ăn quả có múi tại Hà Tĩnh
Phòng trừ sâu bệnh trước khi lúa trổ bông
Chung tay chống đánh bắt hải sản bất hợp pháp
Cải tạo ao đầm trước vụ tôm xuân hè
Thu gom bao bì thuốc bảo vệ thực vật nỗ lực từ các địa phương
Phòng trừ sâu bệnh cho lạc xuân
Nâng cao chất lượng tiêm phòng cho đàn vật nuôi
 
  VĂN BẢN MỚI  
Về việc đẩy mạnh công tác Khuyến nông

Thông báo Danh sách thí sinh trúng tuyển vào làm việc tại Trung tâm Khuyến nông tại kỳ tuyển dụng năm 2022

Thông báo chương trình thực tập sinh tại Hàn Quốc

Chương trình khuyến nông tỉnh Hà Tĩnh giai đoạn 2023-2025

Chương trình Khuyến nông tỉnh Hà Tĩnh, giai đoạn 2023 - 2025

NGHỊ QUYẾT HỘI NGHỊ LẦN THỨ NĂM BAN CHẤP HÀNH TRUNG ƯƠNG ĐẢNG KHOÁ XIII về nông nghiệp, nông dân, nông thôn đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045

Phòng trừ sâu bệnh hại lúa từ nay đến cuối vụ xuân năm 2022

Quy định chính sách khuyến khích phát triển nông nghiệp, nông thôn gắn với tỉnh đạt chuẩn nông thôn mới trên địa bàn Hà Tĩnh.

NGHỊ QUYẾT CỦA BAN CHẤP HÀNH ĐẢNG BỘ TỈNH Về tập trung lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Đề án “Thí điểm xây dựng tỉnh Hà Tĩnh đạt chuẩn nông thôn mới, giai đoạn 2021 - 2025”

KẾ HOẠCH: Khuyến nông năm 2021

 
THƯ VIỆN ẢNH
THỐNG KÊ TRUY CẬP
Đang truy cập 5
Máy chủ tìm kiếm 10
Khách viếng thăm 7
Hôm nay: 586
Tất cả: 983,649
  FANPAGE FACEBOOK  
 
  Trang chủ I  Giới thiệu   I  Tin tức   I  Hoạt động khuyến nông   I  Hoạt động ngành NN   I  Cẩm nang kỹ thuật   I  Gương điển hình   I  Chuyên đề NN-NT   I  Dự Án    

Trung tâm Khuyến nông Hà Tĩnh
Địa chỉ: Số 150 đường Trần Phú, TP Hà Tĩnh, tỉnh Hà Tĩnh
Điện thoại: 0393 856739/ Fax: 0393 856737 - Hotline: 0912.128.464
Email: [email protected] - Website: http://khuyennonghatinh.com