>> CẨM NANG KỸ THUẬT | TRỒNG TRỌT

Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây ba kích
Tin đăng ngày: 24/12/2024 - Xem: 145

       Ba kích là một loại dược liệu quý, được sử dụng nhiều trong y học cổ truyền với các công dụng bồi bổ sức khỏe, tăng cường sinh lực. Với giá trị kinh tế cao, cây ba kích ngày càng được nhiều người nông dân lựa chọn để phát triển mô hình trồng trọt. Tuy nhiên, để đạt năng suất cao, người trồng cần nắm vững các kỹ thuật trồng và chăm sóc cây.

 

1. Chuẩn bị đất trồng

- Xử lý thực bì:

Phát thực bì theo băng rộng 1m hoặc quanh hố với đường kính 1m, chú ý chừa cây để làm giá đỡ cho cây leo, hoặc có thể phát toàn diện thực bì đối với trồng rừng thâm canh.

-  Xử lý đất:

Đất cuốc lên đập nhỏ, để riêng đất mặt và đất đáy trên miệng hố phơi cho đất khô ải 1 tháng

Cuốc hố có kích thước 50 x 50 x 50 cm

Bón 5-10kg phân chuồng ủ hoai hoặc 0,2 kg phân vi sinh + 0,2 kg supe lân (hoặc 0,2kg phân NPK) cho mỗi hố.

Lấp hố bằng đất tốt khi cuốc lên và đất xung quanh cùng với cỏ rác, thảm khô mục lấp phần đáy hố.

Bước này phải làm xong trước khi trồng 1 tháng. Trong băng chừa nên trồng bổ sung cây phù trợ tốt nhất là cây thuộc họ Đậu làm giá thể cho dây Ba kích leo bám.

2. Thời vụ

Ở các tỉnh miền Trung trồng vào tháng 8-11, chọn những ngày râm mát hoặc có mưa nhỏ.

3. Chuẩn bị cây giống

Tuỳ theo điều kiện thực tế có thể sử dụng cây giống từ hạt, cây hom hoặc cây mô để đem trồng.

- Cây giống từ hạt: Chiều cao cây từ 20 - 30 cm,  đường kính gốc 2 - 2,5mm, có 4-6 lá, bắt đầu vươn ngọn leo, thân mập khoẻ, lá đều, không sâu bệnh.

- Cây hom: Cây cao 20 - 40cm, đường kính gốc 2 - 2,5mm hoặc lớn hơn, có từ 05 - 06 cặp lá trở nên, bộ rễ dài 5 - 10cm phát triển đầy đủ, cây không sâu bệnh;

- Cây mô: Cây có từ 3 cặp lá trở lên, chiều cao từ 20 - 25cm, không sâu bệnh.

Lưu ý: Trước khi xuất vườn, cây con phải được đảo bầu, phân loại và giảm tưới để quá trình bốc xếp, vận chuyển  cây con không bị vỡ bầu, tổn thương.

4. Mật độ và khoảng cách

+ Trồng dưới tán cây khác: mật độ  từ 2.000 - 2.500 khóm/ha, hàng cách hàng 3 m, cây cách cây 2m.

+ Trồng nơi đất trống: Trồng với cự ly cây cách cây 1m, hàng cách hàng 2m. Mật độ 5.000 cây/ha. 

5. Cách trồng

- Trồng dưới tán cây khác:

+ Trồng ba kích dưới tán rừng nghèo, rừng khoanh nuôi phục hồi. Đối với rừng nghèo chỉ còn cây bụi lúp xúp, lau chít tùy thuộc vào điều kiện thực tế và hiện trạng rừng mà trồng theo băng, hay theo đám. Nếu trồng theo băng, phát sạch và dọn sống băng trồng rộng 1 - 1,5m. băng chừa để lại rộng từ 2 - 3m. 

+ Trồng ba kích dưới tán cây trong vườn rừng, vườn cây ăn quả có lỗ trống hoặc tán thưa có thể trồng ba kích để tận dụng diện tích. Chuẩn bị đất có thể đào hố hoặc cày bừa kĩ lên luống như luống trồng khoai để trồng cây.

- Trồng nơi đất trống:

+ Phương thức này trồng với quy mô lớn, diện tích rộng trên các sườn đồi hay những nơi đất bằng phẳng.

+ Nơi đất trống và đất đã canh tác nhiều vụ, đánh bỏ hết gốc lau chít, chè vè, cỏ dại. Giữa 2 hàng trồng Ba kích nên trồng một hàng cây phù trợ. Biện pháp này nhằm cải tạo đất và ngăn ngừa sự rửa trôi, xói mòn, che nắng gắt và là giá đỡ cho dây Ba kích leo bám.

+ Trồng trên sườn đồi không cần lên luống. Trồng nơi đất bằng phẳng nên vun đất thành luống. Luống cao hay luống thấp tùy theo địa hình cao hay thấp để tránh ngập úng cho cây trồng.

Dùng cuốc đào một lỗ nhỏ giữa hố, khơi rộng lòng hố vừa đủ  rộng và sâu hơn kích thước bầu cây đem trồng, xé và lột bỏ vỏ bầu, tránh không được làm vỡ bầu. 

Đặt cây thẳng đứng trong lòng hố, miệng bầu thấp hơn miệng hố 1cm. 

Lấp đất nhỏ xung quanh bầu và nén chặt vừa phải sao không làm vỡ bầu đất, vun lớp đất xung quanh cao hơn cổ rễ 3-5cm. 

Nơi không có cây tự nhiên phải cắm cọc tre hoặc gỗ dài 1,0 - 1,5m làm giá đỡ cho cây leo.

6. Bón phân

a. Bón lót

Bón 5 – 10 kg phân chuồng ủ hoai hoặc 0,2 kg phân vi sinh + 0,2 kg supe lân (hoặc 0,2 kg phân NPK) cho mỗi hố.

b. Bón phân thúc hàng năm:

Bón thúc thêm 0,2 kg phân NPK/cây/năm (Năm thứ 2 bón bổ sung khoảng 3 kg phân chuồng hoai hoặc 0,2 - 0,3 kg NPK/gốc).

7. Chăm sóc

- Làm giá đỡ cho dây Ba kích leo bám:

Do cây ba kích là loại dây leo nên cần làm trụ đỡ cho dây leo bám, nếu dây không leo được lên tầng trên quang hợp ánh sáng sẽ sinh trưởng kém, còi cọc, củ ít và nhỏ. Trụ giàn cho cây leo có thể là cây sống hay bằng tre, gỗ,  nứa. 

Nếu trồng dưới tán rừng, tán vườn thì những cây làm giá đỡ là cây bụi, cây cỡ nhỏ hoặc cây phụ trợ …làm chỗ dựa  cho dây Ba kích bám và leo lên.

Nếu trồng ba kích nơi đất trống cần làm giàn cho dây leo, vật liệu làm giàn nên chọn những loại không mục ải vì thời gian sử dụng lâu, tán dây Ba kích leo bám rất nặng. Có thể dùng tre, dóc cắm xiên như giàn dưa chuột nhưng cũng có thể làm ngang giống giàn bầu bí.

- Trồng dặm

Sau khi trồng được 15 - 30 ngày kiểm tra và tiến hành trồng dặm những hố cây bị chết để đảm bảo mật độ rừng trồng. Tỷ lệ sống phải đạt trên 90%.

- Chăm sóc

Chăm sóc trong 2 năm đầu, mỗi năm chăm sóc từ 2 - 3 lần. Năm thứ 3 trở đi chăm sóc 1 - 2 lần/năm.

- Phát thực bì, cắt dây leo cạnh tranh với cây trồng trên toàn diện tích.

- Xới cỏ, vun đất xung quanh gốc đường kính 0,8 m. Tùy theo tình hình thực tế mà xới đất nhiều lần trong năm, ít nhất từ 4 lần trở lên trong 2 năm đầu. Đến năm thứ 3 khóm đã định hình tán lá phát triển rộng việc xới đất sẽ giảm đi.

- Bộ rễ củ là phần quan trọng chủ yếu của cây ba kích. Cây có sinh trưởng tốt thì rễ củ mới phát triển mạnh. Do đó bón lót tập trung lúc trồng để cung cấp dinh dưỡng lâu dài cho cây là yếu tố cần thiết. Từ năm thứ 2 bón bổ xung thêm 3 kg phân chuồng + 0,3 NPK/khóm. Kết hợp với xới cỏ để lấp phân.

Chú ý điều chỉnh độ che tán 30 - 50%.

          8. Phòng trừ sâu bệnh.

Cây ba kích ít khi bị bệnh. Tuy nhiên có thể xuất hiện một số bệnh như lở cổ rễ, vàng lá trong điều kiện thâm canh cao và bệnh thối củ đối với cây từ năm thứ 2 - 3. Nấm Fusarium spp là tác nhân gây bệnh vàng lá, thối rễ trên cây Ba Kích. Nên sử dụng một số chế phẩm sinh học đối kháng với nấm gây bệnh vùng rễ để phòng, chống.

 Có thể sử dụng thuốc Boóc-đô nồng độ 0,5% hoặc kết hợp với Ben-lát 0,1% để phun vào gốc và lá để phòng trừ bệnh. Rắc vôi bột xung quanh luống để chống kiến, dế.

9. Thu hoạch.

Cây trồng 5 đến 7 năm mới cho thu hoạch củ ba kích có chất lượng tốt, năng suất bình quân 8- 12kg củ tươi/gốc, càng để lâu năm sản lượng càng cao chất lượng dược liệu càng tốt.   

Sự thay đổi màu của thịt củ biến đổi theo năm. Từ năm thứ nhất đến năm thứ 5 khác biệt nhau rõ rệt. Khi củ từ màu vàng hồng chuyển dần sang màu tím, lõi hóa gỗ là củ đã già. Lúc đó khai thác sử dụng tốt và có giá trị thương phẩm cao.

Thu hoạch: Đào khai thác củ ba kích tốt nhất vào tháng 12 và tháng giêng. Đây là thời kỳ cây tạm dừng sinh trưởng và cũng là lúc thu hái quả xong. Khi thu hoạch củ nên tận dụng phần dây bánh tẻ của những cây có năng suất cao để làm hom giống.

Củ già 4kg tươi sẽ cho 1kg khô, củ non 5kg –6kg tươi mới cho 1kg khô

Củ đào về cần rửa sạch đất, tước bỏ phần lõi cứng của củ rồi đem phơi hoặc sấy cho thật khô. Sau đó phân thành 3 loại theo tiêu chuẩn thương phẩm trước khi

+ Củ loại A: Có đường kính từ 1,2cm trở lên.

          + Củ loại B: Có đường kính từ 0,8 - 1,1cm.

          + Củ loại C: Có đường kính bé hơn 0,8cm.

          Củ loại A và B dùng để xuất khẩu có giá trị cao nhất.

Trương Thị Quyên

 

Nguồn:
Từ khóa:

Trồng trọt khác:

26/12/2024 - Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây đậu xanh
26/12/2024 - Quy trình kỹ thuật chăm sóc cây cà chua
26/12/2024 - Quy trình kỹ thuật trồng và chăm sóc bí xanh
26/12/2024 - Quy trình kỹ thuật trồng và chăm sóc cải củ
26/12/2024 - Kỹ thuật chăm sóc, quản lý vườn cam thời kỳ kiến thiết cơ bản
26/12/2024 - Quy trình kỹ thuật trồng hành tăm
26/12/2024 - Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây cà rốt
26/12/2024 - Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây dưa hấu
25/12/2024 - Kỹ thuật canh tác cây ớt cay
25/12/2024 - Kỹ thuật gieo trồng chăm sóc cây mướp đắng
25/12/2024 - Một số sâu, bệnh hại trên cây mướp đắng và cách phòng trừ
25/12/2024 - Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây lạc
25/12/2024 - Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây dưa chuột
25/12/2024 - Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây dưa bở
24/12/2024 - Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây ba kích
 
  VIDEO CLIPS  
Video
Thu gom vỏ chai bao thuốc BVTV - Nổ lực từ các địa phương
Kỹ thuật chăm sóc bưởi giai đoạn quả non
Kỹ thuật úm gà
Chăm sóc hươu vào mùa khai thác nhung
Phát triển kinh tế từ nuôi ốc bươu đen
PS Nông nghiệp tuần hoàn chi phí thấp, lợi nhuận cao
PS Đẩy mạnh sản xuất hữu cơ trên cây ăn quả có múi
Nông nghiệp tuần hoàn xu thế tất yếu
Tình hình phát triển cây ăn quả có múi tại Hà Tĩnh
Phòng trừ sâu bệnh trước khi lúa trổ bông
 
  VĂN BẢN MỚI  
Về việc đẩy mạnh công tác Khuyến nông

Thông báo Danh sách thí sinh trúng tuyển vào làm việc tại Trung tâm Khuyến nông tại kỳ tuyển dụng năm 2022

Thông báo chương trình thực tập sinh tại Hàn Quốc

Chương trình khuyến nông tỉnh Hà Tĩnh giai đoạn 2023-2025

Chương trình Khuyến nông tỉnh Hà Tĩnh, giai đoạn 2023 - 2025

NGHỊ QUYẾT HỘI NGHỊ LẦN THỨ NĂM BAN CHẤP HÀNH TRUNG ƯƠNG ĐẢNG KHOÁ XIII về nông nghiệp, nông dân, nông thôn đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045

Phòng trừ sâu bệnh hại lúa từ nay đến cuối vụ xuân năm 2022

Quy định chính sách khuyến khích phát triển nông nghiệp, nông thôn gắn với tỉnh đạt chuẩn nông thôn mới trên địa bàn Hà Tĩnh.

NGHỊ QUYẾT CỦA BAN CHẤP HÀNH ĐẢNG BỘ TỈNH Về tập trung lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Đề án “Thí điểm xây dựng tỉnh Hà Tĩnh đạt chuẩn nông thôn mới, giai đoạn 2021 - 2025”

KẾ HOẠCH: Khuyến nông năm 2021

 
THƯ VIỆN ẢNH
THỐNG KÊ TRUY CẬP
Đang truy cập 5
Máy chủ tìm kiếm 10
Khách viếng thăm 7
Hôm nay: 554
Tất cả: 1,185,686
  FANPAGE FACEBOOK  
 
  Trang chủ I  Giới thiệu   I  Tin tức   I  Hoạt động khuyến nông   I  Hoạt động ngành NN   I  Cẩm nang kỹ thuật   I  Gương điển hình   I  Chuyên đề NN-NT   I  Dự Án    

Trung tâm Khuyến nông Hà Tĩnh
Địa chỉ: Số 150 đường Trần Phú, TP Hà Tĩnh, tỉnh Hà Tĩnh
Điện thoại: 0393 856739/ Fax: 0393 856737 - Hotline: 0914.886.618
Email: [email protected] - Website: http://khuyennonghatinh.com