>> CẨM NANG KỸ THUẬT | TRỒNG TRỌT

Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây dưa chuột
Tin đăng ngày: 25/12/2024 - Xem: 134

         Dưa chuột thuộc nhóm cây ưa nhiệt, nhiệt độ thích hợp cho cây dưa chuột phát triển từ 160C đến 330C, có nhiều ánh sáng quả sẽ phát triển nhanh và chất lượng tốt. Có thể gieo hạt trực tiếp hoặc làm bầu cây.

1. Giống:

 Hiện nay, nông dân trồng nhiều loại giống khác nhau, nhóm giống địa phương, kháng bệnh khá, chất lượng tốt, chiều cao cây 1,5 - 2m, nhiều hoa đực ít hoa cái, giống để được cho vụ sau.

+ Giống quả nhỏ: Thân gầy, lá mỏng thời gian sinh trưởng 50 - 65 ngày, quả màu xanh vàng, gai trắng xám, năng suất 18  -20 tấn/ha.

+ Giống quả trung bình - to: Thân lá trung bình, thời gian sinh trưởng 65 - 75 ngày, quả màu xanh nâu gai trắng, năng suất 20 - 25 tấn/ha.

Giống

Độ tuổi

(ngày)

Chiều cao

cây (cm)

Đường kính

cổ rễ (mm)

Số lá

thật

Tình trạng cây

Dưa chuột

7-10

8-10

1,5-2,0

2 - 3

Cây khoẻ mạnh, không dị hình, ngọn phát triển tốt, không có biểu hiện nhiễm sâu bệnh

 

2. Chuẩn bị đất:

Chọn đất canh tác: Cách xa các khu công nghiệp, bệnh viện, nhà máy… (không gần nguồn nước ô nhiễm và nước thải của các nhà máy, bệnh viện).

Dưa chuột yêu cầu đất nghiêm khắc do bộ rễ yếu và sức hấp thụ của rễ kém, nếu gặp hạn hay úng hoặc nồng độ phân cao, bộ rễ dưa dễ bị vàng khô, vì thế nên trồng dưa trên đất có thành phần cơ giới nhẹ như cát pha, đất thịt nhẹ thoát nước tốt, có nhiều chất hữu cơ, pH từ 6,5 - 7,5. Đất trồng không quá phèn, mặn (kiềm), nếu độ PH dưới 5 thì phải bón thêm vôi.

Chọn đất vụ trước không trồng họ bầu bí (dưa chuột, dưa hấu, bí rợ…) là tốt nhất. Đất trồng dưa chuột phải cày bừa kỹ cho tơi xốp, làm sạch cỏ, trồng vào mùa mưa phải lên luống cao 20 - 25cm và đào rãnh thoát nước tốt. Luống trồng có thể phủ bạt nylon để giữ ẩm và hạn chế cỏ dại. Làm luống rộng 1,3m.

3. Trồng và chăm sóc:

- Kỹ thuật trồng, mật độ, khoảng cách trồng:

Các giống lai F1 trồng hàng x hàng 60cm; cây x cây 40 - 45cm. Mật độ trồng từ 35.000 - 40.000 cây/ha. Tránh trồng quá dày dễ phát sinh sâu, bệnh hại.

- Làm cỏ, tưới nước và các biện pháp kỹ thuật khác:

Tưới nước: Sử dụng nguồn nước không bị ô nhiễm, nước giếng khoan, nước suối đầu nguồn, không sử dụng nước thải, nước ao tù, ứ đọng lâu ngày.

Tưới nước là biện pháp cần thiết để tăng năng suất. Nếu độ ẩm thấp hơn 70% cần tiến hành tưới cho dưa chuột để đảm bảo đất có độ ẩm 85 - 90%. Lượng nước tưới, số lần tưới cần căn cứ vào độ ẩm đất trước lúc tưới. Không nên tưới nước đẫm vào chiều mát.

- Làm giàn: Sau khi bón thúc lần 2 có thể tiến hành làm giàn, dùng cây chói dài khoảng 2,5m, cắm hình chữ A sau đó phủ lưới nylon có mắt lưới rộng 20cm lên dàn để cho dưa chuột. Thường xuyên buộc thân dưa vào dàn để dây và quả sau này không bị tuột xuống. Dùng dây nylon căng ngang và dọc theo dàn, nhiều tầng để tua cuốn dây dưa có nơi bám chắc chắn.

Hiện nay, việc sử dụng lưới nylon để làm giàn cho dưa chuột cũng được phổ biến trong sản xuất vì giảm bớt được số lượng cây giàn, giảm chi phí, thao tác nhanh gọn và dùng được nhiều mùa.

4. Phân bón và cách bón phân

- Phân bón: Lượng phân bón cho 1ha, phân chuồng hoai: 20m3; phân hữu cơ vi sinh: 1.000kg; Vôi: 800 - 1.000 kg.

- Phân hóa học lượng nguyên chất: N:150kg; P2O5: 95kg;  K2O: 155kg.

Lưu ý: Đổi lượng phân hóa học nguyên chất qua phân đơn tương đương:

Cách 1: Ure: 326 kg; Lân super: 594; KCL: 258 kg.

Cách 2: NPK 16-16-8: 594kg; Ure: 120kg; KCL: 179kg.

* Bón theo cách 1:

Hạng mục

Tổng số

Bón lót

Bón thúc

Lần 1

10 NST

Lần 2

20 NST

Lần 3

50 NST

Phân chuồng hoai

20 m3

20 m3

     

Vôi

800-1.000 kg

800-1.000 kg

     

Hữu cơ VS

1.000 kg

1.000 kg

     

Ure

236 kg

50kg

36 kg

75 kg

75 kg

Lân super

594 kg

594 kg

     

KCl

258 kg

108 kg

 

60 kg

90 kg

* Bón theo cách 2:

Hạng mục

Tổng số

Bón lót

Bón thúc

Lần 1

10 NST

Lần 2

20 NST

Lần 3

50 NST

Phân chuồng hoai

20 m3

20 m3

     

Vôi

800-1.000 kg

800-1.000 kg

     

Hữu cơ VS

1.000 kg

1.000 kg

     

Ure

120kg

40kg

20 kg

30 kg

30 kg

KCl

179 kg

79 kg

 

30 kg

70 kg

NPK 16-16-8

594 kg

194 kg

100 kg

150 kg

150 kg

 

* Ghi chú: Phân bón lá sử dụng theo khuyến cáo in trên bao bì.

Chỉ sử dụng các loại phân bón có tên trong Danh mục phân bón được phép sản xuất, kinh doanh và sử dụng tại Việt Nam.

5. Sâu hại và biện pháp phòng trừ

Tỉa bỏ các lá già ở gốc, lá bị bệnh để hạn chế sâu bệnh. Thường xuyên kiểm tra đồng ruộng, phát hiện các đối tượng sâu bệnh hại để phòng trừ. Một số đối tượng sâu bệnh hại thường gặp: Bệnh mốc sương, bệnh lở cổ rễ, bệnh héo xanh, nhện đỏ, rệp, bọ rầy dưa,… Do dưa thu hoạch liên tục nên ưu tiên áp dụng các biện pháp canh tác hoặc sử dụng các loại thiên địch để hạn chế sâu bệnh hại. Tùy theo mức độ bị hại mà sử dụng các chế phẩm sinh học để phòng trừ hoặc sử dụng các loại thuốc bảo vệ thực vật trong danh mục được phép sử dụng, đúng thời gian cách ly.

6. Thu hoạch, phân loại và xử lý bảo quản sau thu hoạch

Dưa chuột trồng được 45 - 48 ngày sau khi gieo có thể bắt đầu thu hoạch, khi quả lớn, da căng láng,… thu quả 2 ngày/lần, không nên để quả quá lớn lúc cây còn nhỏ sẽ làm mất sức các đợt cho quả sau. Thời gian thu kéo dài từ 25 đến 30 ngày. Năng suất quả dưa chuột giống F1 năng suất đạt từ 40 - 60 tấn/ha.

Trọng lượng trung bình quả: 150 - 300g, dài 15 - 20cm, đường kính 3 - 5cm, da bóng láng, quả thẳng, không cong queo, không sâu bệnh.

Đóng gói theo yêu cầu của khách hàng.

Đặng Thị Thuận

 

 

 

Nguồn:
Từ khóa:

Trồng trọt khác:

26/12/2024 - Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây đậu xanh
26/12/2024 - Quy trình kỹ thuật chăm sóc cây cà chua
26/12/2024 - Quy trình kỹ thuật trồng và chăm sóc bí xanh
26/12/2024 - Quy trình kỹ thuật trồng và chăm sóc cải củ
26/12/2024 - Kỹ thuật chăm sóc, quản lý vườn cam thời kỳ kiến thiết cơ bản
26/12/2024 - Quy trình kỹ thuật trồng hành tăm
26/12/2024 - Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây cà rốt
26/12/2024 - Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây dưa hấu
25/12/2024 - Kỹ thuật canh tác cây ớt cay
25/12/2024 - Kỹ thuật gieo trồng chăm sóc cây mướp đắng
25/12/2024 - Một số sâu, bệnh hại trên cây mướp đắng và cách phòng trừ
25/12/2024 - Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây lạc
25/12/2024 - Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây dưa chuột
25/12/2024 - Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây dưa bở
24/12/2024 - Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây ba kích
 
  VIDEO CLIPS  
Video
Thu gom vỏ chai bao thuốc BVTV - Nổ lực từ các địa phương
Kỹ thuật chăm sóc bưởi giai đoạn quả non
Kỹ thuật úm gà
Chăm sóc hươu vào mùa khai thác nhung
Phát triển kinh tế từ nuôi ốc bươu đen
PS Nông nghiệp tuần hoàn chi phí thấp, lợi nhuận cao
PS Đẩy mạnh sản xuất hữu cơ trên cây ăn quả có múi
Nông nghiệp tuần hoàn xu thế tất yếu
Tình hình phát triển cây ăn quả có múi tại Hà Tĩnh
Phòng trừ sâu bệnh trước khi lúa trổ bông
 
  VĂN BẢN MỚI  
Về việc đẩy mạnh công tác Khuyến nông

Thông báo Danh sách thí sinh trúng tuyển vào làm việc tại Trung tâm Khuyến nông tại kỳ tuyển dụng năm 2022

Thông báo chương trình thực tập sinh tại Hàn Quốc

Chương trình khuyến nông tỉnh Hà Tĩnh giai đoạn 2023-2025

Chương trình Khuyến nông tỉnh Hà Tĩnh, giai đoạn 2023 - 2025

NGHỊ QUYẾT HỘI NGHỊ LẦN THỨ NĂM BAN CHẤP HÀNH TRUNG ƯƠNG ĐẢNG KHOÁ XIII về nông nghiệp, nông dân, nông thôn đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045

Phòng trừ sâu bệnh hại lúa từ nay đến cuối vụ xuân năm 2022

Quy định chính sách khuyến khích phát triển nông nghiệp, nông thôn gắn với tỉnh đạt chuẩn nông thôn mới trên địa bàn Hà Tĩnh.

NGHỊ QUYẾT CỦA BAN CHẤP HÀNH ĐẢNG BỘ TỈNH Về tập trung lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Đề án “Thí điểm xây dựng tỉnh Hà Tĩnh đạt chuẩn nông thôn mới, giai đoạn 2021 - 2025”

KẾ HOẠCH: Khuyến nông năm 2021

 
THƯ VIỆN ẢNH
THỐNG KÊ TRUY CẬP
Đang truy cập 5
Máy chủ tìm kiếm 10
Khách viếng thăm 7
Hôm nay: 565
Tất cả: 1,185,697
  FANPAGE FACEBOOK  
 
  Trang chủ I  Giới thiệu   I  Tin tức   I  Hoạt động khuyến nông   I  Hoạt động ngành NN   I  Cẩm nang kỹ thuật   I  Gương điển hình   I  Chuyên đề NN-NT   I  Dự Án    

Trung tâm Khuyến nông Hà Tĩnh
Địa chỉ: Số 150 đường Trần Phú, TP Hà Tĩnh, tỉnh Hà Tĩnh
Điện thoại: 0393 856739/ Fax: 0393 856737 - Hotline: 0914.886.618
Email: [email protected] - Website: http://khuyennonghatinh.com