Nuôi ong mật nội là một nghề truyền thống mang lại hiệu quả kinh tế cao, không đòi hỏi vốn đầu tư lớn, phù hợp với nhiều vùng sinh thái khác nhau. Xin giới thiệu quy trình kỹ thuật nuôi ong mật nội hiệu quả sau:
I. GIỐNG ONG MẬT TRONG NƯỚC
1. Ong nội: là loài ong đã được nhân dân ta nuôi hàng ngàn năm nay. Trong tự nhiên, ong nội thường xây một vài bánh tổ ở hốc cây, hang đá, ở những chỗ kín. Ong nội thích nghi tốt với nguồn hoa rải rác, cần vốn đầu tư ít, nuôi cố định được nên thích hợp với nuôi ở vườn nhà.
2. Ong ngoại: Có đặc tính xây tổ giống ong nội, được nhập vào miền Nam từ năm 1960. Khi nuôi ong ngoại phải có nguồn hoa phong phú, người nuôi ong phải có kỹ thuật cao, đầu tư lớn và phải di chuyển nhiều.
II. LỰA CHỌN ĐIỂM NUÔI ONG:
Điểm nuôi ong ở nơi trung tâm nguồn mật phấn, ấm mùa đông, mát mùa hè, thoáng mát, yên tĩnh, thuận tiên giao thông và sinh hoạt. Không bố trí nơi gần ao, hồ, sông ngòi, nơi phun thuốc trừ sâu.
III. CHIA ĐÀN TỰ NHIÊN VÀ BIỆN PHÁP XỬ LÝ
Chia đàn tự nhiên là bản năng của loài ong nhằm duy trì và bảo toàn nòi giống.
Thời gian chia đàn: Từ tháng 3 – 4 và tháng 10 – 11, thời điểm này ngoài tự nhiên nguồn phấn hoa dồi dào.
Biện pháp xử lý: Trường hợp đàn ong chưa đủ tiêu chuẩn đã có hiện tượng chia đàn tự nhiên cần thay chúa, quay ít mật, rút bớt cầu non, vặt bớt mũ chúa, chống nóng cho đàn ong
IV. ONG BỐC BAY VÀ BIỆN PHÁP XỬ LÝ
Bốc bay là việc ong chúa và toàn thể đàn ong bỏ tổ bay đi nơi mới. Đó là bản năng bảo tồn nòi giống. Ong thường bốc bay vào tháng 7 – 9 do thiếu thức ăn, nắng, nóng di chuyển từ vùng thấp.
Xử lý đàn ong chuẩn bị bốc bay: Đóng cửa ra vào, mở cửa sổ (có lưới thép); vít kín các khe hở; gần tối kiểm tra tìm nguyên nhân và xử lý ngay; nhốt chúa kịp thời, thêm cầu có nhông, loại bỏ cầu sâu, vệ sinh sạch sẽ.
Xử lý đàn ong đã bốc bay: Tung cát, đất vụn, nước,.. buộc khăn áo vào sàn khua vào đám ong để cản đường cho chúng tụm lại để bắt; dùng nón vợt bắt để vào nơi thoáng mát; kiểm tra thùng để tìm nguyên nhân và có biện pháp xử lý; chiều tối nên chuyển đến địa điểm thích hợp
V. CHO ONG XÂY BÁNH TỔ MỚI
Nhằm mở rộng tổ, tăng đàn, thay thế cầu cũ. Bánh tổ mới có mùi thơm kích thích ong chúa đẻ nhiều. Nên thực hiện từ đầu mùa mật từ tháng 3 – 6 và tháng 10 – 11 để đỡ tốn thức ăn.
Chọn đàn ong xây: chọn đàn ong có đông quân chủ yếu là ong non; thức ăn dự trữ nhiều; chúa đẻ khỏe, nhiều cầu nhộng; xây lưỡi mèo và có xu hướng nới cầu.
Thực hiện: Loại bỏ lưỡi mèo trước khi đặt tầng chân.
Chọn vị trí đặt tầng chân: mùa nắng đặt tầng chân sát thành thùng, mùa lạnh đặt vào giữa thùng; cầu tầng chân cần đặt vào giữa hai cầu tiêu chuẩn là cầu có nhiều lỗ ấu trùng lớn đang vít nắp; đặt khít với 2 cầu 2 bên; nếu đàn chỉ có một cầu đặt vào phía trong thành thùng
VI. CHO ONG ĂN BỔ SUNG
1. Cho ong ăn bổ sung
Bổ sung siro đường lúc nhiều nguồn hoa: Mùa hè pha đường và nước theo tỷ lệ 1:1 (theo trọng lượng); Mùa đông pha theo tỷ lệ 1,5:1 (trộn thêm tỉ lệ 0,8 muối), cho ong ăn liên tục 3 – 4 tối tùy từng đàn, đàn nhỏ ăn ít, đàn đông ăn nhiều khoảng từ 300 – 400ml/đàn/tối cho đến khi no có mật vít nắp.
Bổ sung phấn hoa khi thiếu phấn: Pha phấn với nước đường ấm tỷ lệ (0,5 đường + 1,5 phấn) thành bột nhão đổ vào máng đặt lên xà cầu.
2. Cho ong ăn khi tạo chúa: Trong thời gian ong tạo chúa nên bổ sung thức ăn theo công thức trên
3. Cho ong ăn xây tầng: Cho ong ăn với lượng siro loãng hơn tỷ lệ 1:1,5; Không cho ăn liên tục mà chỉ cho ong ăn ít để kích thích ong đi kiếm hoa, mật, xây tổ, thường cho ong ăn 1 – 2 tối mức khoảng 100 – 200ml/tối/đàn
4. Cho ong ăn kích thích: Để ong chúa đẻ trứng nhiều, trước vụ mật 1 tháng cho ong ăn siro đường một tuần 1 – 2 tối, cho ăn trong vài tuần, tỷ lệ mỗi tuần từ 50 – 100ml/đàn/tối.
VII. CHO ONG UỐNG NƯỚC
Hàng ngày ong cần một lượng nước. Trong những ngày khô hanh, nóng nực, ở những nơi không có nguồn nước sạch cần chú ý đảm bảo đủ nước sạch cho ong.
V. KỸ THUẬT TẠO CHÚA, CHIA ĐÀN
1. Kỹ thuật tạo chúa
Mục đích: Để thay thế chúa già hoặc chúa trẻ ké, bị dị tật và chia thêm cho đàn ong mới.
Một số kỹ thuật tạo chúa:
Sử dụng các mũ chúa chia đàn tự nhiên: Vào tháng 3-4, nhiều đàn ong có mũ chúa chia tự nhiên,có thể lấy mũ chúa từ các đàn mạnh, có năng suất, mật cao, không bị bệnh, hiền lành để chia.
Cách cắt mũ chúa: Khi mũ chúa già phía dưới có màu nâu, dùng dao nhỏ cắt trên gốc 1,5 - 2cm nhẹ nhàng gắn vào phần mật lõm của cầu ong đã ấn sẵn từ trước.
Mũ chúa chia đàn thường có chất lượng tốt, nhưng không chủ động về thời gian và số lượng, có lúc cần lại không có, có lúc có lại không cần, không sử dụng các mũ cha từ các đàn nhỏ, bị bệnh.
Chủ động tạo điều kiện cho đàn ong chia đàn tự nhiên: Trong giai đoạn nguồn mật, phấn tự nhiên dồi dào, lựa chọn đàn ong mạnh, rút bớt cầu cũ, viện thêm nhiều cầu nhộng, cho ăn đến mức dư thừa để đàn ong xây ong đực và sẽ xây mũ chúa.
Những chúa tạo theo phương pháp này chất lượng rất tốt, nhưng khi nở không đồng đều người nuôi có kinh nghiệm mới xử lý được.
Tạo chúa chủ động kiểu cấp tạo: Bắt chúa khỏi đàn, loại bỏ 1 - 2 cầu, sau 2 - 3 ngày kiểm tra loại bỏ tất cả các mũ chúa trên bề mặt bánh tổ và mũ chúa đã vít nắp, cho đà ong ăn 3-4 tối liên tục, 9-10 ngày sau cắt những mũ chúa đã chín để sử dụng.
2. Kỹ thuật chia đàn: Những đàn từ 7 cầu đông quân trở lên đều có thể chia đàn.
Lấy 2 cầu nhộng và 1 cầu mật cả quân (9 --> 12, 18 --> 21) đưa vào một thùng không đặt ở chổ thoáng đường bay. Chọn đàn ong đang ra đời có nhiều ong non giũ hết số quân này vào thùng mới (đã có 2 cầu nhộng và một cầu mật). Đóng cửa để nhốt ong lại. Khoảng 5 giờ chiều mở cửa cho số quân già bay về và lấy nụ chúa ở ngày tạo chúa thứ 11 (phương pháp di kép) hoặc ngày thứ 10 nếu di đơn (di một cầu).
Cắt rời các nụ này khỏi thang nụ chúa (phải làm nhẹ nhàng và trong thao tác luôn luôn để đầu nụ chúa trúc xuống). Sau đó gắn vào phần trên của cầu nhộng. Tối đó cứ tiếp tục đóng cửa đến 5 giờ chiều hôm sau mới mở của (chắn cửa nhỏ lại, chỉ để khoảng 2cm cho ong ra vào nhằm chống bị cướp mật)
VI. MỘT SỐ BỆNH THƯỜNG GẶP Ở ONG
1. Bệnh thối ấu trùng châu Âu (Thối ấu trùng tuổi nhỏ):
Do loại vi khuẩn gây ra, làm thối ấu trùng từ 3-5 ngày tuổi; Khi bị màu sắc của ấu trùng thay đổi từ màu trắng sang màu trắng đục, sau đó mấy ngày, càng đậm hơn. ấu trùng bị doãng ra, mềm nhũn, sau đó thối rữa. Nếu đàn ong bị bệnh nặng, khi mở thùng ong ra thấy có mùi chua. Ong trong đàn hầu hết là ong già, đen, do ấu trùng bị thối nên không có lớp ong non kế tiếp;
Điều trị: sử dụng 1 trong những loại thuốc kháng sinh sau:
- Pha 1 gam (1 lọ) Streptomyxin trong 2 lít nước đường cho 20 cầu ong/tối, cho ăn 3 tối liên tục;
- Pha 1 triệu đơn vị Eromyxin trong 2 lít nước đường cho 20 cầu ong/tối, cho ăn 3 tối liên tục.
2. Bệnh ấu trùng túi (bệnh nhọn đầu): Do 1 loại vi rút gây ra. Khi bị bệnh toàn bộ cơ thể ấu trùng bị biến dạng như một cái túi, phía trên nhọn, phía dưới chứa một chất lỏng trong suốt , có màu hơi vàng; ấu trùng chết không có mùi chua.
Điều trị: Thay chúa cũ bằng mũ chúa khỏe hoặc nhốt chúa 7-10 ngày, nhằm làm gián đoạn sản sinh ấu trùng ong; Rũ bớt cầu ong bệnh, để ong phủ dầy các mặt cầu. Nếu đàn ong yếu quá, thì nhập các đàn yếu lại với nhau; Cho ăn liên tục 3-4 ngày, hoặc chuyển đàn ong bị bệnh đến nguồn hoa mới.
VII. KỸ THUẬT KHAI THÁC
1. Khai thác phấn hoa:
Dùng một tấm lưới có các lỗ có đường kính 5,7mm chận trước cửa tổ, bên dưới dùng một máng để hứng phấn. Ong đi làm về mang hai hạt phấn ở hai chân sau khi chui vào lỗ của lưới thoái phấn sẽ đễ lại hai hạt phấn ở bên ngoài. Hai hạt phấn này sẽ rơi xuống màng hứng phấn. Trưa hoặc chiều người nuôi ong sẽ gom số phấn này lại
2. Khai thác sữa ong chúa:
Di con ấu trùng 1 ngày tuổi vào các nụ (mỗi nụ một con); Đến ngày thứ 3 lấy các thanh nụ này ra, dùng kẹp gắp bỏ các ấu trùng, sau đó dùng một thanh nhựa dẹt, múc sữa chúa trong các nụ này vào 1 túi nylon có túi lọc bằng vải nylon mịn, lọc lấy sữa chúa, cột chặt túi sau khi vuốt hết không khí ra; Lại di con ấu trùng khác vào các nụ này, sau đó bỏ vào thùng và bắt dầu chu kỳ khai thác tiếp theo.
3. Khai thác mật ong:
Lấy các khung cầu ra (có thể để lại 1 đến 2 cầu hoặc lấy hết), giũ hết ong vào thùng, dùng chổi ong quét hết ong xuống thùng; Dùng dao thật sắt để cắt lớp mặt sáp trám trên các ô lắng chứa mật; Đưa các khung cầu này vào thùng quay ly tâm để lấy mật ra.
Sau khi đã lấy hết mật lại bỏ các khung cầu này vào thùng ong trở lại; Thường thì mùa hoa có thể có từ 10 đến 15 ngày có thể lấy mật một lần. Mỗi lần 1 đàn 10 cầu có thể lấy được từ từ 4 -12 kg mật ong.
Phạm Sơn |