>> CẨM NANG KỸ THUẬT | TRỒNG TRỌT

Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây lạc
Tin đăng ngày: 25/12/2024 - Xem: 127

Cây lạc (Arachis hypogaea) là cây trồng ngắn ngày có giá trị kinh tế cao, dễ thích nghi với nhiều loại đất và khí hậu. Để đạt năng suất cao, cần áp dụng đúng quy trình kỹ thuật trồng và chăm sóc phù hợp.

1. Giống

Tiêu chuẩn của hạt giống: Không lẫn, không sâu bệnh. Chọn hạt giống to, mẩy, vỏ sáng, không sây sát, tỷ lệ nảy mầm đạt trên 90%. Hạt giống khi đem trồng phải bảo đảm cho hạt to và đều.

2. Thời vụ

          - Tùy vào thời gian sinh trưởng, mục đích sử dụng, tình hình thời tiết cụ thể của từng nơi và thời điểm gieo trồng để bố trí thời gian xuống giống cho thích hợp:

+ Vụ Đông Xuân xuống giống từ tháng 12 đến tháng 1;

          + Vụ Hè Thu xuống giống từ tháng 3 đến tháng 4;

          + Vụ Thu Đông: Đối với chân thấp thì xuống giống từ cuối tháng 6 đến tháng 7, đối với chân đất cao thì xuống giống từ ngày 10 – 20/8.

          - Không nên gieo 02 vụ lạc liên tục trong năm trên cùng diện tích.

3. Chọn đất và làm đất

- Đất có thành phần cơ giới nhẹ, tơi xốp, giữ ẩm tốt, thoát nước tốt không bị ngập úng, pH từ 5,7 – 6,5.

- Làm đất: Cày sâu, bừa kỹ làm cho đất tơi xốp sạch cỏ dại kết hợp bón vôi tạo điều kiện cho hệ rễ lạc phát triển, cây sinh trưởng tốt. Là điều kiện để cho cây lạc cho quả nhiều và có năng suất cao.

- Sau khi làm đất, bón lót, tiến hành lên luống với chiều rộng từ 100 – 110 cm, cao từ 15 – 20 cm, chiều rộng của rãnh từ 25 – 30 cm.

4. Hạt giống và kỹ thuật gieo hạt

- Hạt giống tốt: Cần chọn giống thuần, sạch bệnh, có sức sống cao, có cùng cỡ hạt, tỷ lệ nảy mầm 90 – 95%. Hạt giống cần xử lý thuốc trừ nấm bệnh trước khi gieo, trộn đều thuốc sau đó đem gieo ngay (không được làm trầy vỏ lụa sẽ ảnh hưởng đến khả năng mọc mầm).

- Lượng giống: 10 – 11 kg đậu vỏ cho 1 sào (500m2) đối với giống hạt nhỏ, 10 – 12 kg đậu vỏ cho 1 sào (500m2) đối với giống hạt lớn.

- Mật độ gieo:       

+ Mật độ gieo 40 cây/m2: 25 cm x 20 cm x 2 cây/hốc;

+ Mật độ gieo 33 cây/m2: 25 cm x 12 cm x 1 cây/hốc.

Cách gieo: Rạch hàng theo chiều dọc luống. Độ sâu lấp hạt từ 02 – 03 cm (đất khô thì lấp sâu, đất ẩm lấp cạn hơn).

Lưu ý: Nên sử dụng công cụ gieo hạt lạc cầm tay và chú ý độ đồng đều hạt giống trước khi gieo.

5. Che phủ nilon:

 Dùng nilon chuyên dụng cho lạc: độ dày (0,007mm – 0,01mm), 1kg nilon sẽ che phủ được 100 m2 đất, sau khi gieo, chải bằng, phun thuốc cỏ rồi tiến hành căng phẳng nilon để phủ, khi thấy lạc xuất hiện 2 lá mầm xòe ra thì tiến hành bóc lỗ để cây mọc ra ngoài. Tác dụng che phủ hạn chế được mưa rét khi gieo, luôn giữ ẩm trong suốt quá trình sinh trưởng, phát triển của lạc và hạn chế được cỏ dại.

Lưu ý, khi chọc nilon thì chọc nhẹ nhàng tránh hiện tượng gãy mầm lạc.

*. Đục lỗ: Sau khi lạc gieo 7 - 13 ngày tiến hành theo dõi đục lỗ nilon khi lạc mọc mần đường kính lỗ 3 - 5cm, móc toàn bộ phân thân cây lạc lên trên khỏi ni lon.

*. Thoát nước: Phải đảm bảo ngạp nước vào các giai đoạn quan trọng: Khi gieo, cây có 3 – 4 lá thật và khi ra hoa hình thành qủa.

*. Sử dụng phun các loại phân vi lượng. Bổ sung vi lượng (Mo, B, Zn, Mg), và một số chế phẩm sinh học Bio-plant và Pro-plant vào thời kỳ thích hợp theo hướng dẫn sử dụng trên bao bì: Sau khi gieo 15 - 20 ngày và lạc ra hoa rộ     

          6. Phân bón và kỹ thuật bón phân

* Lượng phân bón cho 01 sào (500m2) như sau:

 - Phân chuồng hoai mục: 400 – 500 kg (40 – 50 kg phân hữu cơ vi sinh)

 - Vôi bột:  20 – 25 kg

 - Phân đạm Urê: 04 – 05 kg

 - Phân lân Văn Điển: 25 – 30 kg

 - Phân Kali (KCl): 08 – 10 kg

           * Kỹ thuật bón phân:

          - Bón lót 100% vôi trước khi cày lần đầu.

          - Bón toàn bộ lượng phân chuồng, phân lân, phân đạm và 50% phân kali trước khi cày lần cuối.

            - Sau khi gieo hạt 25 – 28 ngày bón lượng phân kali còn lại.

Chú ý: Trong giai đoạn phát triển quả và hạt, nếu lạc có xu hướng phát triển sinh khối mạnh, kéo dài làm ảnh hưởng đến quá trình tập trung dinh dưỡng cho quả, hạt dẫn đến năng suất và chất lượng suy giảm. Để hạn chế tình trạng này, dùng hoạt chất paclobutrazol (Bidamin 15WP) phun với nồng độ 0,03% (0,64 kg Bidamin hòa với 320 lít nước để phun cho 1 ha) phun vào thời điểm sau khi ra hoa rộ, lạc đã đâm tia có tác dụng giúp cho lạc hạn chế sinh trưởng, tăng cường vận chuyển cho quả và đảm bảo thời gian sinh trưởng của giống.

7. Chăm sóc

- Trồng dặm lúc cây vừa có hai lá đơn, không nên trồng dặm khi cây đã có lá kép làm ảnh hưởng sự sinh trưởng.

- Khi cây có từ 2 lá thật trở lên, tiến hành tỉa cây đúng mật độ quy định.

- Làm cỏ đợt 1: Vào lúc cây được 3 – 4 lá thật (sau gieo 10 – 15 ngày) tiến hành làm cỏ, xới nhẹ.

- Làm cỏ đợt 2: Vào lúc cây có 5 – 6 lá thật (sau gieo 25 – 30 ngày) tiến hành làm cỏ, xới sâu, kết hợp bón phân thúc và vun gốc. Sau khi lứa hoa đợt 2 kết thúc (sau gieo 37 – 45 ngày) tiến hành làm sạch cỏ, xới vun nhẹ xung quanh gốc để tia lạc dễ đâm vào gốc phát triển quả thuận lợi.

  - Tưới nước: Cây lạc ưa độ ẩm cao nhưng cũng rất sợ úng ngập nước. Ở mỗi thời kỳ khác nhau yêu cầu nước cũng khác nhau. Chú ý, ở thời kỳ ra hoa đậu quả phải đảm bảo độ ẩm từ 70 – 80%. Đối với cây lạc cần phải tưới thấm tránh tưới tràn.

 - Lắp đặt hệ thống tưới: sau khi phay đất, tiến hành lắp đặt hệ thống tưới nước bằng béc phun mưa theo hình dưới đây:

+ Sơ đồ bố trí các vòi phun được thiết kế theo hình tam giác (lắp so le dạng nánh sáu);

+ Khoảng cách giữa các hàng béc là 4 m;

+ Khoảng cách giữa các béc phun trong hàng là 4 m.

          - Nếu gặp trời mưa hoặc tưới nước bị ngập tràn, đất bị đóng váng thì xới nhẹ phá váng để thông thoáng.

          Ngoài ra, tùy tình hình sinh trưởng của cây lạc trong các giai đoạn thiết yếu như giai đoạn ra hoa, hình thành quả, vào quả chắc có thể sử dụng các loại phân phun qua lá giàu kali như: KNO3, HK 7-5-44, …

8. Thu hoạch và bảo quản

 Chọn ngày nắng ráo để thu hoạch, thu hoạch khi quả già chiếm 80 – 85% số quả trên cây. Sau khi nhổ, vặt quả, phơi dưới nắng nhẹ đến khi vỏ lụa tróc là được.

Chú ý: phơi lạc giống nhất thiết phải phơi trên nong nia, sân đất (không phơi trực tiếp trên sân gạch, xi măng). Khi phơi khô phải để nguội rồi sau đó mới cho vào bao nilon hoặc chum vại đậy kín, bảo quản nơi khô mát, tránh tiếp xúc trực tiếp với ánh sáng bên ngoài.

 Nguyễn Thị Lý

 

Nguồn:
Từ khóa:

Trồng trọt khác:

26/12/2024 - Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây đậu xanh
26/12/2024 - Quy trình kỹ thuật chăm sóc cây cà chua
26/12/2024 - Quy trình kỹ thuật trồng và chăm sóc bí xanh
26/12/2024 - Quy trình kỹ thuật trồng và chăm sóc cải củ
26/12/2024 - Kỹ thuật chăm sóc, quản lý vườn cam thời kỳ kiến thiết cơ bản
26/12/2024 - Quy trình kỹ thuật trồng hành tăm
26/12/2024 - Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây cà rốt
26/12/2024 - Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây dưa hấu
25/12/2024 - Kỹ thuật canh tác cây ớt cay
25/12/2024 - Kỹ thuật gieo trồng chăm sóc cây mướp đắng
25/12/2024 - Một số sâu, bệnh hại trên cây mướp đắng và cách phòng trừ
25/12/2024 - Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây lạc
25/12/2024 - Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây dưa chuột
25/12/2024 - Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây dưa bở
24/12/2024 - Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây ba kích
 
  VIDEO CLIPS  
Video
Thu gom vỏ chai bao thuốc BVTV - Nổ lực từ các địa phương
Kỹ thuật chăm sóc bưởi giai đoạn quả non
Kỹ thuật úm gà
Chăm sóc hươu vào mùa khai thác nhung
Phát triển kinh tế từ nuôi ốc bươu đen
PS Nông nghiệp tuần hoàn chi phí thấp, lợi nhuận cao
PS Đẩy mạnh sản xuất hữu cơ trên cây ăn quả có múi
Nông nghiệp tuần hoàn xu thế tất yếu
Tình hình phát triển cây ăn quả có múi tại Hà Tĩnh
Phòng trừ sâu bệnh trước khi lúa trổ bông
 
  VĂN BẢN MỚI  
Về việc đẩy mạnh công tác Khuyến nông

Thông báo Danh sách thí sinh trúng tuyển vào làm việc tại Trung tâm Khuyến nông tại kỳ tuyển dụng năm 2022

Thông báo chương trình thực tập sinh tại Hàn Quốc

Chương trình khuyến nông tỉnh Hà Tĩnh giai đoạn 2023-2025

Chương trình Khuyến nông tỉnh Hà Tĩnh, giai đoạn 2023 - 2025

NGHỊ QUYẾT HỘI NGHỊ LẦN THỨ NĂM BAN CHẤP HÀNH TRUNG ƯƠNG ĐẢNG KHOÁ XIII về nông nghiệp, nông dân, nông thôn đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045

Phòng trừ sâu bệnh hại lúa từ nay đến cuối vụ xuân năm 2022

Quy định chính sách khuyến khích phát triển nông nghiệp, nông thôn gắn với tỉnh đạt chuẩn nông thôn mới trên địa bàn Hà Tĩnh.

NGHỊ QUYẾT CỦA BAN CHẤP HÀNH ĐẢNG BỘ TỈNH Về tập trung lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Đề án “Thí điểm xây dựng tỉnh Hà Tĩnh đạt chuẩn nông thôn mới, giai đoạn 2021 - 2025”

KẾ HOẠCH: Khuyến nông năm 2021

 
THƯ VIỆN ẢNH
THỐNG KÊ TRUY CẬP
Đang truy cập 5
Máy chủ tìm kiếm 10
Khách viếng thăm 7
Hôm nay: 567
Tất cả: 1,185,699
  FANPAGE FACEBOOK  
 
  Trang chủ I  Giới thiệu   I  Tin tức   I  Hoạt động khuyến nông   I  Hoạt động ngành NN   I  Cẩm nang kỹ thuật   I  Gương điển hình   I  Chuyên đề NN-NT   I  Dự Án    

Trung tâm Khuyến nông Hà Tĩnh
Địa chỉ: Số 150 đường Trần Phú, TP Hà Tĩnh, tỉnh Hà Tĩnh
Điện thoại: 0393 856739/ Fax: 0393 856737 - Hotline: 0914.886.618
Email: [email protected] - Website: http://khuyennonghatinh.com