>> CẨM NANG KỸ THUẬT | TRỒNG TRỌT

Kỹ thuật gieo trồng chăm sóc cây mướp đắng
Tin đăng ngày: 25/12/2024 - Xem: 125

Mướp đắng là cây trồng phổ biến, phù hợp với khí hậu nhiệt đới ở Hà Tĩnh. Loại cây này không chỉ dễ trồng mà còn mang lại giá trị kinh tế cao, nhất là trong các vụ xuân và hè. Để đạt năng suất cao, việc áp dụng đúng kỹ thuật gieo trồng và chăm sóc là rất quan trọng.

1. Giống mướp đắng

Hiện nay có nhiều giống mướp đắng như giống lai F1 của Công ty Chia Tai, giống số 063, 185-192-190 và 059; Giống F1 185, 190, 192 của Công ty Trang Nông; Giống lai F1 số 242 của Công ty 2 mũi tên đỏ …, cụ thể đặc điểm của một số giống như sau:

          + Giống lai F1:

- Giống Polo 192 và May 185 (Chitai): Là giống F1 do Công ty Trang nông phân phối. Giống có sức sinh trưởng mạnh, quả dài, suôn, đầu và đuôi trái hơi nhọn, gai nở to, xanh bóng, thịt dày, độ đắng trung bình; chiều dài quả 24 – 25cm, trong lượng 150 – 170g (Polo 192); quả của May 185 dài 20cm, trọng lượng 120 – 140g; là giống có năng suất cao, trồng được quanh năm.

          - Giống lai F1 số 242: Giống do Công ty 2 mũi tên đỏ phân phối. Giống có đặc điểm cây sinh trưởng tốt mọi thời vụ, kháng bệnh đốm lá. Tời gian thu hoạch quả 38 – 40 ngày sau gieo và kéo dài 1,5 – 2 tháng. Năng suất 3 – 5kg/cây. Chiều dài quả 20 – 22cm, vỏ quả có màu xanh sáng, bóng, gai lớn và thẳng.

          - Giống Inova II: Do Công ty giống miền nam phân phối; giống có đặc tính sinh trưởng mạnh, khả năng chống chịu tốt, gieo trồng được quanh năm. Quả thon dài 14 – 16cm, nặng 140 – 160g, vỏ quả có màu xanh mỡ, bóng, gai liền,  thịt dày. Sau gieo 30 – 35 ngày cho thu hoạch, thời gian thu hoạch 50 – 55 ngày; năng suất 1 – 1,5 tấn/sào.

          - Giống lai Sumo 742: Cây sinh trưởng mạnh, chống chịu tốt, trồng được quanh năm. Dạng quả thon dài 22 – 24cm, quả nặng180 – 200g, vỏ quả màu xanh mỡ, gai liền, da bóng, thịt dày. Thời gian thu hoạch 30 – 35 ngày sau gieo, kéo dài 50 – 55 ngày. Năng suất 1 – 1,5 tấn/sào

          - Giống BIG 14: Cây sinh trưởng mạnh, chống chịu tốt với điều kiện bất lợi, ít nhiễm bệnh thối nhũn. Đặc điểm lá to, cọng nhỏ; vỏ quả màu vàng xanh, ăn có vị ngọt. Thời gian cho thu hoaachj40 – 45 ngày sau gieo, năng suất 1,5 tấn/sào

          - Giống BIG 49: Cây sinh trưởng mạnh, chống chịu tốt. Quả dài 16 – 18cm, trọng lượng 150 – 165g; gai lớn, vỏ quả bóng, xanh trung bình, thịt dày cứng. Thu hoạch quả sau 30 – 35 ngày sau gieo, năng suất 1,5 – 2 tấn/sào.

          + Giống địa phương:

          - Giống TH 12: Do Công ty giống cây trồng miền nam chọn lọc từ giống mướp đắng mỡ địa phương. Giống cho thu hoạch 40 ngày sau gieo. Đặc điểm:  Quả dài 18 – 20cm, thon 2 đầu, không vai, vỏ quả có màu xanh trung bình; gai dọc liền và nổi rõ; thịt quả dày, ít đắng; năng suất trung bình 1 – 1,2 tấn/sào.

          - Giống quả nhỏ: Do Công ty giống cây trồng thành phố Hà Nội chọn lọc từ giống địa phương. Giống cho quả sớm, khoảng 35 ngày sau gieo. Quả dài 14 – 16cm, thon 2 đầu, không vai, vỏ quả có màu xanh trung bình; gai dọc liền và nổi rõ; thịt quả dày, ít đắng; năng suất trung bình 0,7 – 1 tấn/sào.

          - Giống mướp đắng Xiêm: Quẩ to, dài 30 – 40cm; vỏ xanh trung bình, gai to, ít đắng; năng suất 1,8 – 2 tấn/sào

          - Giống mướp đắng Rô: Quả nhỏ , dài 12 – 15cm, 2 đầu nhọn, không vai, vỏ quả màu xanh trung bình; gai nhỏ, nhọn; vị đắng nhiều; sai quả, năng suất thấp, thích hợp chế biến khô làm trà.

2. Đất trồng

Mướp đắng có thể trồng trên nhiều loại đất, nhưng thích hợp nhất vẫn là đất thịt nhẹ, nhiều mùn, bằng phẳng đất dễ thoát nước, đất được cày, phơi ải từ 5-7 ngày trước khi lên luống.

3. Kỹ thuật trồng và chăm sóc

3.1. Thời vụ

Mướp đắng có thể trồng được quanh năm, vụ Hè thường thu hoạch năng suất cao hơn vụ Đông xuân.

- Vụ Đông Xuân gieo trồng từ tháng 11-12.

- Vụ Hè gieo trồng từ tháng 3 - 4

          3.2. Làm đất, lên luống

          - Cách sử dụng màng phủ nông nghiệp.

          + Vật liệu và quy cách: Dùng màng phủ khổ rộng 1 – 1,2m (trồng hàng đơn hoặc 1,4 – 1,6m (trồng hàng đôi). Chiều dài mỗi cuộn màng phủ 400m, trung bình 1 sào (500m2) cần ½ cuộn  (nếu trồng hàng đôi). Khi phủ luống mặt xám bạc ngửa lên trên, màu đen hướng xuống dưới.

          + Lên luống: Luống cao 20 – 40cm tùy mùa vụ, đất trồng vào mùa mưa cần lên luống cao, mặt luống phải bằng phẳng, giữa luống hơi cao, 2 bên mép thấp xuống để thuận tiện tưới và thoát nước khi mưa.

          + Đậy màng phủ: Thời tiết khô hạn cần tưới nước ngay hàng cây trước khi đậy màng phủ. Khi phủ kéo căng bạt nilon, hai bên mép ngoài được cố định bằng cách dùng dây căng ngang mặt luống, mỗi đầu dây cột cây dài 15 – 20cm, hoặc dùng dây chì (thép) bẻ cong hình chữ U mỗi cạnh 10cm ghim sâu xuống đất, hoặc dùng tre ghim vào mép luống; có thể lấp đất chèn mép nilon.

          + Đục lỗ: Dùng lon sữa bò có đường kính khoảng 10cm, đục lỗ thông gió xung quanh chân lon, làm cán để cầm; cột dây thép vào miệng lon chừa lại dây 50 – 70cm làm cự ly giữa các cây, cho than đốt nóng vào lon. Đặt nhẹ đáy lon lên màng phủ theo vị trí của từng cây định trồng để đục lỗ.

          + Xử lý mầm bệnh: Phun thuốc trừ nấm bệnh như copper B 75WP hoặc Validacin 5DD vào lỗ trước khi trồng cây.

Lưu ý: Không dùng rơm, cỏ hay vật liệu khác đậy trên màng phủ và làm mất tác dụng phản chiếu ánh sáng của màng.

- Cách trồng thông thường không dùng màng phủ nông nghiệp.

- Lên luống rộng 1,2m, cao 20-25 cm, rãnh rộng 30 cm.

 3.3. Mật độ và khoảng cách

          - Lượng hạt giống gieo: 0,6 – 0,7 kg/sào.

- Khoảng cánh gieo trồng: Trên luống trồng 2 hàng, hàng x hàng: 80 cm. Cây x Cây: 30 cm. Mỗi hốc 1 hạt, sau gieo rải một lớp đất mỏng phủ kín hạt.

 3.4. Xử lý hạt giống và cách trồng

          - Xử lý hạt giống trước khi gieo bằng thuốc Ridomil hoặc Carbenda, Rovral.

 - Mỗi hốc 1 hạt, gieo xong rải một lớp đất mỏng lên trên (ươm trong bầu 3-5% để trồng dặm kịp thời).

3.5. Làm giàn hoặc cắm choái

- Cắm choái rồi phủ bằng lưới theo chữ A hoặc hình chữ X, chiều cao choái từ 1,5 - 1,8 m.

- Làm giàn bằng: Chiều cao 1,2 – 1,5m, trên phủ lưới có ô rộng 20x20cm

3.6. Bón phân

          Lượng phân bón sử dụng cho 1 sào (500m2): Phân hữu cơ 500kg; N 8kg; P2O5 7,5kg; K2O 5kg; CaO 0,5kg (mùa mưa nên bón CaNO3 2,5 – 4kg)

          Cách bón như sau:

          + Bón lót: 500kg phân hữ cơ + 25kg NPK (16-16-8) + 25kg vôi

          Vôi  được rải đều trước khi cày bừa, lên luống; phân chuồng hoai và phân NPK rải đều trên mặt luống.

          + Bón phân thúc:

          - Lần 1: 15 – 20 ngày sau trồng, bón 10kg NPK(16 – 16 - 8) + 1kg CaNO3

          - Lần 2: 35 – 40 ngày sau trồng (quả ra đều, chuẩn bị thu hoạch lứa đầu), bón 10kg NPK(16 – 16 - 8) + 1 kg KCL + (1- 2)kg CaNO3

- Lần 3: 55 – 60 ngày sau trồng, bón 10kg NPK(16 – 16 - 8) + 2 kg KCL + (1- 2)kg CaNO3

- Lần 4: 70 – 80 ngày sau trồng, bón 10kg NPK(16 – 16 - 8) + 1 kg KCL + (1- 2)kg CaNO3

Sử dụng thêm các loại phân vi lượng, phân bón lá để tăng cường sức sinh trưởng và khả năng ra hoa, đậu quả.

3.7. Bấm ngọn, tỉa cành.

Tùy theo đặc tính của giống để có hình thức tỉa dây, bấm ngọn thích hợp. Các giống ra nhánh sớm từ nách lá đầu tiên, nên tỉa bỏ 2 – 3 nhánh đầu; nếu giống ra nhánh ở nách lá thứ 4 thì không cần tỉa. Khi cây có 5 – 7 lá tiến hành ngắt ngọn, sau đó để 3 nhánh chính. Đối với mướp đắng, càng để nhiều nhánh sẽ cho nhiều quả và năng suất càng cao.

Do cây ra quả liên tục, nên cần tỉa bỏ những trái dị dạng, quả đèo ... để tập trung dinh dưỡng nuôi những quả thương phẩm.

3.7. Làm cỏ, tưới nước

- Thường xuyên chăm sóc, nhổ cỏ, tưới nước đủ ẩm cho cây, không nên để cây thừa nước và thiếu nước, nhất là ở giai đoạn ra hoa đậu quả.

- Có thể phun thêm phân bón lá xen giữa các lần bón thúc và sau mỗi đợt thu quả cần bổ sung thêm NPK, bánh dầu hoặc dùng chế phẩm EM.

4. Thu hoạch

          - Tiến hành thu hoạch sau khi gieo 45- 50 ngày, thời gian thu hoạch kéo dài từ 35- 60 ngày (tuỳ theo mức độ thâm canh). Thu hoạch quả vừa đều gai là tốt nhất, không nên thu quả khi nở gai, chưa đều hạt, gai nở quá lớn.

          - Mướp đắng cho thu hoạch liên tục từ 1 - 3 ngày/lần, cần thu đúng độ chín, không để già (sau khi thụ phấn từ 7 - 10 ngày). Khi thu hoạch phải nhẹ nhàng, tránh đứt dây, chú ý không để dập nát, để nơi khô mát, sau đó đóng vào bao bì sạch để vận chuyển đến nơi tiêu thụ./.

Phan Đức Hải

 

 

Nguồn:
Từ khóa:

Trồng trọt khác:

26/12/2024 - Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây đậu xanh
26/12/2024 - Quy trình kỹ thuật chăm sóc cây cà chua
26/12/2024 - Quy trình kỹ thuật trồng và chăm sóc bí xanh
26/12/2024 - Quy trình kỹ thuật trồng và chăm sóc cải củ
26/12/2024 - Kỹ thuật chăm sóc, quản lý vườn cam thời kỳ kiến thiết cơ bản
26/12/2024 - Quy trình kỹ thuật trồng hành tăm
26/12/2024 - Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây cà rốt
26/12/2024 - Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây dưa hấu
25/12/2024 - Kỹ thuật canh tác cây ớt cay
25/12/2024 - Kỹ thuật gieo trồng chăm sóc cây mướp đắng
25/12/2024 - Một số sâu, bệnh hại trên cây mướp đắng và cách phòng trừ
25/12/2024 - Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây lạc
25/12/2024 - Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây dưa chuột
25/12/2024 - Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây dưa bở
24/12/2024 - Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây ba kích
 
  VIDEO CLIPS  
Video
Thu gom vỏ chai bao thuốc BVTV - Nổ lực từ các địa phương
Kỹ thuật chăm sóc bưởi giai đoạn quả non
Kỹ thuật úm gà
Chăm sóc hươu vào mùa khai thác nhung
Phát triển kinh tế từ nuôi ốc bươu đen
PS Nông nghiệp tuần hoàn chi phí thấp, lợi nhuận cao
PS Đẩy mạnh sản xuất hữu cơ trên cây ăn quả có múi
Nông nghiệp tuần hoàn xu thế tất yếu
Tình hình phát triển cây ăn quả có múi tại Hà Tĩnh
Phòng trừ sâu bệnh trước khi lúa trổ bông
 
  VĂN BẢN MỚI  
Về việc đẩy mạnh công tác Khuyến nông

Thông báo Danh sách thí sinh trúng tuyển vào làm việc tại Trung tâm Khuyến nông tại kỳ tuyển dụng năm 2022

Thông báo chương trình thực tập sinh tại Hàn Quốc

Chương trình khuyến nông tỉnh Hà Tĩnh giai đoạn 2023-2025

Chương trình Khuyến nông tỉnh Hà Tĩnh, giai đoạn 2023 - 2025

NGHỊ QUYẾT HỘI NGHỊ LẦN THỨ NĂM BAN CHẤP HÀNH TRUNG ƯƠNG ĐẢNG KHOÁ XIII về nông nghiệp, nông dân, nông thôn đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045

Phòng trừ sâu bệnh hại lúa từ nay đến cuối vụ xuân năm 2022

Quy định chính sách khuyến khích phát triển nông nghiệp, nông thôn gắn với tỉnh đạt chuẩn nông thôn mới trên địa bàn Hà Tĩnh.

NGHỊ QUYẾT CỦA BAN CHẤP HÀNH ĐẢNG BỘ TỈNH Về tập trung lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Đề án “Thí điểm xây dựng tỉnh Hà Tĩnh đạt chuẩn nông thôn mới, giai đoạn 2021 - 2025”

KẾ HOẠCH: Khuyến nông năm 2021

 
THƯ VIỆN ẢNH
THỐNG KÊ TRUY CẬP
Đang truy cập 5
Máy chủ tìm kiếm 10
Khách viếng thăm 7
Hôm nay: 574
Tất cả: 1,185,706
  FANPAGE FACEBOOK  
 
  Trang chủ I  Giới thiệu   I  Tin tức   I  Hoạt động khuyến nông   I  Hoạt động ngành NN   I  Cẩm nang kỹ thuật   I  Gương điển hình   I  Chuyên đề NN-NT   I  Dự Án    

Trung tâm Khuyến nông Hà Tĩnh
Địa chỉ: Số 150 đường Trần Phú, TP Hà Tĩnh, tỉnh Hà Tĩnh
Điện thoại: 0393 856739/ Fax: 0393 856737 - Hotline: 0914.886.618
Email: [email protected] - Website: http://khuyennonghatinh.com