>> CẨM NANG KỸ THUẬT | CHĂN NUÔI

Kỷ thuật chăn nuôi hươu sao
Tin đăng ngày: 26/12/2024 - Xem: 128

Nghề nuôi hươu hiện nay, ngày một phát triển, với mong muốn, cung cấp nhiều kiến thức phục vụ người chăn nuôi hươu, qua nhiều năm nghiên cứu và theo dõi các bệnh thường gặp trên con hươu, chúng tôi đã tiến xây dựng giới thiệu quy trình chăn nuôi hươu như sau:

1. Các hình thức nuôi hươu.

- Nuôi nhốt. Là nuôi nhốt hoàn toàn trong chuồng, có đặc điểm dễ chăm sóc nuôi dưỡng, nhưng phải có sân chơi.

- Nuôi bán tự nhiên: Là hình thức nuôi vừa có chuồng nuôi vừa có đồng cỏ chăn thả.

- Nuôi tự nhiên: Không có chuồng trại mà chỉ khoanh vùng nuôi với diện tích lớn hình thức này khó quản lý chăm sóc nuôi dưỡng.

2. Chuẩn bị chuồng trại.

Việc xây dựng chuồng trại phải đạt được các mục đích sau đây:

- Phù hợp với các đặc tính sinh lý của hươu.

- Có độ bền vững, chắc chắn không cho hươu thoát ra ngoài và đi mất.

- Phải tiết kiệm nguyên vật liệu, vật liệu làm chuồng không ảnh hưởng tới sức khoẻ của hươu.

Vị trí xây dựng chuồng:

- Phải cách nhà ở và các chuồng vật nuôi khác một khoảng hợp lý 10 m trở lên .

Hướng chuồng;

- Hươu đực phải đạt mỗi con trên trên 6m2 trở lên. Hươu cái có thể lớn hơn một chút để có thể giao phối ngay trong chuồng.

3. Chọn giống hươu để nuôi:

          Chọn hươu làm giống những con có lý lịch rõ ràng, chọn những con không bị cận huyết. Chọn những con có nguồn gốc ông bà, bố mẹ khoẻ mạnh ít bị bệnh tật, các đặc tính sinh sản tốt, có năng suất nhung cao.

4. Nhu cầu dinh dưỡng:

Lượng thức ăn cho ăn nên cho hươu ăn đủ lượng thức ăn theo tiêu chuẩn khẩu phần ăn và có sự điều chỉnh, theo dõi tránh bội thực do ăn quá no hoặc phải theo dõi hươu ăn thiếu khẩu phần dẫn đến quá đói (thiếu thức ăn), ngoài ra còn bổ sung thêm thức ăn tinh.

5. Vận động - Tắm nắng .

- Tuỳ thuộc vào hình thức nuôi khác nhau nên cho hươu vận động khác nhau. Hươu là động vật con mang tính hoang dã nên rất thích vận động, chạy, nhảy rất hiếu động nên khi bị bó hẹp trong nuôi nhốt thì rất khó chịu. Chúng ta nên tạo diện tích sân chơi cho hươu bằng cách khoanh vùng rộng bằng rào chắn cao 2 – 2.5m thì khả năng vận động và tắm nắng cuả hươu được tốt hơn và thích nghi với điều kiện sinh lý của nó.

6. Chăm sóc nuôi dưỡng hươu đực:

          Nuôi dưỡng, chăm sóc và quản lý hươu đực trong giai đoạn làm đực phối giống phải đảm bảo đầy đủ thức ăn thô xanh, thức ăn tinh và uống nước đầy đủ để phối giống đảm bảo và cho nhung chất lượng.

7. Nuôi dưỡng chăm sóc hươu cái :

a). Nuôi dưỡng:

Chúng ta cho ăn đúng khẩu phần nuôi dưỡng hươu cái hậu bị đến kiểm định nếu không sẽ ảnh hưởng rất lớn đến thành thục về sinh dục và về thể vóc (ảnh hưởng đến khả năng sinh sản như chậm động dục, khó đẻ, khó phối giống đậu).

b) Chăm sóc quản lý Hươu cái hậu bị đến kiểm định.

- Tuổi phối giống thích hợp: Hươu cái từ 8 tháng đến 12 tháng thì đã thành thục về tính, tuy nhiên thời điểm phối giống tốt nhất là từ 18 tháng tuổi trở lên vì tuổi đó thì thể vóc mới hoàn thiện.

c). Nuôi dưỡng chăm sóc hươu cái chữa, đẻ và nuôi con.

- Hươu sao có chửa cần nhu cầu dinh dưỡng để nuôi thai và bản thân nó, căn cứ vào nhu cầu của sự phát triển của bầu thai có thể chia ra hai giai đoạn để chăm sóc hươu mẹ đầy đủ chất dinh dưỡng.

d). Công tác chuẩn bị cho hươu đẻ:

Căn cứ vào ngày phối để biết được thời điểm nào thì hươu đẻ mà chuẩn bị trước, trước khi đẻ ba ngày ta cần rải một lớp rơm rạ hay cỏ khô ở một góc chuồng, chuồng trại phải sạch sẽ.

Chồng phải ấm và phải thoáng và yên tỉnh, trong những ngày này phải có người thường xuyên trực, theo dõi một cách chu đáo, khi cần thiết thì mới can thiệp, bình thường sau khi đẻ xong hươu mẹ cắn rốn cho hươu con và liếm khô hươu con. Sau 1giờ 30phút đến 2giờ đồng hồ thấy nhau không ra ta có thể tiêm Oxytoxin và thuốc trợ sức VTM C,B12, ADE, tăng khả năng co bóp của tử cung để đẩy nhau ra ngoài. Nếu không được thì can thiệp bằng cách bóc nhau bằng tay bằng đường tử cung việc làm này thường phải là những người có chuyên môn thực hiện. Sau đó thụt rữa tử cung bằng thuốc tím 1% đề phòng sót nhau.

e). Nuôi dưỡng chăm sóc hươu con sơ sinh đến tập ăn cai sữa.

Hươu con sơ sinh rất nhạy cảm với bệnh tật, do đó chuồng trại cần tránh gió lùa, tránh ẩm ướt, trong chuồng trại phải có một góc sạch sẽ khô ráo. Sau khi đẻ ra, chậm nhất sau 2 giờ phải cho hươu con bú sữa đầu, sữa đầu có tác dụng to lớn trong việc hoàn thiện dần chức năng bộ máy cơ thể, và hoàn thiện hệ thống miển dịch trong thời gian đầu để chống đỡ với các bệnh tật thông thường. Cần phải chăm sóc nuôi dưỡng hươu mẹ đúng khẩu phần để hươu mẹ tiết sữa đủ nuôi hươu con, cho hươu con bú một cách tự do. Sau 15-21 ngày hươu con có thể tập cho ăn lá cỏ non, người chăn nuôi cần lợi dụng ưu thế này để tập ăn cho hươu con càng sớm càng tốt, tập ăn mỗi ngày khối lượng tăng dần. Nếu có sân chơi thì hàng ngày cho hươu mẹ và hươu con vận động 2lần/ngày mối lần khoảng 30phút, lúc 8-9giờ sáng và 4-5giờ chiều để hươu con chóng lớn, cách nuôi như thế này thì hươu con 3-4 tháng tuổi đã có thể ăn cỏ hoàn thiện và chúng ta có thể cai sữa được./.

Phạm Sơn

 

 

Nguồn:
Từ khóa:

Chăn nuôi khác:

26/12/2024 - Kỷ thuật chăn nuôi hươu sao
25/12/2024 - Quy trình làm đệm lót giảm ô nhiễm môi trường trong chăn nuôi
25/12/2024 - Kỹ thuật chăn nuôi lợn rừng
25/12/2024 - Kỹ thuật nuôi ong mật nội
25/12/2024 - Quy trình phòng và điều trị bệnh cho hươu sao
24/12/2024 - Quy trình kỹ thuật chăn nuôi lợn thịt theo hướng tuần hoàn
2/6/2020 - Những lưu ý chăm sóc trâu bò trong mùa nắng nóng
24/5/2020 - Một số biện pháp chống nóng cho gia súc, gia cầm
21/4/2020 - Một số lưu ý khi sử dụng vắc xin cho vật nuôi
18/3/2020 - Bệnh sán lá gan ở trâu bò
13/2/2020 - Tăng cường công tác phòng, chống bệnh cúm gia cầm
9/1/2020 - Một số kinh nghiệm nuôi Gà trong mùa đông
8/1/2020 - Một số biện pháp dự trữ thức ăn cho gia súc trong vụ đông
7/10/2019 - Hiện tượng gà con bị mất nước- Nguyên nhân và cách xử lý
19/8/2019 - Khuyến cáo sử dụng chế phẩm vi sinh trong thức ăn cho lợn
 
  VIDEO CLIPS  
Video
Thu gom vỏ chai bao thuốc BVTV - Nổ lực từ các địa phương
Kỹ thuật chăm sóc bưởi giai đoạn quả non
Kỹ thuật úm gà
Chăm sóc hươu vào mùa khai thác nhung
Phát triển kinh tế từ nuôi ốc bươu đen
PS Nông nghiệp tuần hoàn chi phí thấp, lợi nhuận cao
PS Đẩy mạnh sản xuất hữu cơ trên cây ăn quả có múi
Nông nghiệp tuần hoàn xu thế tất yếu
Tình hình phát triển cây ăn quả có múi tại Hà Tĩnh
Phòng trừ sâu bệnh trước khi lúa trổ bông
 
  VĂN BẢN MỚI  
Về việc đẩy mạnh công tác Khuyến nông

Thông báo Danh sách thí sinh trúng tuyển vào làm việc tại Trung tâm Khuyến nông tại kỳ tuyển dụng năm 2022

Thông báo chương trình thực tập sinh tại Hàn Quốc

Chương trình khuyến nông tỉnh Hà Tĩnh giai đoạn 2023-2025

Chương trình Khuyến nông tỉnh Hà Tĩnh, giai đoạn 2023 - 2025

NGHỊ QUYẾT HỘI NGHỊ LẦN THỨ NĂM BAN CHẤP HÀNH TRUNG ƯƠNG ĐẢNG KHOÁ XIII về nông nghiệp, nông dân, nông thôn đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045

Phòng trừ sâu bệnh hại lúa từ nay đến cuối vụ xuân năm 2022

Quy định chính sách khuyến khích phát triển nông nghiệp, nông thôn gắn với tỉnh đạt chuẩn nông thôn mới trên địa bàn Hà Tĩnh.

NGHỊ QUYẾT CỦA BAN CHẤP HÀNH ĐẢNG BỘ TỈNH Về tập trung lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Đề án “Thí điểm xây dựng tỉnh Hà Tĩnh đạt chuẩn nông thôn mới, giai đoạn 2021 - 2025”

KẾ HOẠCH: Khuyến nông năm 2021

 
THƯ VIỆN ẢNH
THỐNG KÊ TRUY CẬP
Đang truy cập 5
Máy chủ tìm kiếm 10
Khách viếng thăm 7
Hôm nay: 561
Tất cả: 1,185,693
  FANPAGE FACEBOOK  
 
  Trang chủ I  Giới thiệu   I  Tin tức   I  Hoạt động khuyến nông   I  Hoạt động ngành NN   I  Cẩm nang kỹ thuật   I  Gương điển hình   I  Chuyên đề NN-NT   I  Dự Án    

Trung tâm Khuyến nông Hà Tĩnh
Địa chỉ: Số 150 đường Trần Phú, TP Hà Tĩnh, tỉnh Hà Tĩnh
Điện thoại: 0393 856739/ Fax: 0393 856737 - Hotline: 0914.886.618
Email: [email protected] - Website: http://khuyennonghatinh.com