>> CẨM NANG KỸ THUẬT | TRỒNG TRỌT

Quy trình kỹ thuật trồng hành tăm
Tin đăng ngày: 26/12/2024 - Xem: 66

1. Chọn giống

Khi chọn giống củ để trồng Hành Tăm, bạn nên ưu tiên những củ có đường kính từ 1 – 2 cm và khi bấm nhẹ vào vẫn giữ được độ giòn, mọng, không bị móp hoặc hư hỏng, sâu mọt.

2. Thời vụ:

 Mùa vụ thích hợp cho cây Hành tăm là trồng vào tháng 9 - 10 (đầu mùa mưa), thu hoạch thân, lá vào tháng 1- 2 (khoảng 3 - 4 tháng sau trồng) và thu họach củ vào tháng 3 - 5 (6 - 7 tháng sau trồng). Tuy nhiên trồng trái vụ có giá bán cao hơn.

3. Làm đất và kỹ thuật trồng:

Đất trồng Hành tăm nên chọn những loại đất thịt nhẹ, cát pha, tơi xốp, giàu mùn,  thoát nước tốt. Cây Hành tăm không kén đất nên có thể sản xuất trên các chân đất cát ven biển. Độ pH thích hợp 6,0- 6,5, nguồn nước không bị ô nhiểm từ các khu công nghiệp, bệnh viện, khu nghĩa trang và phải xa đường quốc lộ.

Trước khi chuẩn bị vào vụ trồng Hành tăm nên tiến hành cày lật đất để xử lý cỏ dại và các mầm bệnh nằm lại trong đất từ vụ trước.

Đất trồng Hành tăm phải được làm kỷ, tơi xốp và sạch cỏ dại. Lên luống rộng 1,2 – 1,5 m, rãnh rộng 0,2 – 0,3m và độ cao luống là 20- 25 cm. Sau khi lên luống, bón phân. Mỗi luống trồng 5-6 hàng dọc hoặc bố trí hàng ngang tùy theo điều kiện từng vùng, khoảng cách hàng – hàng 20 – 25 cm.

Hành tăm giống nên chọn những củ chắc, có đường kính từ 1cm trở lên. Mỗi ha cần 300 kg củ giống ( 15kg/sào). Khoảng cách trồng mỗi củ 4 – 6 cm, độ sâu lấp củ từ 2-3 cm.

Khi trồng xong phải phủ một lớp rơm rạ băm ngắn lên luống, mặt dày khoảng 5 cm để giữ ẩm và hạn chế cỏ mọc, xói lở do mưa…

4. Phân bón và cách bón phân:

Phân hữu cơ chỉ dùng các loại phân đã hoai mục, có xử lý các mầm bệnh nằm trong phân bằng cách ủ kín phân tươi với vôi bột trước khi sử dụng. Không được dùng phân tươi hoặc nước phân tươi để tưới cho cây. Có thể dùng các loại phân ngâm đúng kỹ thuật để tưới cho cây Hành tăm.

Cũng như cây hành và tỏi, Hành tăm không ưa phân tươi, cần coi trọng phân lân và kali cũng như các loài cây lấy củ khác. Bón nhiều đạm quá bộ lá phát triển mạnh sẽ làm giảm độ lớn của củ, đồng thời dễ bị sâu bệnh gây hại.

Lượng phân bón cho 1ha: Ure: 60kg + Lân 120kg + Kali 90kg + Phân hữu cơ sinh học 1500kg.

Cách bón:

- Bón lót: Sau khi làm đất đúng kỹ thuật tiến hành rạch hàng và bón 800 - 1000 kg phân chuồng + 4 - 5 kg đạm u rê + 20 - 25 kg lân + 1 - 2 kg phân Kali cho 500 m2, sau đó lấp một lớp đất mỏng để tránh củ giống không tiếp xúc trực tiếp với phân. Chú ý không được gieo củ giống trước rồi sau đó mới tiến hành bón lót phân rồi lấp đất.

- Bón thúc: Bón khoảng 1kg phân đạm và 0,5 phân kali, kết hợp với các đợt xới xáo, làm cỏ. Bón cách gốc 5 – 10 cm. nếu có điều kiện nên hòa loãng để tưới.

Tiến hành bón thúc ngay sau mỗi đợt thu hoạch tỉa. Do đặc điểm sinh trưởng của cây Hành tăm, ta nên tỉa những cây bị sâu bệnh, cây to ở các khóm để đem bán và để lại cây con để thuận tiện cho việc chăm sóc có hiệu quả cao nhất.

Sau khi hành mọc được 2 - 3 lá tiến hành pha 1/4kg đạm Urê trong 20lít nước rồi tưới. Đến khi hành mọc tốt tiến hành pha 1/4 kg phân NPK ( 20-20-15) trong một lít nước rồi tưới. cách 7 – 10 ngày tưới phân 1 lần, tiến hành vun gốc nếu trồng Hành tăm trên đất cát pha.

5. Chăm sóc:

5.1. Chăm sóc củ hành tăm sau khi gieo trồng

Để đảm bảo củ hành tăm được phát triển khỏe mạnh thì khi mới trồng xong, cần tránh tiếp xúc lâu với ánh nắng mặt trời. Hãy đặt củ hành tăm dưới bóng râm cho đến khi chúng bắt đầu nảy mầm thì hãy tăng dần dần thời gian tiếp xúc với ánh sáng. Lúc này, bạn cũng không nên tưới nước quá nhiều vì sẽ khiến củ bị úng thối. Thay vào đó, chỉ tưới nước khi thấy đất bị quá khô.

5.2. Cách chăm sóc hành tăm khi nảy mầm và phát triển

- Tưới nước

Cần đảm bảo cung cấp đủ độ ẩm để củ hành tăm phát triển nhanh. Khi thấy củ hành tăm mọc 3-4 lá thì nên tưới nhẹ vào lá, tránh tưới trực tiếp vào gốc. Tưới phun sương mỗi ngày một lần để nước thấm đều vào đất, tránh tưới vào buổi trưa. Đồng thời kiểm tra xem nước có bị dư hay ảnh hưởng đến khả năng thoát nước của đất không để tránh cho củ hành tăm bị thối. Đặc biệt, vào mùa đông hay mùa mưa thì nên hạn chế tướng nước.

- Bón phân

Sau khi gieo trồng củ hành tăm được 20 - 30 ngày, khi thấy cây có 3 - 4 lá, bạn tiến hành bón hành bón thúc lần 1 bằng cách pha loãng hỗn hợp phân theo tỷ lệ sau: (3kg urê + 5 kg super lân + 2 kg phân kali)/500m2 và tưới vào gốc. Khi thấy cây mọc lá nhiều hơn từ 6 - 8 lá, bạn tiến hành bón thúc lần 2. Lượng bón phân được trộn theo tỷ lệ (2 kg urê + 5 kg super lân + 4 kg kali/ 500 m2) rồi sau đó pha loãng và tưới vào gốc.

Vào những ngày trời lạnh, nhiệt độ thấp, bạn nên tưới phân cho cây vào sáng sớm để chống sương muối. Ngoài ra, bạn cũng có thể bổ sung dinh dưỡng cho cây bằng cách pha loãng nước tiểu. Đây được coi là cách thâm canh vô cùng hiệu quả.

- Tạo lớp phủ:

Trong quá trình củ hành tăm phát triển thì nên dọn cỏ xung quanh và tạo lớp phủ nhằm giữ ẩm cho đất, hạn chế tình trạng xói mòn đất và thoát hơi nước. Vào mùa đông, các bạn nên phủ thêm một tầm bìa phía trên bề mặt diện tích trồng để ngăn hành tăm tiếp xúc trực tiếp với sương giá.

6. Phòng trừ sâu bệnh hại

- Hành có đặc tính kháng sâu, bệnh rất cao, tuy vậy vẫn có thể xuất hiện các loại sâu bệnh sau:

Sâu hại:-

 Sâu xanh da láng (xuất hiện rất sớm và gây hại đến cuối vụ), dòi đục lá (xuất hiện muộn),sâu ăn tạp (Spodoptera litura),bù lạch (Thrips tabaci), rầy xanh lá mạ, rệp non, bọ nhảy chích hút lá gây cháy thành cụm trên ruộng. Sử dụngTrebon để phun.

- Bệnh hại:

+Bệnh cháy đầu lá, hiện tượng rã bẹ,bệnh đốm tímAlternaria pori..., bệnh sương mai: xuất hiện khi có nhiệt độ thấp và ẩm độ không khí cao.Phòng bệnh: Trồng đúng thời vụ, bón phân cân đối, phun đúng định kỳ dùng dịch Boocđo 1% (1 kg phèn chua + 1 kg vôi cục + 100 lít nước lã) hoặc Benlat với lượng 30 - 40 lít nước thuốc/sào. Ngoài ra những ngày có sương nên tưới nước rữa sương hoặc rắc tro bếp.

+ Bệnh than đen: bệnh xuất hiện trên củ khi sắp thu hoạch và trong quá trình bảo quản. Phòng trừ bằng cách cách li củ bị bệnh, dùng Zineb 80% để phun trừ.

- Nếu có bệnh đốm tím, bệnh khô đầu lá thì dùng Antracol 50WP, Dithan M45.

8. Thu hoạch.

Sản lượng củ hành tăm được nhiều hay ít không chỉ phụ thuộc vào giống cây, đất trồng mà còn tới từ cách trồng hành tăm và kỹ thuật chăm sóc, bón phân của bà con nông dân. Để đạt được sản lượng tốt nhất, thời gian thu hoạch nên diễn ra sau khoảng 200 đến 205 ngày kể từ lúc trồng.

Đặng Thị Thuận

 

 

 

 

Nguồn:
Từ khóa:

Trồng trọt khác:

26/12/2024 - Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây đậu xanh
26/12/2024 - Quy trình kỹ thuật chăm sóc cây cà chua
26/12/2024 - Quy trình kỹ thuật trồng và chăm sóc bí xanh
26/12/2024 - Quy trình kỹ thuật trồng và chăm sóc cải củ
26/12/2024 - Kỹ thuật chăm sóc, quản lý vườn cam thời kỳ kiến thiết cơ bản
26/12/2024 - Quy trình kỹ thuật trồng hành tăm
26/12/2024 - Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây cà rốt
26/12/2024 - Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây dưa hấu
25/12/2024 - Kỹ thuật canh tác cây ớt cay
25/12/2024 - Kỹ thuật gieo trồng chăm sóc cây mướp đắng
25/12/2024 - Một số sâu, bệnh hại trên cây mướp đắng và cách phòng trừ
25/12/2024 - Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây lạc
25/12/2024 - Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây dưa chuột
25/12/2024 - Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây dưa bở
24/12/2024 - Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây ba kích
 
  VIDEO CLIPS  
Video
Thu gom vỏ chai bao thuốc BVTV - Nổ lực từ các địa phương
Kỹ thuật chăm sóc bưởi giai đoạn quả non
Kỹ thuật úm gà
Chăm sóc hươu vào mùa khai thác nhung
Phát triển kinh tế từ nuôi ốc bươu đen
PS Nông nghiệp tuần hoàn chi phí thấp, lợi nhuận cao
PS Đẩy mạnh sản xuất hữu cơ trên cây ăn quả có múi
Nông nghiệp tuần hoàn xu thế tất yếu
Tình hình phát triển cây ăn quả có múi tại Hà Tĩnh
Phòng trừ sâu bệnh trước khi lúa trổ bông
 
  VĂN BẢN MỚI  
Về việc đẩy mạnh công tác Khuyến nông

Thông báo Danh sách thí sinh trúng tuyển vào làm việc tại Trung tâm Khuyến nông tại kỳ tuyển dụng năm 2022

Thông báo chương trình thực tập sinh tại Hàn Quốc

Chương trình khuyến nông tỉnh Hà Tĩnh giai đoạn 2023-2025

Chương trình Khuyến nông tỉnh Hà Tĩnh, giai đoạn 2023 - 2025

NGHỊ QUYẾT HỘI NGHỊ LẦN THỨ NĂM BAN CHẤP HÀNH TRUNG ƯƠNG ĐẢNG KHOÁ XIII về nông nghiệp, nông dân, nông thôn đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045

Phòng trừ sâu bệnh hại lúa từ nay đến cuối vụ xuân năm 2022

Quy định chính sách khuyến khích phát triển nông nghiệp, nông thôn gắn với tỉnh đạt chuẩn nông thôn mới trên địa bàn Hà Tĩnh.

NGHỊ QUYẾT CỦA BAN CHẤP HÀNH ĐẢNG BỘ TỈNH Về tập trung lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Đề án “Thí điểm xây dựng tỉnh Hà Tĩnh đạt chuẩn nông thôn mới, giai đoạn 2021 - 2025”

KẾ HOẠCH: Khuyến nông năm 2021

 
THƯ VIỆN ẢNH
THỐNG KÊ TRUY CẬP
Đang truy cập 5
Máy chủ tìm kiếm 10
Khách viếng thăm 7
Hôm nay: 160
Tất cả: 1,185,292
  FANPAGE FACEBOOK  
 
  Trang chủ I  Giới thiệu   I  Tin tức   I  Hoạt động khuyến nông   I  Hoạt động ngành NN   I  Cẩm nang kỹ thuật   I  Gương điển hình   I  Chuyên đề NN-NT   I  Dự Án    

Trung tâm Khuyến nông Hà Tĩnh
Địa chỉ: Số 150 đường Trần Phú, TP Hà Tĩnh, tỉnh Hà Tĩnh
Điện thoại: 0393 856739/ Fax: 0393 856737 - Hotline: 0914.886.618
Email: [email protected] - Website: http://khuyennonghatinh.com