1. Giống:
Tùy theo điều kiện và nhu cầu của thị trường để chọn giống. Hiện nay, Anna và Kim Cương là hai giống được trồng phổ biến, giống Anna có hình thức quả phù hợp với thị hiếu người tiêu dùng, có khả năng kháng bệnh tốt trong mùa mưa nên được bà con nông dân trồng nhiều.
Các giống trên ghép với gốc cà chua Vimina để kháng bệnh héo rũ vi khuẩn.
Tiêu chuẩn lựa chọn giống xuất vườn:
Giống
|
Độ tuổi
(ngày)
|
Chiều cao cây (cm)
|
Đường kính cổ rễ (mm)
|
Số lá thật
|
Tình
trạng cây
|
Cà chua
|
22-25
|
12 - 15
|
2,5-3,5
|
5 - 6
|
Cây khoẻ mạnh, không dị hình, rễ trắng, ngọn phát triển tốt, không biểu hiện nhiễm sâu bệnh
|
Cà chua ghép
|
30-35
|
12 - 15
|
2,5-3,5
|
5 - 6
|
Cây khoẻ mạnh, không dị hình, vết ghép liền da, rễ trắng, ngọn phát triển tốt, không có biểu hiện nhiễm sâu bệnh
|
2. Chuẩn bị đất: Chọn đất trồng cách xa các khu công nghiệp, bệnh viện, nhà máy…(không gần nguồn nước ô nhiễm và nước thải của các nhà máy, bệnh viện). Đất tơi xốp, nhẹ, nhiều mùn, tầng canh tác dày, thoát nước tốt. Vệ sinh vườn trồng, dọn sạch tàn dư thực vật của vụ trước, rải vôi trước khi cày xới để diệt một số nấm hại trên mặt đất, phơi ải 7 - 10 ngày trước khi trồng. Mùa khô lên luống 15 - 20cm, rãnh 30cm, mặt luống rộng 1,2m trồng hàng đôi. Mùa mưa lên luống 25 - 30cm, rãnh 30cm, mặt luống rộng 90cm, trồng hàng đơn.
Sử dụng màng phủ nông nghiệp để giữ ẩm, hạn chế dinh dưỡng bị rửa trôi, hạn chế cỏ dại, sâu bệnh.
Cách sử dụng màng phủ nông nghiệp: Vật liệu và qui cách: Dùng màng phủ khổ rộng 0.9 - 1m trồng hàng đơn, màng khổ 1,4m trồng hàng đôi. Khi phủ mặt xám bạc hướng lên, màu đen hướng xuống.
- Lên luống cao 15 - 20cm tùy mùa, mặt luống phải làm bằng phẳng để tăng độ bền màng phủ.
- Bón phân lót: Liều lượng như phần phân bón, cách bón phân, trường hợp bón thúc, đục thêm lỗ gần với gốc cây và sau đó rãi phân vào lỗ đã đục thêm.
- Xử lý mầm bệnh: Phòng trừ nấm bệnh, tuyến trùng và các sâu hại trong đất trước khi đậy màng phủ.
- Đậy màng phủ: Kéo căng vải bạt, hai bên mép ngoài được cố định bằng cách dùng dây kẽm bẻ hình chữ U mỗi cạnh khoảng 10cm ghim sâu xuống đất (dây kẽm sử dụng được nhiều năm) hoặc dùng tre chẻ lạt ghim mé liếp.
3. Trồng và chăm sóc:
- Kỹ thuật trồng: Trồng vào buổi chiều mát, khi trồng đặt cây nhẹ nhàng không nén đất quá chặt (Lưu ý: cây cà chua ghép không lấp đất cao quá vết ghép. Ở những ruộng trống trải, nhiều gió nên dùng cây choái cũ (ngắn khoảng 30cm), cắm cạnh cây và choàng một sợi dây thun để cây tựa, phòng đổ ngã). Sau khi trồng phải tưới nước ngay để giữ ẩm, dự phòng 5% cây con đúng tuổi để dặm, trồng ra ruộng (trồng giữa các cây trên hàng), để tiện cho việc bứng dặm sau này.
+ Mùa khô trồng hàng đôi: hàng x hàng 70cm, cây x cây 50cm theo kiểu nanh sấu. Mật độ: 27.000 cây/ha.
+ Mùa mưa: Trồng hàng đơn hàng x hàng 1 - 1,2m, cây x cây 50 - 60cm, mật độ 18.000 - 20.000 cây/ha.
Từ 7 - 10 ngày sau trồng tiến hành kiểm tra trồng dặm lại các cây bị chết.
- Làm cỏ: Cần phải có biện pháp phòng trừ cỏ dại sớm và duy trì cho đến khi cây cà chua có thể cạnh tranh hiệu quả với cỏ dại. Phải phòng trừ cỏ dại trước khi ra hoa. Phòng trừ cỏ dại thông qua các biện pháp như:
- Tưới nước: Từ khi trồng đến hồi xanh tưới 1 - 2 lần/ngày, sau đó tùy điều kiện thời tiết và độ ẩm đất để tưới, đảm bảo ẩm độ đất khoảng 60 - 70%; Khi cây cà chua ra hoa cần lượng nước nhiều hơn, đảm bảo ẩm độ đất 70 - 80%. Mùa mưa chú ý thoát nước, không để ruộng cà chua ứ đọng nước lâu.
- Vun xới: Sau trồng 7 - 10 ngày xới phá váng, sau trồng 20 - 25 ngày kết hợp bón phân cho cây cà chua, vun cao luống, để tránh tình trạng đọng nước giữa hàng, bộ rễ phát triển kém. Loại bỏ cây bệnh, quả bệnh, sâu… mùa mưa tỉa bớt lá chân, lá già đã chuyển vàng để vườn được thông thoáng. Gom lá bệnh tiêu hủy xa vườn trồng hoặc gom tập trung để ủ làm phân hữu cơ.
- Làm giàn: Khi cây cao 40 - 60cm làm giàn để giúp cây phân bố đều trên luống, thuận tiện cho việc chăm sóc và phòng trừ sâu bệnh.
- Tỉa chồi: Cần tỉa kịp thời khi nhánh mới nhú ra 3 - 5cm để dinh dưỡng tập trung nuôi quả, thường xuyên tỉa bỏ mầm nách vô hiệu. Dùng tay đẩy gãy, không dùng móng tay ngắt hoặc dùng kéo cắt vì dễ nhiễm bệnh qua vết thương.
- Tỉa lá: Tỉa bớt lá chân, lá già của cây đã chuyển sang màu vàng để vườn thông thoáng, nhất là những vườn rậm rạp, dễ gây nhiễm bệnh trong mùa mưa. Tuy nhiên, mùa khô cần để lá chân để che bớt nắng tránh bị rám quả.
- Tỉa quả: Mỗi chùm quả chỉ để 4 - 6 quả, ngắt cuối cành mang quả để dinh dưỡng tập trung nuôi quả tạo cho quả lớn đều cỡ, giá trị thương phẩm cao.
- Bấm ngọn: Đối với giống có thời gian sinh trưởng dài, cao cây, trong giai đoạn gần cuối thu hoạch nên bấm ngọn để quả lớn đều, thu tập trung giúp.
4. Phân bón và cách bón phân: Tính cho 1 ha.
Phân bón: Phân hữu cơ: 40 tấn; Vôi: 1 - 1,5 tấn; Borat: 5kg; canxi bo: 50kg; hữu cơ vi sinh: 1.000kg; Chế phẩm Trichoderma: 300 - 350 kg/ha.
- Phân hoá học nguyên chất: 240kg N - 90 kg P2O5 - 275kg K2O.
Lưu ý: Đổi lượng phân hóa học nguyên chất sang phân đơn tương đương hoặc NPK.
Cách 1: Urê: 522kg; Super Lân: 562,5kg; Kali: 458kg.
Cách 2: NPK 15-5-20: 1375kg; Urê: 73kg; Super lân: 133kg.
Bón theo cách 1:
Hạng mục
|
Tổng số
|
Bón lót
|
Bón thúc
|
Lần 1
10NST
|
Lần 2
25 NST
|
Lần 3
40 NST
|
Lần 4
55 NST
|
Phân chuồng
|
40 tấn
|
40 tấn
|
|
|
|
|
Hữu cơ vi sinh
|
1.000 kg
|
1.000 kg
|
|
|
|
|
Vôi
|
1.500 kg
|
1.500 kg
|
|
|
|
|
Borat
|
5 kg
|
5 kg
|
|
|
|
|
Urê
|
522 kg
|
122 kg
|
40 kg
|
90 kg
|
120 kg
|
150 kg
|
Lân super
|
562,5 kg
|
412,5 kg
|
150 kg
|
|
|
|
Kali
|
458 kg
|
208 kg
|
|
|
80 kg
|
120 kg
|
Can xi-bo
|
50 kg
|
|
|
25 kg
|
25 kg
|
|
Bón theo cách 2:
Hạng mục
|
Tổng số
|
Bón lót
|
Bón thúc
|
Lần 1
10NST
|
Lần 2
25 NST
|
Lần 3
40 NST
|
Lần 4
55 NST
|
Phân chuồng
|
40 tấn
|
40 tấn
|
|
|
|
|
Hữu cơ vi sinh
|
1.000 kg
|
1.000 kg
|
|
|
|
|
Vôi
|
1.500 kg
|
1.500 kg
|
|
|
|
|
Borat
|
5 kg
|
5 kg
|
|
|
|
|
Lân super
|
133 kg
|
133 kg
|
|
|
|
|
Urê
|
73 kg
|
|
73 kg
|
|
|
|
NPK 15-5-20
|
1.375
|
275
|
50 kg
|
150 kg
|
400 kg
|
500 kg
|
Can xi-bo
|
50 kg
|
|
|
25 kg
|
25 kg
|
|
* Lưu ý: Sử dụng phân bón lá theo khuyến cáo in trên bao bì.
- Chỉ sử dụng các loại phân bón có tên trong Danh mục phân bón được phép sản xuất, kinh doanh và sử dụng tại Việt Nam.
5. Sâu hại và biện pháp phòng trừ
Cây cà chua thường gặp một số loại sâu bệnh như: Sâu xanh ăn lá, nhện đỏ, sâu đục quả; Bệnh do virus (bệnh héo xanh, bệnh xoăn lá); Bệnh do nấm khuẩn (lở cổ rễ, bệnh thán thư, bệnh sương mai, bệnh héo vàng, bệnh mốc đen...).
Thường xuyên vệ sinh đồng ruộng tỉa bỏ lá già, lá bệnh, áp dụng các biện pháp canh tác để hạn chế sâu bệnh hại. Kiểm tra đồng ruộng, kịp thời phát hiện các loại sâu bệnh hại để có biện pháp phòng trừ hiệu quả. Sử dụng các loại thuốc bảo vệ thực vật có trong danh mục cho phép và sử dụng đúng theo hướng dẫn của nhà sản xuất, ưu tiên sử dụng các loại thuốc có nguồn gốc hữu cơ.
6. Thu hoạch, phân loại và xử lý bảo quản sau thu hoạch:
- Khi quả cà chua đã đẫy, vỏ quả căng, bóng láng chuyển từ xanh sang màu đỏ là quả đã chín có thể thu hoạch. Thu hái quả và xếp vào sọt nhẹ nhàng, tránh dập quả. Để riêng những quả bị bệnh hay bị tổn thương.
- Sản phẩm thu hoạch không bị dính đất, cát, đưa vào két nhựa hoặc giỏ tre theo yêu cầu khách hàng.
Kiều Thơ
|