>> CẨM NANG KỸ THUẬT | TRỒNG TRỌT

Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây đậu xanh
Tin đăng ngày: 26/12/2024 - Xem: 105

Cây đậu xanh là loại cây ngắn ngày, dễ trồng, chịu hạn tốt và thích hợp với khí hậu cũng như đất đai ở Hà Tĩnh. Dưới đây là quy trình kỹ thuật trồng và chăm sóc cây đậu xanh hiệu quả:

 

1. Thời vụ

Thời vụ trồng đậu xanh thường được chia thành hai vụ chính, tùy theo đặc điểm khí hậu của từng địa phương:

- Vụ Xuân Hè: Gieo trồng tháng 2 - 3.

- Vụ Hè Thu: Gieo trồng tháng 4 - 5.

2. Chuẩn bị đất trồng 

Đa phần mọi người nông dân sẽ trồng đậu trên hầu hết các loại đất như đất sỏi, đất pha cát, đất thịt hay đất đồi dốc… Nhưng loại đất phù hợp nhất với sự sinh trưởng và phát triển của cây đậu xanh thì là đất thịt nhẹ, giàu dinh dưỡng. Ngoài ra, có thể chọn nền đất phù sa vì  hàm lượng hữu cơ cao. Đất trồng đậu xanh cũng cần có những đặc tính như tơi xốp, đất đủ độ ẩm, độ pH từ 5,5 - 6,5... 

Việc luân canh cây đậu xanh trên ruộng lúa cũng là ý tưởng tốt nhưng tuyệt đối không trồng ở những nơi đất thường xuyên bị ngập úng, đất nhiễm phèn, mặn,…

Đất trồng đậu xanh cần được cày bừa kỹ, làm tơi xốp và xử lý sạch cỏ dại, mầm bệnh. Các loại đất thịt cần phải được cày bừa kỹ hơn các loại đất khác. 

Sau khi đã cày bừa thật kỹ thì bạn có thể tiến hành lên luống, có thể lên thành luống dài 15 - 20m, rộng 5 - 7m. Trên luống, tạo những rảnh nhỏ cách nhau 40 - 45 cm và nông để gieo hạt. 

3. Gieo hạt

- Lượng giống gieo cho 1 ha: 30 kg. 

- Gieo hạt giống trực tiếp xuống rãnh đã chuẩn bị trong quá trình làm đất. Sau khi gieo hạt, bạn cần phủ một lớp đất mỏng lên trên rồi tưới nước để đảm bảo đủ độ ẩm, giúp hạt nhanh chóng nảy mầm.

- Gieo theo hàng, hàng cách hàng khoảng 40 - 45cm, hốc cách hốc khoảng 12 - 15cm, mỗi hốc gieo khoảng 2 - 3 hạt. Độ sâu gieo hạt là khoảng 2 - 3cm, không nên gieo quá sâu, hạt giống sẽ khó nảy mầm. 

4. Chăm sóc

4.1. Dặm tỉa cây con 

Những chỗ hạt không nảy mầm, bạn cần tiến hành dặm những hạt giống mới, giúp luống đậu xanh mọc đều và đẹp hơn.

Sau khi hạt nảy mầm, cây đã phát triển và có chiều cao khoảng 8cm thì bạn cần tỉa bớt cây con để duy trì mật độ phù hợp. Bạn cần tiến hành tỉa bớt những cây con ở khu vực mật độ quá dày, cây quá yếu.

Sau đó, tiếp tục chăm sóc cẩn thận để cây đậu xanh cho thu hoạch.

4.2. Chế độ nước

Việc tưới nước cho đậu xanh cần căn cứ vào điều kiện thời tiết, đất đai,.. Duy trì độ ẩm của đất khoảng 80% trong quá trình sinh trưởng của đậu xanh. Tuyệt đối không để cây bị khô hạn, thiếu nước, đặc biệt là trong thời kỳ cây chuẩn bị ra hoa và ra quả tập trung.

4.3. Phân bón 

*Lượng phân bón

Bón phân: 1.000 kg phân hữu cơ vi sinh hoặc phân chuồng hoai mục, 90kg urê, 300kg lân và 90kg kali, 300 kg vôi bột. 

· Lần 1: Khi cây đậu phát triển 3 lá thật

· Lần 2: Sau đợt 1 20 ngày

· Lần 3: Khi cây đậu xanh bắt đầu ra hoa kết trái.

* Cách bón phân

Bón lót: Bón toàn bộ phân hữu cơ vi sinh, vôi bột và lân supe. Trong đó, vôi bột bón khi bừa đất lần cuối, không trộn lẫn với các loại phân bón khác.

Bón thúc lần 1 khi cây có khoảng 1 - 2 lá: Tiến hành bón 1/2 lượng phân đạm và 1/2 lượng phân kali.

Bón thúc lần 2 khi cây có 4 - 5 lá: Bón hết lượng phân còn lại, kết hợp với việc xới, vun cao để chống đổ.

Khi bón phân, nên bón cách gốc đậu từ 8 - 10cm, kết hợp xới xáo đất. Đặc biệt nhớ vun gốc để cây đứng vững hơn. Đồng thời, cũng nên thường xuyên làm sạch cỏ dại.

4.4. Phòng trừ cỏ dại

Vùng trồng đậu xanh luôn sạch cỏ dại, tránh tình trạng cạnh tranh các chất dinh dưỡng với cây trồng.

Hạn chế sử dụng các loại thuốc hóa học để diệt cỏ và chỉ nên sử dụng khi thực sự cần thiết, cỏ dại phát triển quá nhiều, không thể làm sạch theo cách thủ công.

5. Phòng trừ sâu bệnh

- Bệnh chết cây con (lở cổ rễ): Bệnh do nấm Rhizoctonia solani gây ra. Bệnh thường gây hại vào giai đoạn cây còn nhỏ, từ khi mọc đến 1 tháng. Nấm bệnh tấn công vào phần gốc cây, làm cho gốc bị khô teo, cây đậu bị héo chết. Bệnh dễ lây lan gây chết hàng loạt, làm giảm mật độ.

Phòng trừ: Xử lý hạt giống trước khi gieo bằng thuốc Captan hoặc Benlat C, liều lượng 1,5 kg/1 tấn hạt giống.

Khi cây mọc đều (5-7 ngày sau khi gieo): Phun thuốc Anvil (6-10ml/bình 8 lít) để trị và ngừa bệnh.

- Bệnh gỉ sắt: Bệnh thường xuất hiện và gây hại giai đoạn cây ra hoa - đậu quả. Đầu tiên dưới mặt lá có những chấm nhỏ màu vàng, sau tạo thành màu vàng cam. Cuối cùng các vết bệnh lan rộng ra toàn bộ lá, làm cho lá bị vàng, cháy khô và rụng. Bệnh gỉ sắt làm cho khả năng đậu trái kém, hạt nhỏ, năng suất giảm.

Phòng trừ: Phun thuốc Anvil (20ml/bình 8 lít) hoặc Tilt (10ml/bình 8 lít) khi bệnh chớm xuất hiện.

- Bọ trĩ: Nguy hiểm khi gây hại giai đoạn cây đậu còn nhỏ. Bọ trĩ hút nhựa cây làm cho lá bị  co lại; ngọn bị thui, cây cằn cỗi. Khi cây đậu đã lớn thì tác hại của bọ trĩ giảm xuống.

Phòng trừ: Khi bị bọ trĩ gây hại, đặc biệt giai đoạn cây con, cần phun thuốc để phòng trừ: Marshal (20ml/bình 8 lít), Admire (15ml/bình), Confidor (8ml/bình).

- Sâu đục nụ, trái: Thường tấn công nụ, hoa và trái. Giai đoạn nụ, sâu nhả tơ cuốn chùm nụ và nằm bên trong phá hại. Khi cây đậu có trái, sâu đục vào trong trái. Đây là loại sâu nguy hiểm, khó phòng trừ (do đặc tính đục vào trong trái), có thể làm giảm năng suất 20 - 30%.

Phòng trừ: Khi thấy sâu còn nhỏ xuất hiện gây hại, phun thuốc để diệt trừ. Có thể phun định kỳ 7 ngày /lần từ khi cây đậu ra nụ tới khi trái già bằng một trong các loại thuốc sau: Pegasus (10ml/bình 8 lít), Proclaim (10 ml/bình), Match (10 ml/bình). Tốt nhất nên sử dụng luân phiên các loại thuốc để tránh sâu kháng thuốc.

- Các loại sâu khác: Sâu xanh, sâu ăn tạp cũng thường xuyên xuất hiện và gây hại lá, trái đậu. Phòng trừ bằng các loại thuốc Karate (15ml/bình), Pegasus (10ml/bình 8 lít), Proclaim (10ml/bình).

6. Thu hoạch & bảo quản

Sau khi đậu xanh trồng được khoảng 45 - 50 ngày, khi trái đã bắt đầu chuyển từ màu xanh sang màu nâu đen là bạn đã có thể thu hoạch đậu xanh. Thông thường, bạn phải thu hoạch đậu xanh 2 - 3 đợt. Lựa chọn những thời điểm mát mẻ, khô ráo để thu hoạch, không thu hoạch giữa trưa nắng gắt, có thể làm trái bị nứt và tách hạt, bung rơi hạt xuống đất gây hao hụt sản lượng.

Khi thu quả xong, không nên ủ đống mà hãy phơi khô để tách lấy hạt. Tách xong, làm sạch bụi rồi phơi tiếp tầm khoảng 1 - 2 nắng để hạt đậu khô hẳn rồi mới bảo quản hoặc bán.

 

Kiều Thơ

Nguồn:
Từ khóa:

Trồng trọt khác:

26/12/2024 - Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây đậu xanh
26/12/2024 - Quy trình kỹ thuật chăm sóc cây cà chua
26/12/2024 - Quy trình kỹ thuật trồng và chăm sóc bí xanh
26/12/2024 - Quy trình kỹ thuật trồng và chăm sóc cải củ
26/12/2024 - Kỹ thuật chăm sóc, quản lý vườn cam thời kỳ kiến thiết cơ bản
26/12/2024 - Quy trình kỹ thuật trồng hành tăm
26/12/2024 - Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây cà rốt
26/12/2024 - Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây dưa hấu
25/12/2024 - Kỹ thuật canh tác cây ớt cay
25/12/2024 - Kỹ thuật gieo trồng chăm sóc cây mướp đắng
25/12/2024 - Một số sâu, bệnh hại trên cây mướp đắng và cách phòng trừ
25/12/2024 - Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây lạc
25/12/2024 - Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây dưa chuột
25/12/2024 - Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây dưa bở
24/12/2024 - Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây ba kích
 
  VIDEO CLIPS  
Video
Thu gom vỏ chai bao thuốc BVTV - Nổ lực từ các địa phương
Kỹ thuật chăm sóc bưởi giai đoạn quả non
Kỹ thuật úm gà
Chăm sóc hươu vào mùa khai thác nhung
Phát triển kinh tế từ nuôi ốc bươu đen
PS Nông nghiệp tuần hoàn chi phí thấp, lợi nhuận cao
PS Đẩy mạnh sản xuất hữu cơ trên cây ăn quả có múi
Nông nghiệp tuần hoàn xu thế tất yếu
Tình hình phát triển cây ăn quả có múi tại Hà Tĩnh
Phòng trừ sâu bệnh trước khi lúa trổ bông
 
  VĂN BẢN MỚI  
Về việc đẩy mạnh công tác Khuyến nông

Thông báo Danh sách thí sinh trúng tuyển vào làm việc tại Trung tâm Khuyến nông tại kỳ tuyển dụng năm 2022

Thông báo chương trình thực tập sinh tại Hàn Quốc

Chương trình khuyến nông tỉnh Hà Tĩnh giai đoạn 2023-2025

Chương trình Khuyến nông tỉnh Hà Tĩnh, giai đoạn 2023 - 2025

NGHỊ QUYẾT HỘI NGHỊ LẦN THỨ NĂM BAN CHẤP HÀNH TRUNG ƯƠNG ĐẢNG KHOÁ XIII về nông nghiệp, nông dân, nông thôn đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045

Phòng trừ sâu bệnh hại lúa từ nay đến cuối vụ xuân năm 2022

Quy định chính sách khuyến khích phát triển nông nghiệp, nông thôn gắn với tỉnh đạt chuẩn nông thôn mới trên địa bàn Hà Tĩnh.

NGHỊ QUYẾT CỦA BAN CHẤP HÀNH ĐẢNG BỘ TỈNH Về tập trung lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Đề án “Thí điểm xây dựng tỉnh Hà Tĩnh đạt chuẩn nông thôn mới, giai đoạn 2021 - 2025”

KẾ HOẠCH: Khuyến nông năm 2021

 
THƯ VIỆN ẢNH
THỐNG KÊ TRUY CẬP
Đang truy cập 5
Máy chủ tìm kiếm 10
Khách viếng thăm 7
Hôm nay: 557
Tất cả: 1,185,689
  FANPAGE FACEBOOK  
 
  Trang chủ I  Giới thiệu   I  Tin tức   I  Hoạt động khuyến nông   I  Hoạt động ngành NN   I  Cẩm nang kỹ thuật   I  Gương điển hình   I  Chuyên đề NN-NT   I  Dự Án    

Trung tâm Khuyến nông Hà Tĩnh
Địa chỉ: Số 150 đường Trần Phú, TP Hà Tĩnh, tỉnh Hà Tĩnh
Điện thoại: 0393 856739/ Fax: 0393 856737 - Hotline: 0914.886.618
Email: [email protected] - Website: http://khuyennonghatinh.com