>> TIN TỨC | TIN TỨC TRONG TỈNH

Biển an toàn, cá lại đầy khoang
Tin đăng ngày: 2/3/2017 - Xem: 4629

Sau một thời gian bị ảnh hưởng bởi sự cố môi trường, bức tranh sản xuất nghề biển ở Hà Tĩnh dần tươi sáng trở lại, nhất là trong vụ cá bắc. Liên tục ở cảng cá Kỳ Ninh, Thạch Kim, Xuân Hội... hình ảnh những con tàu trở về với khoang thuyền đầy ắp hải sản đã nhân lên niềm vui, sự tin tưởng của ngư dân trong những ngôi làng bên chân sóng.

bien an toan ca lai day khoang

Gánh cá tươi ngon của ngư dân Kỳ Ninh (TX Kỳ Anh) sau một chuyến biển

Chúng tôi trở lại cảng cá Xuân Hội khi những lao xao của hoạt động mua bán hải sản đã vãn. Những cặp thuyền dạ, những con tàu mã lực lớn nhỏ nằm “nghỉ ngơi” bên nhau. Phía ngoài xa, một nhóm ngư dân vừa đánh bắt trở về cùng nhau ngồi vá lưới, một nhóm khác đang ngồi chuyện trò về con tàu 800 CV vừa mới hạ thủy của gia đình ông Lê Hồng Sơn. Trong rì rầm, hào sảng những giọng nói đượm màu biển cả, chúng tôi như thấy được niềm vui từ những khoang thuyền ăm ắp “lộc biển”.

Vừa trở về sau một chuyến ra khơi thắng lợi, dư âm của niềm vui vẫn còn lan tỏa trên tàu HT 90005TS của anh Lê Văn Nhâm ở xóm Hội Thủy. Anh Nhâm cho biết: “Tôi sắm con tàu 300 CV này được 10 năm rồi, đợt đền bù do sự cố môi trường vừa qua, cặp tàu dạ của tôi và bạn nhận được 340 triệu đồng tiền hỗ trợ. Sau khi hỗ trợ cho lao động trên thuyền một phần, số còn lại, tôi dùng để tu sửa máy móc và mua sắm ngư cụ, tiếp tục vươn khơi”.

bien an toan ca lai day khoang

Ngư dân xã Xuân Hội (Nghi Xuân) chuẩn bị ngư cụ ra khơi.

Những ngư dân đang vá lưới trên thuyền bên cạnh cho biết, thuyền của anh Nhâm thường đánh bắt ở vùng biển cách bờ 45 hải lý. Đợt đầu năm nay, anh đã đi khơi 2 chuyến, chuyến nào cũng gặp được luồng cá. Tính ra, mỗi chuyến, anh thu về hơn 100 triệu đồng.

Hiệu quả từ những chuyến ra khơi của anh Lê Văn Nhâm đã tạo niềm tin, động lực cho ngư dân trong vùng vững tin bám biển. Trong những câu chuyện của họ, niềm tin về nghề biển chưa bao giờ vơi dẫu có những thời điểm khó khăn, ngư trường ít cá, thị trường thu hẹp. Sau sự cố môi trường biển, nhận được tiền đền bù, ngư dân tập trung tu bổ tàu thuyền, ngư cụ để tiếp tục bám biển vươn khơi. Thậm chí, nhiều hộ còn bán thuyền nhỏ, vay thêm tiền để sắm tàu vỏ thép.

Anh Lê Hồng Sơn ở Hội Thủy cho biết: “Biển bao đời nay nuôi sống các thế hệ trong gia đình nên chúng tôi chưa hề nghĩ đến chuyện chuyển đổi nghề. Đặc biệt, sau khi nhận được tiền đền bù thiệt hại do sự cố môi trường, gia đình tôi quyết định bán cặp tàu 320 CV và vay thêm tiền theo Nghị định 67 đóng tàu vỏ thép để vươn khơi xa hơn. Vừa qua, chúng tôi đã làm lễ hạ thủy, hiện đang chuẩn bị các điều kiện để ra khơi”.

bien an toan ca lai day khoang

Nhận tiền đền bù, ngư dân Lê Hồng Sơn (xóm Hội Thủy, xã Xuân Hội, Nghi Xuân) vay thêm tiền ngân hàng sắm tàu vỏ thép để vươn ra biển lớn.

Nếu như mấy tháng trước, việc đánh bắt ở vùng biển Cẩm Nhượng chỉ cầm chừng do hải sản gần bờ cạn kiệt, giá cả sụt giảm, tâm lý người tiêu dùng còn lo ngại thì thời gian gần đây, việc đánh bắt đã cơ bản bình thường trở lại. Hiện nay, tàu của ngư dân đang đổ về các ngư trường cách bờ khoảng 40 hải lý, một số khác đánh bắt tại vùng biển Quảng Ninh, Thanh Hóa.

Ngư dân Trần Hữu Lương ở Cẩm Nhượng cho biết: “Hiện nay, tàu của tôi đang đánh bắt ở vùng biển Quảng Ninh, từ đầu năm đến nay đã đi 4 chuyến, bình quân mỗi chuyến thu về chừng 20 triệu đồng. So với thời điểm xẩy ra sự cố môi trường, thuyền của tôi đã thoát khỏi tình trạng lỗ vốn”.

Xuôi vào phía Nam, nét rạng rỡ in trên gương mặt những ngư dân Kỳ Ninh khi ngày nào xe của thương lái cũng đứng sẵn trên bến chờ thuyền đánh cá trở về. Trên địa bàn xã Kỳ Ninh hiện có 219 tàu thuyền các loại. Từ sau tết đến nay, khi “lộc biển” về lại các ngư trường cộng thêm công tác đền bù được giải quyết kịp thời, tâm lý ngư dân đã dần ổn định, vững tin vào nghề đi biển.

Ông Lê Công Đường - Chủ tịch UBND xã Kỳ Ninh cho biết: “Hiện nay, 100% tàu thuyền của xã đã đánh bắt trở lại. Dù ở ngoài khơi hay trong lộng cũng thu về những khoang thuyền đầy cá. Tổng sản lượng đánh bắt toàn xã mỗi chuyến dao động từ 30 - 40 tấn hải sản các loại”.

Hình ảnh những khoang thuyền lớn nhỏ đầy ắp hải sản cập cảng trong sự mong ngóng, đợi chờ của thương lái và ngư dân đã đẩy lùi những mảng màu trầm trong bức tranh nghề biển. Trong đó, sự kịp thời, công minh trong công tác chi trả tiền đền bù sau sự cố môi trường biển cũng đã góp phần tạo nên những niềm vui bên chân sóng.

 

Nhóm PV Kinh Tế/Baohatinh.Vn

 

Nguồn:
Từ khóa:

Tin tức trong tỉnh khác:

25/10/2024 - Tập huấn kỹ thuật trồng trọt, chăn nuôi theo hướng nông nghiệp tuần hoàn cho cán bộ Đoàn, Hội cấp cơ sở năm 2024
22/10/2024 - Lễ hội cam và các sản phẩm Hà Tĩnh năm 2024 diễn ra từ ngày 15-17/11
21/10/2024 - Sôi nổi, hấp dẫn Giải thể thao ngành Nông nghiệp và PTNT Hà Tĩnh đến từ 300 vận động viên trong ngành
21/10/2024 - Công đoàn ngành Nông nghiệp và PTNT: Sôi nổi, đa dạng hoạt động ý nghĩa nhân kỷ niệm 94 năm Ngày thành lập HLH Phụ nữ Việt Nam 20/10.
17/10/2024 - Hà Tĩnh công nhận 8 sản phẩm OCOP 4 sao
12/9/2024 - Phát động chương trình ủng hộ đồng bào lũ lụt các tỉnh phía Bắc
12/9/2024 - Kiểm tra những sản phẩm được đề xuất đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP cấp tỉnh năm 2024
30/8/2024 - Hội nghị triển khai đề án sản xuất vụ Đông năm 2024
23/8/2024 - Chủ tịch UBND tỉnh kiểm tra thu hoạch vụ Hè Thu 2024
14/8/2024 - Hội nghị đánh giá sơ kết hợp tác sản xuất nông nghiệp hữu cơ
4/5/2024 - Chủ tịch UBND tỉnh kiểm tra tiến độ thu hoạch lúa vụ xuân 2024
17/4/2024 - Tăng cường các hoạt động thả cá tái tạo nguồn lợi thủy sản
28/2/2024 - Hội nghị tập huấn Chuyển đổi số và Thống kê ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
27/2/2024 - Trung tâm Chuyển đổi số và Thống kê nông nghiệp sẽ hỗ trợ ngành nông nghiệp Hà Tĩnh thực hiện đề án chuyển đổi số
2/12/2023 - Bàn giải pháp sản xuất, thâm canh cây ăn quả có múi an toàn dịch bệnh
 
  VIDEO CLIPS  
Video
Thu gom vỏ chai bao thuốc BVTV - Nổ lực từ các địa phương
Kỹ thuật chăm sóc bưởi giai đoạn quả non
Kỹ thuật úm gà
Chăm sóc hươu vào mùa khai thác nhung
Phát triển kinh tế từ nuôi ốc bươu đen
PS Nông nghiệp tuần hoàn chi phí thấp, lợi nhuận cao
PS Đẩy mạnh sản xuất hữu cơ trên cây ăn quả có múi
Nông nghiệp tuần hoàn xu thế tất yếu
Tình hình phát triển cây ăn quả có múi tại Hà Tĩnh
Phòng trừ sâu bệnh trước khi lúa trổ bông
 
  VĂN BẢN MỚI  
Về việc đẩy mạnh công tác Khuyến nông

Thông báo Danh sách thí sinh trúng tuyển vào làm việc tại Trung tâm Khuyến nông tại kỳ tuyển dụng năm 2022

Thông báo chương trình thực tập sinh tại Hàn Quốc

Chương trình khuyến nông tỉnh Hà Tĩnh giai đoạn 2023-2025

Chương trình Khuyến nông tỉnh Hà Tĩnh, giai đoạn 2023 - 2025

NGHỊ QUYẾT HỘI NGHỊ LẦN THỨ NĂM BAN CHẤP HÀNH TRUNG ƯƠNG ĐẢNG KHOÁ XIII về nông nghiệp, nông dân, nông thôn đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045

Phòng trừ sâu bệnh hại lúa từ nay đến cuối vụ xuân năm 2022

Quy định chính sách khuyến khích phát triển nông nghiệp, nông thôn gắn với tỉnh đạt chuẩn nông thôn mới trên địa bàn Hà Tĩnh.

NGHỊ QUYẾT CỦA BAN CHẤP HÀNH ĐẢNG BỘ TỈNH Về tập trung lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Đề án “Thí điểm xây dựng tỉnh Hà Tĩnh đạt chuẩn nông thôn mới, giai đoạn 2021 - 2025”

KẾ HOẠCH: Khuyến nông năm 2021

 
THƯ VIỆN ẢNH
THỐNG KÊ TRUY CẬP
Đang truy cập 5
Máy chủ tìm kiếm 10
Khách viếng thăm 7
Hôm nay: 289
Tất cả: 1,190,253
  FANPAGE FACEBOOK  
 
  Trang chủ I  Giới thiệu   I  Tin tức   I  Hoạt động khuyến nông   I  Hoạt động ngành NN   I  Cẩm nang kỹ thuật   I  Gương điển hình   I  Chuyên đề NN-NT   I  Dự Án    

Trung tâm Khuyến nông Hà Tĩnh
Địa chỉ: Số 150 đường Trần Phú, TP Hà Tĩnh, tỉnh Hà Tĩnh
Điện thoại: 0393 856739/ Fax: 0393 856737 - Hotline: 0914.886.618
Email: [email protected] - Website: http://khuyennonghatinh.com