>> GƯƠNG ĐIỂN HÌNH |

Hiệu quả mô hình điều tra, khảo sát ảnh hưởng mật độ đến sinh trưởng rừng trồng Keo tai tượng
Tin đăng ngày: 24/4/2017 - Xem: 7546

 Với mục tiêu đánh giá được một số chỉ tiêu sinh trưởng của loài keo tai tượng trên địa bàn 2 huyện Hương Sơn và Hương Khê làm cơ sở đề xuất các biện pháp tác động nhằm nâng cao năng suất và chất lượng gỗ theo mục tiêu kinh doanh gỗ nhỏ, từ tháng 9/2016 đến tháng 3/2017, Trung tâm Khuyến nông đã triển khai mô hình “Điều tra, khảo sát ảnh hưởng mật độ đến sinh trưởng rừng trồng keo tai tượng tại 2 huyện Hương Khê và Hương Sơn”.

Keo tai tượng là loài cây lá rộng, mọc nhanh, mọc được trên nhiều loại đất, có biên độ sinh thái rộng, phù hợp cho trồng rừng trên quy mô lớn. Ngoài việc cung cấp nguyên liệu cho công nghệp sản xuất giấy, ván nhân tạo gỗ của loài cây này còn được sử dụng cho các mục đích khác như xây dựng, trang trí nội thất, gỗ củi,… Đây cũng là loài cây có nốt sần có khả năng tổng hợp nitơ trong không khí rất cao, thích ứng với nhiều điều kiện đất đai, khí hậu nên Keo tai tượng là một trong những loài cây đáp ứng được mục tiêu của trồng rừng sản xuất trong giai đoạn trước mắt cũng như lâu dài. Tuy nhiên những nghiên cứu về sinh trưởng và phát triển thì còn hạn chế, người dân trồng Keo chủ yêu dựa vào kinh nghiệm, tập quán, họ chưa biết nên trồng ở mật độ nào, khai thác tuổi nào thì cho năng suất cao nhất. Vì vậy tiến hành điều tra, khảo sát ảnh hưởng mật độ đến sinh trưởng rừng trồng Keo tai tượng là hết sức cần thiết nhằm khuyến cáo được cho người dân mật độ nào tương đương độ tuổi nào thì khai thức có hiệu quả nhất.

Upload

 

Điều tra, khảo sát ảnh hưởng mật độ
đến sinh trưởng rừng trồng Keo tai tượng tại Hương Sơn

Mô hình đã tập trung đánh giá các chỉ tiêu sinh trưởng như đường kính ngang ngực, chiều cao vút ngọn và chất lượng rừng trồng Keo tai tượng tuổi 4, tuổi 5 và tuôi 6. Điều tra một số yếu tố ảnh hưởng đến quá trình sinh trưởng như đất đai, địa hình, mật độ, con người; xác định mật độ tối ưu cho từng độ tuổi từ đó đề xuất một số biện pháp kỹ thuật nhằm nuôi dưỡng rừng trồng Keo tai tượng phù hợp với Hà Tĩnh để khuyến cáo cho người dân. Mô hình được triển khai tại các xã Lộc Yêu, Hương Thủy, Hà Linh huyện Hương Khê, Sơn Tây, Sơn Diệm, Sơn Trường huyện hương Sơn.

Với phương pháp điều tra trên các ô tiêu chuẩn để thu thập những số liệu về sinh trưởng, ở mỗi độ tuổi lập các ô tiêu chuẩn ở các mật độ khác nhau để so sánh, mỗi ô có diện tích 500m2,  sau đó tiến  hành đo đếm các chỉ tiêu sinh trưởng của tất cả các cây trong ô. Ngoài ra còn sử dụng thêm phương pháp phỏng vấn, lập phiếu câu hỏi để điều tra từ phía người dân trực tiếp trồng rừng về khả năng, trình độ kỹ thuật, phương pháp lựa chọn đất đai, các biện pháp lâm sinh đã áp dụng, những thuận lợi và khó khăn khi tiến hành trồng, nuôi dưỡng và bảo vệ rừng, những đề xuất giải pháp của họ. Sau 6 tháng triển khai thực hiện mô hình đã đạt được những kết quả cao, theo kết quả điều tra, khảo sát thực tế tại các xã cho thấy các chỉ tiêu về sinh trưởng như chiều cao vút ngọn, đường kính tán, đường kính ngang ngực ở các mật độ trồng và tuổi khác nhau là khác nhau. Tại tuổi 4, bên cạnh các yếu tố không thuận lợi về điều kiện đất đai, thì việc tiến hành tỉa thưa thiếu khoa học cũng là một nguyên nhân khiến các cá thể trong lâm phần phải cạnh tranh nhau về không gian dinh dưỡng nên sự phân hóa các chỉ tiêu sinh trưởng là khá rõ ràng. Đến các tuổi tiếp theo lúc này do sắp đến chu kỳ khai thức nên sức sinh trưởng giữa các cây trong lầm phần là tương đối đồng đều nhau. Về giá trị trung bình chung cho toàn lâm phần khi so sánh cho thấy mức sinh trưởng của Keo tai tượng tại khu vực điều tra là chưa cao, số lượng cây sinh trưởng kém vẫn còn nhiều.

Qua quá trình điều tra, khảo sát, phân tích các số liệu đã xác định được mật độ tối ưu mà tại đó lầm phần cho trữ lượng hay tăng trưởng lâm phần trên đơn vị diện tích cao nhất. Trên cơ sở xác định mật độ tối ưu cho từng độ tuổi và tính hiệu quả kinh tế của từng mật độ trồng khác nhau dựa trên các yếu tố về đất đai, khí hậu và các biện pháp tác động của con người cho thấy ở tuổi 4 với mật độ tối ưu 1960 cây/ha cho lợi nhuận là 36 triệu đồng/ha, ở tuổi 5 với mật độ tối ưu 1373 cây/ha cho lợi nhuận cao nhất là 43 triệu đồng/ha và ở tuổi 6 mật độ tối ưu nhất là 1152 cây/ha cho lợi nhuận 71 triệu đồng/ha. Đây là mật độ tối ưu cho mổi tuổi khai thác đã được khuyến cáo là hoàn toàn phù hợp với điều kiện đất đai và khả năng canh tác của nông dân tại 2 huyện Hương Khê và Hương Sơn.

Phát biểu tại buổi nghiệm thu mô hình, ông Nguyễn Đức Sâm ở xã Sơn Tây cho biết: Qua cách làm rất cụ thể, chịu khó với các số liệu thực tế tại địa bàn đã đưa ra được mật độ nào khai thác ở tuổi nào có hiệu quả nhất đã giúp cho các chủ rừng có cơ sở khoa học trong việc trồng và khai thác rừng nhằm giảm công chăm sóc và đem lại hiệu quả kinh tế cao nhất.

Từ kết quả bước đầu của mô hình Điều tra khảo sát ảnh hưởng mật độ đến sinh trưởng rừng trồng keo tai tượng tại 2 huyện Hương Khê và Hương Sơn, đã giúp các chủ rừng có cơ sở tác động các biện pháp kỹ thuật để rút ngắn chu kỳ kinh doanh mà vẫn mang lại hiệu quả kinh tế cao. Góp phần tăng thu nhập cho người dân miền núi, đồng thời bảo vệ đất, bền vững môi trường sinh thái và ứng phó với biến đổi khí hậu./.

Hồng Thuận

Nguồn:
Từ khóa:

khác:

27/7/2020 - Nông dân&doanh nghiệp: Hai nhà liên kết sản xuất nông nghiệp hữu cơ ở Hà Tĩnh
6/7/2020 - Thành công mô hình “Sử dụng chế phẩm sinh học trong nuôi tôm thẻ chân trắng”
16/6/2020 - Rộn ràng mùa thu hoạch sen ở Thanh Châu
29/5/2020 - Nâng cao thu nhập vườn hộ nhờ trồng cây bưởi Diễn
20/12/2019 - Hiệu quả mô hình trồng thâm canh cam đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm
20/12/2019 - Tưới nhỏ giọt cho cam thâm canh: Giảm chi phí, nâng cao hiệu quả
20/12/2019 - Trồng thâm canh cam đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm: Hướng đi bền vững
20/12/2019 - Hiệu quả từ mô hình thâm canh cam đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm
7/10/2019 - Nuôi cá rô phi, mô hình hay cho xã khó
6/5/2019 - ADI 168 - Giống lúa triển vọng trên đất Hà Tĩnh
25/1/2019 - Nuôi thủy sản trên sông Vịnh, thu lãi 150 triệu đồng/1 ha mặt nước
14/11/2018 - Đặc sản cam giòn trên vùng quê Thượng Lộc
6/11/2018 - Làm giàu trên vùng đất cát
29/10/2018 - Nuôi tôm càng xanh trong ao đất tại Hà Tĩnh
17/10/2018 - Bén duyên nghề nuôi ếch
 
  VIDEO CLIPS  
Video
PS Nông nghiệp tuần hoàn chi phí thấp, lợi nhuận cao
PS Đẩy mạnh sản xuất hữu cơ trên cây ăn quả có múi
Nông nghiệp tuần hoàn xu thế tất yếu
Tình hình phát triển cây ăn quả có múi tại Hà Tĩnh
Phòng trừ sâu bệnh trước khi lúa trổ bông
Chung tay chống đánh bắt hải sản bất hợp pháp
Cải tạo ao đầm trước vụ tôm xuân hè
Thu gom bao bì thuốc bảo vệ thực vật nỗ lực từ các địa phương
Phòng trừ sâu bệnh cho lạc xuân
Nâng cao chất lượng tiêm phòng cho đàn vật nuôi
 
  VĂN BẢN MỚI  
Về việc đẩy mạnh công tác Khuyến nông

Thông báo Danh sách thí sinh trúng tuyển vào làm việc tại Trung tâm Khuyến nông tại kỳ tuyển dụng năm 2022

Thông báo chương trình thực tập sinh tại Hàn Quốc

Chương trình khuyến nông tỉnh Hà Tĩnh giai đoạn 2023-2025

Chương trình Khuyến nông tỉnh Hà Tĩnh, giai đoạn 2023 - 2025

NGHỊ QUYẾT HỘI NGHỊ LẦN THỨ NĂM BAN CHẤP HÀNH TRUNG ƯƠNG ĐẢNG KHOÁ XIII về nông nghiệp, nông dân, nông thôn đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045

Phòng trừ sâu bệnh hại lúa từ nay đến cuối vụ xuân năm 2022

Quy định chính sách khuyến khích phát triển nông nghiệp, nông thôn gắn với tỉnh đạt chuẩn nông thôn mới trên địa bàn Hà Tĩnh.

NGHỊ QUYẾT CỦA BAN CHẤP HÀNH ĐẢNG BỘ TỈNH Về tập trung lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Đề án “Thí điểm xây dựng tỉnh Hà Tĩnh đạt chuẩn nông thôn mới, giai đoạn 2021 - 2025”

KẾ HOẠCH: Khuyến nông năm 2021

 
THƯ VIỆN ẢNH
THỐNG KÊ TRUY CẬP
Đang truy cập 5
Máy chủ tìm kiếm 10
Khách viếng thăm 7
Hôm nay: 1,079
Tất cả: 995,954
  FANPAGE FACEBOOK  
 
  Trang chủ I  Giới thiệu   I  Tin tức   I  Hoạt động khuyến nông   I  Hoạt động ngành NN   I  Cẩm nang kỹ thuật   I  Gương điển hình   I  Chuyên đề NN-NT   I  Dự Án    

Trung tâm Khuyến nông Hà Tĩnh
Địa chỉ: Số 150 đường Trần Phú, TP Hà Tĩnh, tỉnh Hà Tĩnh
Điện thoại: 0393 856739/ Fax: 0393 856737 - Hotline: 0912.128.464
Email: [email protected] - Website: http://khuyennonghatinh.com