Trước thềm sản xuất vụ 2025, các địa phương ở huyện Đức Thọ đang đồng loạt ra quân chuyển đổi tích tu ruộng đất với khí thế thi đua sôi nổi để hình thành vùng sản xuất quy mô lớn. Cuộc các mạng tích tụ ruộng đất đang thổi làn gió mới cho sản xuất nông nghiệp ở địa phương được xem là vựa lúa lớn nhất Hà Tĩnh.
Tại thôn Đồng Vĩnh xã Tân Dân đến thời điểm này 100 ha ruộng sau chuyển đổi đã được giao cho bà con nông dân. Trong những ngày này thôn Đồng Vĩnh cũng đang triển khai chiến dịch làm giao thông thủy lợi nội đồng hình hài những thữa ruộng mới với diện tích trung bình 5.000m2 trở lên đã được hình thành. Gia đình ông Trần Trọng Dần thôn Đồng Vĩnh có 14 sào diện tích trồng lúa, sau khi chuyển đổi ông phấn khởi cho biết. “ Thực hiện chủ trương chuyển đổi bà con chúng tôi rất đồng tình. Sau khi bốc thăm nhận ruộng thay vì trước đây 14 sào lúa sản xuất tại 3 vùng thì vụ xuân này chuyển về một vùng ruộng to bằng phẳng, thuận canh thuận cư để đưa máy móc vào sản xuất, đường sá vận chuyển thuận lợi chúng tôi rất phấn khởi bắt thăm một buổi là xong.”
Không chỉ gia đình ông Dần mà trên 200 hộ thôn Đồng Vĩnh sau khi bốc thăm nhận ruộng đều hết sức phấn khởi thể hiện sự đồng tình với chủ trương chuyển đổi ruộng đất lần này. Thôn Đồng Vĩnh có 100 ha trước chuyển đổi được sản xuất tại 700 thữa, sau chuyển đổi giảm còn lại sản xuất 235 thữa. Tỷ lệ hộ sản xuất 1 thữa đạt trên 90%.
Bà Lê Thị Đào bí thư chi bộ thôn cho biết. “Sau khi hoàn chỉnh công tác chuyển đổi ruộng đất, chúng tôi tổ chức họp công khai để bốc thăm thì nhân đân thống nhất cao, sau đó chúng tôi mới tổ chức buổi bốc thăm như một ngày hội. Người dân bốc thăm theo thứ tự và nhận ruộng. Đến thời điểm này chúng tôi đã giao ruộng cho các hộ đạt 100% để người dân chủ động làm đất vụ xuân 2025.”
Diện tích sản xuất ở xã Tân Dân huyện Đức Thọ đã được tích tụ, cải tạo được bàn giao cho các hộ
Thực hiện đề án tích tụ ruộng đất xã Tân Dân có gàn 200 ha sản xuất lúa cần chuyển đổi. Mặc dù gặp nhiều khó khăn do địa hình bán sơn địa, nhưng với quyết tâm chính trị cao và phương pháp làm phù hợp với tình hình thực tiển, hiện nay xã Tân Dân đã có 6/11 thôn đã tổ chức xong cho bà con bốc thăm và giao xong ruộng tại thực địa. Cùng với phát huy vai trò tiên phong của Đảng viên trong chuyển đổi tích tụ ruộng đất, các thôn xóm đã tranh thủ mọi nguồn lực để cải những diện tích ruộng bị hoang hóa thành ruộng tốt, nâng cấp cơ sở hạ tầng để tạo điều kiện cho bà con sản xuất. Chủ tịch Hội nông dân xã Tân Dân, Trần Văn Kính cho biết. “ Hội nông dân xã đang tập trung chỉ đạo 11 thôn vận động hội viên thực hiện hoàn thiện hồ sơ cũng như triển khai làm đường giao thông nội đồng, xử lý các đoạn mương, quy hoạch các tuyến mương mới để hoàn thiện xây dựng xong trước mùa vụ sản xuất vụ xuân 2025 của UBND xã đã đề ra.”
Còn tại xã Đức Lạng thời gian này các thôn xóm trên địa bàn toàn xã cũng đang huy động máy móc nhân lực đồng loạt ra quân nạo vét các tuyến kênh mương tưới tiêu, nâng cấp mở rộng hệ thống giao thông nội đồng. Để đảm bảo cho công tác tác chuyển đổi tích tụ ruộng đất tại thực địa diễn ra thuận lợi việc tuyên truyền luôn được đặt lên hàng đầu. Ông Tiến Dương thôn Hà Cát xã Đức Lạng cho biết. “ Tôi cảm thấy đường lối, cách làm chuyển đổi tích tụ ruộng đất lần này rất phù hợp với cách đồng của chúng tôi. Vì cách đồng của chúng tôi rất manh mún, nhỏ lẻ và ruộng bậc thang lấy nước rất khó khăn, giờ đây ruộng được cải tạo bằng phẳng nhìn đã thấy thích, còn sản xuất sẻ rất thuận lợi.”
Đặc thù của ruộng ở Đức Lạng là bậc thang nhiều, trong đó có một số diện tích bỏ hoang lâu không sản xuất cỏ dại mọc nhiều. Thời gian qua, Ban chỉ đạo tích tụ ruộng đất xã đã chỉ đạo các thôn xóm, HTX nông nghiệp rà soát, kiểm đếm diện tích đất, số lượng ô thửa, các tuyến đường giao thông, hệ thống kênh mương tưới nội đồng, đồng thời xây dựng phương án cụ thể để thực hiện tích tụ, chuyển đổi đất nông nghiệp trên địa bàn xã. Ông Nguyễn Đình Chiểu, Chủ tịch UBND xã Đức Lạng cho hay: “Để thực hiện tốt công tác chuyển đổi ruộng đất, xã Đức Lạng đã giao trách nhiệm cho từng thôn, xóm, Qua đó, phát huy vai trò của người dân trong việc cùng biết, cùng bàn, cùng tham gia thực hiện, tạo nên sự đồng thuận, sức lan tỏa của phong trào. Đến nay, công tác triển khai đã và đang được cấp ủy, chính quyền xã từng bước thực hiện, phấn đấu hoàn thành chuyển đổi 50 ha theo đúng kế hoạch đề ra”.
Các Thôn xã Đức Lạng đồng loạt ra quân tích tụ ruộng đất
Thực hiện Đề án số 2828/ĐA-UBND ngày 11/10/2023 của UBND huyện Đức Thọ về tập trung, tích tụ ruộng đất giai đoạn 2023-2025, định hướng đến năm 2030. Năm 2023 huyện Đức Thọ đã triển khai tích trụ ruộng đất ở 3 xã và đã giao được hơn 630 ha cho Nhân dân (trong đó: Bùi La Nhân 360 ha, Trường Sơn hơn 215 ha và Tùng Ảnh 55 ha. Chủ tịch UBND huyện Đức Thọ, ông Trần Hoài Đức thông tin: “Đức Thọ là huyện thuần nông với hơn 11.000ha đất nông nghiệp. Nhiệm vụ tích tụ ruộng đất đang được huyện đặt lên hàng đầu. Từ những kết quả đạt được bước đầu tại 3 xã làm trước về tập trung, tích tụ ruộng đất trong năm 2023 sẽ giúp chúng tôi rút ra nhiều bài học quý báu cho công tác triển khai thực hiện ở 13 xã, thị trấn còn lại, phấn đấu mỗi xã chuyển đổi từ 50 – 200 ha trong năm 2024”
Thời gian tới, để việc tập trung tích tụ ruộng đất đạt kết quả cao, cấp ủy, chính quyền huyện Đức Thọ cần tiếp tục quán triệt thực hiện Nghị quyết số 06-NQ/TU của Tỉnh ủy và Nghị quyết số 09-NQ/HU của Huyện ủy về tập trung, tích tụ ruộng đất; đẩy mạnh công tác tuyên truyền cho đội ngũ cán bộ, đảng viên và Nhân dân về mục đích, ý nghĩa, tầm quan trọng của tập trung, tích tụ ruộng đất; quan tâm công tác quy hoạch, kế hoạch sử dung đất; hoàn thiện phương án chuyển đổi; khuyến khích, thu hút doanh nghiệp đầu tư vào sản xuất nông nghiệp, ứng dụng nhanh các tiến bộ khoa học công nghệ vào sản xuất gắn với tiêu thụ sản phẩm... nhằm khai thác tiềm năng, lợi thế, quỹ đất sản xuất nông nghiệp, phát triển ngành nông nghiệp theo hướng quy mô lớn, bền vững. Quá trình thực hiện cần đẩy mạnh công tác kiểm tra, giám sát, kịp thời chấn chỉnh và xử lý các khó khăn, vướng mắc. ông Trần Hoài Đức Chủ tịch UBND huyện Đức Thọ trao đổi thêm./.
Xuân Hồng |