>> TIN TỨC | TIN TỨC TRONG TỈNH

Đánh giá kinh tế nông nghiệp Hà Tĩnh - Nhìn từ lý thuyết lợi thế so sánh
Tin đăng ngày: 12/10/2016 - Xem: 12180

Ngô Quang Trung
Học viện Chính trị khu vực I

Thực hiện chủ trương đổi mới mô hình tăng trưởng, tái cơ cấu ngành nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới, thời gian qua tỉnh Hà Tĩnh đã xuất hiện một số mô hình sản xuất tương đối có hiệu quả. Tuy nhiên, trong quá trình hoạt động các mô hình sản xuất này chưa được nhân rộng và còn bộc lộ những hạn chế nhất định. Bài viết này phân tích, làm rõ thực trạng kinh tế nông nghiệp của Hà Tĩnh, từ lý thuyết lợi thế so sánh. Từ đó đề xuất những khuyến nghị mang tính giải pháp cho phát triển mô hình sản xuất tiêu biểu trong nông nghiệp của tỉnh này.

1. Tóm lược lý luận về lợi thế so sánh

Theo các nhà kinh tế học cổ điển Anh, “con người có những khả năng và các nguồn lực khác nhau và có thể muốn tiêu dùng hàng hoá theo những tỷ lệ khác nhau. Những sở thích khác nhau và những lợi thế về vật chất và tài chính khác nhau mở ra những khả năng sinh lời. Con người thường thấy có lợi khi đem sản xuất những thứ mà họ thấy có điều kiện hơn so với thị hiếu và nhu cầu của họ để đổi lấy những thứ mà họ cần”. Trên thực tế, mỗi cá nhân hay gia đình đều không thể tự đáp ứng tất cả các nhu cầu tiêu dùng của cuộc sống thậm chí đạm bạc nhất, họ thường thấy có lợi khi tham gia những hoạt động phù hợp với họ nhất hoặc có một lợi thế so sánh nào đó về khả năng tự nhiên hay những lợi thế về nguồn lực của mình. Khi đó, họ có thể sản xuất hoặc trao đổi bất cứ lượng dư thừa nào về hàng hoá tự sản xuất để lấy những sản phẩm mà những người khác có thể làm ra tương đối dễ dàng hơn. Do đó, trong một chừng mực nào đó, hiện tượng chuyên môn hoá sản xuất dựa trên lợi thế so sánh đã nảy trong bất cứ thời đại nào.

Khi bàn về lợi thế so sánh, Herscher và Ohlin (1919) cho rằng, nguồn gốc của lợi thế so sánh không chỉ nằm ở yếu tố chi phí lao động mà ở nhiều yếu tố đầu vào khác nhau cho quá trình sản xuất, gồm: lao động, vốn, đất đai, công nghệ, tài nguyên thiên nhiên. Để sản xuất ra 1 sản phẩm đòi hỏi phải có sự kết hợp hài hoà tỷ lệ nhất định các yếu tố sản xuất đầu vào. Theo họ, lợi thế so sánh chính là sự dồi dào các yếu tố sản xuất. Một quốc gia dồi dào yếu tố sản xuất nào, thì sẽ thuận lợi sản xuất sản phẩm sử dụng nhiều yếu tố sản xuất đó. Ví dụ: Việt Nam dồi dào yếu tố lao động giản đơn, về đất đai, về điều kiện tự nhiên,… sẽ có lợi thế sản xuất các sản phẩm sử dụng nhiều lao động giản đơn, như: hàng may mặc hay giày dép, sản xuất các nông, lâm, thủy sản đặc sản,… Nhật Bản dồi dào yếu tố vốn và công nghệ sẽ có lợi thế sản xuất các sản phẩm sử dụng nhiều vốn và công nghệ, như: ô tô, hàng điện tử, thiết bị tự động,...

2. Tiềm năng,  lợi thế về sản xuất nông nghiệp của Hà Tĩnh

Hà Tĩnh là tỉnh thuộc vùng Bắc Trung bộ với diện tích đất tự nhiên 599.718 ha, trong đó đất nông nghiệp 476.158 ha, chiếm 79,4%, có 137 km bờ biển và 24.781 ha diện tích đất, mặt nước; dân số đến nay là khoảng 1.227.554 người, trong đó dân số nông thôn chiếm trên 80%. Tốc độ tăng trưởng kinh tế đều qua các năm, với mức: 11,68% (năm 2011); 13,44% (năm 2012); 19,2% (năm 2013); và 25,89% (năm 2014). GDP bình quân đầu người năm 2013 đạt 24 triệu đồng, đến hết năm 2014 GDP bình quân đầu người đã đạt trên 34 triệu đồng.

Với mô hình sản xuất lớn nông nghiệp trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa, phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế sâu rộng, là việc xác định sản xuất hàng hóa mà điều kiện địa phương “có lợi thế” về quy mô (đất đai, lao động vốn, cơ sở hạ tầng, vật chất kỹ thuật, khoa học và công nghệ...) và các yếu tố về chất (tổ chức quản lý, tổ chức sản xuất, phân phối sản phẩm, văn hóa xã hội...), mà không phải địa phương nào cũng có. Trong đó hàm chứa các khâu cần đột phá trong quá trình tái cơ cấu, xây dựng nông thôn mới, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, đổi mới mô hình tăng trưởng như Nghị quyết, “chiến lược phát triển kinh tế nông nghiệp, nông dân, nông thôn” của Đảng và Nhà nước đã chỉ ra.

Quá trình thực hiện Nghị quyết, chủ trương chính sách về nông nghiệp, nông dân, nông thôn, tái cơ cấu về xây dựng nông thôn mới ở Hà Tĩnh được thực hiện từ năm 2011, với việc xác định các sản phẩm nông nghiệp hàng hóa chủ lực, “có lợi thế”, gắn với chuyển đổi mô hình tăng trưởng mới, theo hướng “Doanh nghiệp hóa sản phẩm, liên kết hóa sản xuất và xã hội hóa đầu tư”, theo chuỗi liên kết “Vừa tập trung, vừa phân tán”, ứng dụng khoa học kỹ thuật, công nghệ mới vào sản xuất thông qua doanh nghiệp... tạo sản phẩm có quy mô lớn, có giá trị gia tăng cao.

Tận dụng được một số lợi thế, trên địa bàn tỉnh đã xuất hiện nhiều mô hình sản xuất quy mô lớn ở khắp các địa phương, tăng cường tính liên kết và ứng dụng công nghệ cao, bước đầu được thực tế kiểm chứng có hiệu quả. Theo số liệu thống kê, hiện trên toàn tỉnh đã có hơn 7000 đơn vị với mô hình sản xuất kinh doanh nông lâm nghiệp, thủy sản mới, đạt tốc độ tăng trưởng bình quân 5,46% năm, giá trị xuất khẩu trên đơn vị diện tích đạt 70 triệu đồng/ha (tăng 1,6 lần so với năm 2010). Nông nghiệp ngày càng thể hiện vai trò “trụ đỡ” cho sự phát triển bền vững kinh tế - xã hội của Hà Tĩnh. Kết quả giai đoạn 2011 – 2015 Hà Tĩnh xây dựng mới được 7.311 mô hình sản xuất áp dụng khoa học kỹ thuật hiện đại trong sản xuất nông nghiệp, tốc độ tăng mô hình sản xuất đạt trên 47,31%, bình quân tăng 644 mô hình/năm, trong đó:

- Phân loại mô hình sản xuất theo năm thành lập:

 
Bảng 1. Tốc độ tăng mô hình sản xuất nông nghiệp Hà Tĩnh

Năm

Mô hình sản xuất

Tốc độ tăng (%)

2011

879

 

2012

1.099

25%

2013

1.984

80,5%

2014

2.810

41,6%

2015

539

 

Theo số liệu thống kê của Hà Tĩnh tính đến (ngày 10/05/2015)

 
- Phân theo quy mô sản xuất: có 726 mô hình sản xuất có quy mô lớn, đạt doanh thu trên 1 tỷ đồng/năm, chiếm 10%; 661 mô hình sản xuất vừa doanh thu trên 500 triệu đến 1 tỷ đồng/năm chiếm 9%; 5.924 mô hình sản xuất nhỏ chiếm 81% doanh thu 100 đến 500 triệu đồng/năm.

- Phân theo lĩnh vực sản xuất: Trồng trọt có 1.776 mô hình chiếm 24,29%, chăn nuôi 3.878 mô hình chiếm 53,04%, nuôi trồng thủy sản 605 mô hình chiếm 8,28%, khai thác thủy sản 101 mô hình chiếm 1,38%, lâm nghiệp 30 mô hình chiếm 0,4%, nông lâm kết hợp 464 mô hình chiếm 6,35 %, tiểu thủ công nghiệp và thương mại dịch vụ 457 mô hình chiếm 6,25%.

- Phân theo mức độ ứng dụng khoa học và công nghệ vào sản xuất

Đồng nhất về giống có 650 mô hình sản xuất chiếm 11,5%, đồng nhất về công nghệ sản xuất có 563 mô hình chiếm 9,9%.

- Phân theo địa phương:

Tỷ lệ số mô hình bình quân trên một trên/100 hộ dân ở các huyện, thành phố, thị xã theo thứ tự từ cao xuống thấp; các địa phương đạt loại khá như Vũ Quang, Hương Khê, Hương Sơn; các địa phương đạt kết quả thấp như: Đức Thọ, Nghi Xuân, Lộc Hà, Can Lộc và Cẩm Xuyên.

Bảng 2. Phân theo địa phương

TT

Địa phương (huyện, thành phố, thị xã)

Mô hình sản xuất

1

Vũ Quang

11,83

2

Hương Khê

4,55

3

Hương Sơn

3,98

4

Đức Thọ

1,1

5

Nghi Xuân

1,29

6

Lộc Hà

1,31

7

Can Lộc

1,58

8

Cẩm Xuyên

1,41

Theo số liệu thống kê của Hà Tĩnh tính đến (ngày 10/05/2015)

- Phân theo sản phẩm nông nghiệp hàng hóa chủ lực:

Có 7/14 hàng hóa chủ lực mà địa phương có “lợi thế so sánh” đã tăng nhanh về quy mô, chất lượng, sức cạnh tranh tốt, tạo ra giá trị gia tăng cao, hướng đến một nền nông nghiệp bền vững như: lợn, tôm, bò, hươu, rau củ quả, cam, bưởi Phúc Trạch.

Bảng 3. Sản phẩm hàng hóa chủ lực của Hà Tĩnh

STT

Sản phẩm chủ lực

Mô hình

Sản xuất

Quy mô

(con)

(ha)

1

Lợn thịt chất lượng cao

2.167

 

 

2

Bò thịt chất lượng cao

781

270.000

 

3

Chăn nuôi hươu

160

35.500

 

4

Nuôi tôm trên cát

218

 

2.064

5

Sản xuất rau sạch

77

 

90

6

Cam chất lượng cao

1.276

 

3.294

7

Bưởi Phúc Trạch

254

 

1.100

Theo số liệu thống kê của Hà Tĩnh tính đến (ngày 10/05/2015)

Có 4.933 mô hình sản xuất chiếm 87,08% tổng số mô hình các sản phẩm chủ lực; 785 mô hình sản xuất liên kết với doanh nghiệp chiếm 94,35% số mô hình liên kết; 537 mô hình sản xuất đồng nhất về giống chiếm 83,62%; 472 mô hình sản xuất đồng nhất về công nghệ sản xuất chiếm 83,8%.

Chăn nuôi lợn chất lượng cao; Đã thu hút được số lượng lớn doanh nghiệp vào đầu tư; (Tổng công ty Khoáng sản và TM, Công ty C.P Việt Nam) chuyển giao sản xuất giống lợn siêu nạc Thái Lan, ứng dụng quy trình nuôi công nghiệp; thực hiện tái cơ cấu đàn lợn giống theo hướng tạo dòng sản phẩm đồng nhất, có năng suất, chất lượng; phát triển nhanh gia trại, trang trại quy mô lớn liên kết với doanh nghiệp đến nay có 134 cơ sở quy mô từ 300 đến 6000 con/lứa; tổ chức lại chăn nuôi nông hộ theo hướng an toàn, bền vững, đã hình thành 19 hợp tác xã, 152 tổ hợp tác chăn nuôi quy mô vừa và nhỏ liên kết với doanh nghiệp có hơn 1800 hộ tham gia. Tiêu biểu như Trang trại lợn nái ngoại xã Ân Phú, Trang trại Tịnh Toàn xã Cẩm Thăng, THT chăn nôi lợn thịt xã Thạch Long...

Chăn nuôi bò; chuyển từ nuôi kiêm dụng sang nuôi thâm canh, đẩy mạnh chương trình Zê bu hóa dàn bò, đã hình thành với 781 mô hình chăn nuôi bò thịt, trong đó 32 mô hình đồng nhất về giống, quy trình nuôi, 41 mô hình liên kết với doanh nghiệp; bước đầu hình thành mô hình chăn nuôi bò thịt chất lượng cao liên kết theo chuỗi giá trị với Tổng công ty Khoáng sản và TM Hà Tĩnh, triển khai dự án nuôi bò giống và bò thịt với quy mô dự kiến trên 270.000 con/năm, trong đó bò thịt là 150.000 con/năm của Tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai. Một số mô hình tiêu biểu như HTX chăn nuôi bò nái sinh sản xã Ân Phú; THT chăn nuôi bò nái xã Đức Hương và mô hình chăn nuôi bò thịt vỗ béo xã Thạch Mỹ.

Chăn nuôi hươu; Hình thành 91 mô hình hộ gia đình quy mô trên 10 con/hộ, toàn tỉnh đạt 35.500 con tăng 46,5% so với năm 2010; xây dựng Trung tâm hươu giống Quốc gia tại huyện Hương Sơn; sản xuất bước đầu một số sản phẩm thực phẩm chức năng và rượu từ nhung hươu.

Nuôi tôm; phát triển nhanh về quy mô, có 218 mô hình, trong đó có 4 doanh nghiệp, 13 HTX và 19 THT. Có 180 mô hình nuôi thâm canh, công nghiệp với tổng diện tích 440 ha tăng 3 lần so với năm 2010. Với phương châm chuyển từ hộ gia đình sang doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ hợp tác; đồng nhất về giống, công nghệ cao, đạt quy mô sản lượng, chất lượng tạo ra giá trị gía tăng cao. Một số nuôi tôn trên cát tiêu biểu của công ty Sao Đại Dương, HTX Xuân Thành và một số mô hình ở xã Thạch Đỉnh...

Sản xuất rau củ quả; Với việc chuyển giao công nghệ cao từ nước ngoài về sản xuất rau củ quả trên cát hoang hóa ven biển, bãi bồi ven sông và tổ chức chuỗi liên kết sản xuất, đã hình thành 77 mô hình sản xuất với quy mô trên 90 ha trong đó có 44 tổ hợp tác, 17 hợp tác xã, 16 hộ gia đình; Tổng công ty Khoáng sản và Thương mại Hà Tĩnh là doanh nghiệp chủ lực trong việc tổ chức chuỗi giá trị khép kín từ cung ứng giống, phân bón kỹ thuật sản xuất, tiêu thụ sản phẩm.

Cam chất lượng cao: Tổ chức sản xuất giống cam từ mắt ghép tại các vườn đạt chuẩn, đã được đồng nhất về giống chất lượng cao, bảo tồn quỹ gen cam Bù đặc sản với 3.294 ha.

Bưởi Phúc Trạch: Xây dựng vùng chỉ dẫn địa lý, chuyển giao thành công kỹ thuật thâm canh, phương pháp thụ phấn bổ sung, bao quả trên diện rộng, đã phục hồi vườn bưởi; diện tích trồng mới tăng nhanh đạt 1.100 ha, tăng 412 ha so với năm 2010, hình thành mới 254 mô hình.

 
- Phân theo hình thức tổ chức sản xuất: Các hình thức tổ chức sản xuất phát triển nhanh và đa dạng hình thành mới 919 doanh nghiệp nông nghiệp tăng 3,5 lần so với năm 2010, 429 hợp tác xã và 807 tổ hợp tác. Một số tập đoàn, doanh nghiệp lớn đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn, phát triển chuỗi liên kết sản xuất - chế biến - tiêu thụ sản phẩm, từng bước thể hiện vai trò “bà đỡ” cho sản xuất nông hộ, thúc đẩy kinh tế hợp tác và hình thành các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở nông thôn. Thu nhập bình quân đầu người tăng nhanh, năm 2014 đạt 20 triệu tăng 2,3 lần so với năm 2010, tỷ lệ hộ nghèo còn 7,42% giảm 16,49%.

Thực tế trên cho thấy, các “lợi thế” của Hà Tĩnh đã thực sự trở thành các yếu tố cấu thành động lực cơ bản của ngành nông nghiệp nói chung và các mô hình sản xuất lớn nói riêng. Những kết quả ứng dụng công nghệ cao, liên kết theo chuỗi giá trị sản xuất tiêu thụ sản phẩm, sử dụng nguồn lực mà địa phương có “lợi thế”, chuyển đổi cơ cấu kinh tế, đổi mới mô hình tăng trưởng... thể hiện khả năng hấp thụ có hiệu quả các khâu, các nhân tố cần đột phá trong ngành nông nghiệp Hà Tĩnh. Các mô hình sản xuất lớn đã góp phần tăng năng suất cây trồng, vật nuôi lên một cách đáng kể, là cơ sở làm tăng thu nhập của nông dân, tăng kim ngạch xuất khẩu... Điều đó khẳng định chủ trương đúng đắn về phát triển nông nghiệp lớn mà địa phương đang có “lợi thế” hơn các địa phương khác.

Tuy nhiên, thực tế cũng đang chỉ ra rằng các mô hình sản xuất nông nghiệp hàng hóa chưa nhiều, số mô hình sản xuất có hiệu quả, đặc biệt là mô hình sản xuất nông nghiệp có quy mô lớn, ứng dụng công nghệ cao còn quá ít. Các mô hình chăn nuôi phát triển theo “phong trào” dựa vào “cơ chế” hơn là dựa vào “thị trường cạnh tranh lành mạnh”, liên kết “bốn nhà” trong chuỗi giá trị gia tăng chưa thể hiện cấu kết chặt chẽ với quy hoạch, lộ trình tái cơ cấu, xây dựng nông thôn mới.

3. Điều kiện để phát huy lợi thế trong nông nghiệp của Hà Tĩnh

Thừa nhận thực tế khi xây dựng những mô hình sản xuất nông nghiệp quy mô lớn ở Hà Tĩnh gặp không ít trở ngại, khó khăn thách thức trong cả tư tưởng, nhận thức, cơ chế chính sách và tổ chức thực hiện. Các mô hình sản xuất nông nghiệp lớn đòi hỏi các điều kiện cơ bản như: Điều kiện “lợi thế” của địa phương là gì?; cơ chế chính sách, quỹ đất, cơ sở hạ tầng, khoa học công nghệ, nguồn nhân lực chất lượng cao và nguồn vốn ra sao?, đây cũng là điểm nghẽn trong nông nghiệp mà Hà Tĩnh cần có giải pháp, tạo ra những điều kiện cần thiết để tháo gỡ.

Thứ nhất, về cơ chế chính sách. Đã chuyển đổi mô hình tăng trưởng mới trong nông nghiệp theo hướng “Doanh nghiệp hóa sản phẩm, liên kết hóa sản xuất và xã hội hóa đầu tư”, theo chuỗi liên kết “vừa tập trung, vừa phân tán”, ứng dụng tiến bộ kỹ thuật, công nghệ mới vào sản xuất thông qua doanh nghiệp làm “đầu kéo”.

Thứ hai, xác định điều kiện có “lợi thế”. Điều kiện của mô hình sản xuất nông nghiệp quy mô lớn theo hướng hiện đại, thì con người và đất đai là yếu tố quan trọng. Với địa thế đồi núi khô cằn hạn hán, vùng giáp biển  cánh đồng cát nắng cháy “da người”, hoang hóa hàng nghìn ha. Hà Tĩnh đã biến những khó khăn thành “lợi thế” của riêng mình với việc quy hoạch vùng sản xuất, áp dụng khoa học kỹ thuật công nghệ cao vào nông nghiệp, kết quả bước đầu đã thành công như: nuôi tôm trên cát ứng dụng công nghệ Mỹ, trồng rau trên cát với công nghệ tưới của Israel, hay vùng núi phát triển chăn nuôi hươu, lợn theo công nghệ Thái Lan.

Thứ ba, về vốn. Vấn đề vốn là một yêu cầu, yếu tố quan trọng, nhạy cảm và tiên quyết đối với mô hình sản xuất lớn trong nông nghiệp. Hà Tĩnh đã đưa ra nhiều chính sách, chương trình, các gói hỗ trợ ngân sách, tín dụng, đầu tư theo đối tượng, mục tiêu nông nghiệp, nông dân, đặc biệt là triển khai thí điểm hỗ trợ chăn nuôi và cho vay với lãi xuất ưu đãi với các mô hình sản xuất nông nghiệp quy mô lớn, ứng dụng khoa học kỹ thuật hiện đại. Doanh số cho vay đạt 1.895 tỷ đồng trong đó vay phát triển sản xuất các sản phẩm nông nghiệp hàng hóa chủ lực đạt 1.633 tỷ đồng, chiếm 86% với 21.251 khách hàng, số tiền lãi hỗ trợ 76,36 tỷ đồng. Chính sách hỗ trợ trực tiếp khuyến khích phát triển sản xuất, 150.775 triệu đồng, trong đó ngân sách tỉnh 128.588,7 triệu đồng chiếm 85,29%, ngân sách huyện 14.863,5 triệu đồng chiếm 9,86% và ngân sách xã là 7.323 triệu chiếm 4,86%.

Kết quả cho thấy doanh nghiệp, nông dân rất yên tâm trong sản xuất  tiêu thụ sản phẩm và mở rộng sản xuất.

Thứ tư, về khoa học công nghệ. Khoa học công nghệ, nguồn nhân lực chất lượng cao, ngành công nghiệp hỗ trợ cho nông nghiệp là điều kiện cấp thiết cho sản xuất nông nghiệp lớn theo hướng hiện đại, để tạo ra năng suất, chất lượng, hàng hóa có giá trị gia tăng cao, cạnh tranh được thị trường trong nước và quốc tế. Bước đầu Hà Tĩnh được đánh giá là một trong những địa phương đi đầu ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất nông nghiệp, tạo ra những sản phẩm chất lượng cao và trở thành thế mạnh của địa phương mình.

4. Giải pháp phát triển nông nghiệp mà địa phương có lợi thế

Để mở hướng cho mô hình sản xuất nông nghiệp lớn mà địa phương có “lợi thế” hơn so với địa phương khác, cần có những giải pháp sau:

Thứ nhất; Cần xác định rõ về sản phẩm nào là “lợi thế” của địa phương mình và có tiêu chí cụ thể cho mô hình sản xuất lớn, có quy hoạch, hoạch định chiến lược dài hạn, để dẫn dắt các mô hình phát triển theo kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.

Thứ hai; Xác định một vài mô hình sản xuất tiêu biểu mà địa phương có “lợi thế” nhất để làm “đầu tàu” cho việc “kéo” các mô hình sau phát triển. Cần xây dựng cơ chế chính sách đặc thù, giải pháp đồng bộ cho việc “phát triển” mô hình sản xuất, làm động lực của sự đột phá trong nông nghiệp.

Thứ ba; Đổi mới công tác quy hoạch, khoanh vùng, xác định từng địa phương có “lợi thế” gì về cây con mà địa phương khác không có lợi thế bằng hoặc sản xuất nhưng chi phí cao hơn. VD: Huyện Hương Sơn phát triển về đàn hươu hay các sản phẩm về hươu. Từ đó có lộ trình tái cơ cấu nông nghiệp, xây dựng mô hình sản xuất lớn theo hướng hiện đại, gắn với thị trường trong nước và thế giới.

Thứ tư; Phát triển công nghiệp hỗ trợ cho nông nghiệp và các hình thức dịch vụ cung ứng như; vật tư, phụ liệu, phụ kiện, năng lượng, giống cây con, bảo vệ thực vật... cho đầu tư đầu vào và bao tiêu sản phẩm đầu ra của nông nghiệp một cách chủ động trước những biến cố của thị trường.

Thứ năm; Coi trọng và phát huy vai trò làm chủ của nông dân - chủ thể tham gia vào mô hình sản xuất lớn, vào quá trình tái cơ cấu nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới. Cần có một lớp nông dân có tư duy kiến thức làm giàu, biết tổ chức sản xuất kinh doanh một cách hợp lý và khoa học, biết phát huy được lợi thế của địa phương mình, biết tạo ra sản phẩm có giá trị kinh tế cao, có thương hiệu mẫu mã, giá cả cạnh tranh trên thị trường.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

 
1. Báo cáo đánh giá kết quả 5 năm giai đoạn 2011 - 2015 và nhiệm vụ giải pháp đẩy mạnh thực hiện Chương trình MTQG và xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2016 - 2020 của Hà Tĩnh.
2. Đề tài KX.04.10/06-10; Vấn đề nông nghiệp, nông thôn, nông dân Việt Nam trong quá trình phát triển đất nước theo hướng hiện đại.
3. Tạp chí nghiên cứu số 6- 2015; Đẩy mạnh phát triển mô hình sản xuất lớn nông nghiệp - động lực để tái cơ cấu nông nghiệp xây dựng nông thôn mới.
4. Giáo trình lịch sử các học thuyết kinh tế; nhà xuất bản Chính trị - Hành chính.

Nguồn:
Loading the player...
Từ khóa:

Tin tức trong tỉnh khác:

4/5/2024 - Chủ tịch UBND tỉnh kiểm tra tiến độ thu hoạch lúa vụ xuân 2024
17/4/2024 - Tăng cường các hoạt động thả cá tái tạo nguồn lợi thủy sản
28/2/2024 - Hội nghị tập huấn Chuyển đổi số và Thống kê ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
27/2/2024 - Trung tâm Chuyển đổi số và Thống kê nông nghiệp sẽ hỗ trợ ngành nông nghiệp Hà Tĩnh thực hiện đề án chuyển đổi số
2/12/2023 - Bàn giải pháp sản xuất, thâm canh cây ăn quả có múi an toàn dịch bệnh
26/11/2023 - Hà Tĩnh tổ chức lễ Cam và các sản phẩm nông nghiệp lần thứ 6 năm 2023
9/1/2023 - Hà Tĩnh tổ chức Lễ hội Cam và các sản phẩm nông nghiệp năm 2023
24/10/2022 - Chương trình Khuyến nông 03 năm (2023-2025)
30/9/2022 - Xét công nhân nghề, làng nghề truyền thống năm 2022
10/5/2022 - Sở Nông nghiệp và PTNT ký kết đỡ đầu xây dựng NTM tại xã Điền Mỹ
5/5/2022 - Hơn 900 ha lúa xuân tại Hà Tĩnh bị đổ ngã do mưa lớn
18/3/2022 - Hà Tĩnh điện khẩn phòng chống bệnh đạo ôn
12/3/2022 - Đại hội đoàn TNCS Hồ Chí Minh Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn lần thứ XI, nhiệm kỳ 2022 - 2027
23/1/2022 - “Tết sum vầy- Xuân bình an” cho đoàn viên, người lao động Ngành NN&PTNT Hà Tĩnh
25/11/2021 - Thứ trưởng Lê Quốc Doanh đánh giá cao chất lượng cam chanh Hà Tĩnh
 
  VIDEO CLIPS  
Video
PS Nông nghiệp tuần hoàn chi phí thấp, lợi nhuận cao
PS Đẩy mạnh sản xuất hữu cơ trên cây ăn quả có múi
Nông nghiệp tuần hoàn xu thế tất yếu
Tình hình phát triển cây ăn quả có múi tại Hà Tĩnh
Phòng trừ sâu bệnh trước khi lúa trổ bông
Chung tay chống đánh bắt hải sản bất hợp pháp
Cải tạo ao đầm trước vụ tôm xuân hè
Thu gom bao bì thuốc bảo vệ thực vật nỗ lực từ các địa phương
Phòng trừ sâu bệnh cho lạc xuân
Nâng cao chất lượng tiêm phòng cho đàn vật nuôi
 
  VĂN BẢN MỚI  
Về việc đẩy mạnh công tác Khuyến nông

Thông báo Danh sách thí sinh trúng tuyển vào làm việc tại Trung tâm Khuyến nông tại kỳ tuyển dụng năm 2022

Thông báo chương trình thực tập sinh tại Hàn Quốc

Chương trình khuyến nông tỉnh Hà Tĩnh giai đoạn 2023-2025

Chương trình Khuyến nông tỉnh Hà Tĩnh, giai đoạn 2023 - 2025

NGHỊ QUYẾT HỘI NGHỊ LẦN THỨ NĂM BAN CHẤP HÀNH TRUNG ƯƠNG ĐẢNG KHOÁ XIII về nông nghiệp, nông dân, nông thôn đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045

Phòng trừ sâu bệnh hại lúa từ nay đến cuối vụ xuân năm 2022

Quy định chính sách khuyến khích phát triển nông nghiệp, nông thôn gắn với tỉnh đạt chuẩn nông thôn mới trên địa bàn Hà Tĩnh.

NGHỊ QUYẾT CỦA BAN CHẤP HÀNH ĐẢNG BỘ TỈNH Về tập trung lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Đề án “Thí điểm xây dựng tỉnh Hà Tĩnh đạt chuẩn nông thôn mới, giai đoạn 2021 - 2025”

KẾ HOẠCH: Khuyến nông năm 2021

 
THƯ VIỆN ẢNH
THỐNG KÊ TRUY CẬP
Đang truy cập 5
Máy chủ tìm kiếm 10
Khách viếng thăm 7
Hôm nay: 1,632
Tất cả: 1,004,240
  FANPAGE FACEBOOK  
 
  Trang chủ I  Giới thiệu   I  Tin tức   I  Hoạt động khuyến nông   I  Hoạt động ngành NN   I  Cẩm nang kỹ thuật   I  Gương điển hình   I  Chuyên đề NN-NT   I  Dự Án    

Trung tâm Khuyến nông Hà Tĩnh
Địa chỉ: Số 150 đường Trần Phú, TP Hà Tĩnh, tỉnh Hà Tĩnh
Điện thoại: 0393 856739/ Fax: 0393 856737 - Hotline: 0912.128.464
Email: [email protected] - Website: http://khuyennonghatinh.com