>> CẨM NANG KỸ THUẬT | TRỒNG TRỌT

Tổ dịch vụ Bảo vệ thực vật trên cây chè: Mở ra hướng sản xuất nông nghiệp bền vững
Tin đăng ngày: 2/8/2017 - Xem: 4945

Trong sản xuất nông nghiệp việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật để bảo vệ cây trồng là điều cần thiết, không thể tránh khỏi. Tuy nhiên, sử dụng thuốc bảo vệ thực vật không đúng cách sẽ gây lãng phí, mất an toàn thực phẩm, ô nhiễm môi trường, mất an toàn cho cả người sản xuất và người sử dụng; việc lạm dụng thuốc bảo vệ thực vật đã và đang diễn ra trên cây chè cũng như các loại cây trồng khác.

            Kỳ Thượng là vùng chè trọng điểm của huyện Kỳ Anh, đến hết năm 2016 diện tích chè toàn xã có hơn 170ha, trong đó có hơn 40ha chè kinh doanh được chứng nhận sản xuất theo VietGAP, năng suất 62,5 tạ/ha, sản lượng chè búp tươi 250 tấn. Trước đây, người nông dân tự kiểm tra sâu bệnh, tự mua thuốc phun trong khi thực tế người nông dân không biết mua thuốc gì để phun mà các đại lý kinh doanh thuốc bảo vệ thực vật chỉ biết chạy theo lợi nhuận, họ bán cho người dân thuốc ngoài danh mục, thuốc có độ độc cao, thậm chí là thuốc nhập lậu, thuốc sử dụng trên cây trồng khác, số lần phun trong vụ nhiều, không đảm bảo thời gian cách ly... dẫn đến dư lượng thuốc bảo vệ thực vật trong sản phẩm chè thường vượt ngưỡng cho phép. Được sự hỗ trợ của dự án CIDA, năm 2015 xã Kỳ Thượng đã thành lập tổ dịch vụ bảo vệ thực vật tập trung trên cây chè. Với cơ cấu 1 tổ trưởng, 1 tổ phó và 8 tổ viên được chia thành 4 nhóm, hoạt động dưới sự chỉ đạo của HTX sản xuất và cán bộ kỹ thuật, hoạt động theo thời vụ. Sau khi thành lập xong tiến hành ký cam kết với các hộ dân về cách thức hoạt động và chi phí các hộ dân phải chi trả cho mỗi lần phun thuốc.

Upload

Về điều tra phát hiện các đối tượng sâu bệnh trên đồng ruộng do cán bộ kỹ thuật phụ trách chè và HTX sản xuất đảm nhận. Khi cán bộ kỹ thuật và tổ hợp tác kiểm tra phát hiện sâu bệnh trên vườn chè, xác định diện tích bị hại, loại sâu bệnh, loại thuốc cần phun, thời gian phun và thông báo cho tổ dịch vụ bảo vệ thực vật. Tổ trưởng sẽ lên kế hoạch cụ thể cho các nhóm và tiến hành phun thuốc, sau khi phun mỗi nhóm sẽ tự ghi lý lịch phun thuốc, thời gian cách ly và ngày thu hái từng vườn chè chính xác, rõ ràng vào sổ nhật ký sản xuất của các hộ dân. Đồng thời cắm biển cảnh báo phun thuốc vào ruộng để người dân biết. Với hình thức này các hộ dân không phải chuẩn bị nơi chứa thuốc, vỏ bao thuốc sau khi phun cũng như điểm pha thuốc và hố cát để xử lý nước thải sau khi phun mà được làm tập trung tại tổ. Kinh phí hoạt động sẽ được thu từ các hộ dân trồng chè là 30.000 đồng/sào/1 lần phun và được trừ vào tiền bán búp mà tổ hợp tác chi trả cho các hộ dân hàng tháng. Ngoài ra kinh phí hoạt động còn được tạo ra từ dịch vụ thuốc bảo vệ thực vật mà tổ cung ứng cho các hộ dân.

Sau hơn 2 năm triển khai hoạt động, tổ dịch vụ bảo vệ thực vật tập trung đã mang lại những kết quả khả quan, với hình thức này việc áp dụng quy trình sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP được kiểm soát dễ dàng, nghiêm ngặt hơn, người nông dân tiết kiệm được chi phí về thuốc bảo vệ thực vât, giảm số lần phun thuốc, năng suất, chất lượng được đảm bảo, không còn dư lượng thuốc bảo vệ thực vật, tạo tiền đề cho xây dựng thương hiệu sản phẩm và đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của thị trường đối với các sản phẩm có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm. Không những thế, việc kiểm soát vấn đề sử dụng thuốc bảo vệ thực vật đã hạn chế nguy cơ gây ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng đến sức khỏe của người lao động trong sản xuất, thu hoạch và xử lý sau thu hoạch. Mặt khác việc ghi chép nhật ký sản xuất sẽ được thực hiện thường xuyên đảm bảo cho truy xuất nguồn gốc sản phẩm được thuận lợi.

Có thể thấy mô hình tổ dịch vụ bảo vệ thực vật là hướng đi đúng trong sản xuất chè bền vững, đã phát huy hiệu quả đối với người làm chè nói riêng, với người sản xuất nông nghiệp nói chung. Mô hình đang được nhân rộng tại các vùng sản xuất chè khác trên toàn tỉnh cũng như cần nhân rộng trên các loại cây trồng khác nhằm phát triển một nền sản xuất nông nghiệp an toàn và bền vững.

 

Đặng Thị Thuận

Nguồn:
Từ khóa:

Trồng trọt khác:

23/2/2022 - Hong hoa - giải pháp mới thụ phấn cho hoa Bưởi
22/3/2021 - Chủ động phòng trừ sâu bệnh hại trên lúa xuân
26/6/2020 - Ngộ độc hữu cơ trên cây lúa
21/4/2020 - Hướng dẫn Phòng trừ rầy nâu, rầy lưng trắng hại lúa vụ Xuân 2020
25/2/2020 - Biện pháp phòng trừ bệnh lùn sọc đen hại ngô, lúa vụ Đông Xuân
8/1/2020 - Kỹ thuật chăm sóc vườn ổi Đài Loan
18/9/2019 - Chăm sóc cây ăn trái trong mùa mưa bão
30/7/2019 - HIỆU QUẢ SỬ DỤNG CHẾ PHẨM AH N08 CHO VƯỜN CAM
10/5/2019 - Hạn chế để giống liền vụ, đưa giống lúa xác nhận vào sản xuất nhằm tăng năng suất lúa
25/4/2019 - Lưu ý trồng rau màu trong nhà lưới
13/2/2019 - Tập trung các giải pháp sản xuất vụ Xuân năm 2019
6/11/2018 - “Cắt cành” thanh long ruột đỏ mang bán, thu về lợi nhuận cao
29/10/2018 - Cam rụng quả là hiện tượng sinh lý bình thường
28/5/2018 - QUY TRÌNH KỸ THUẬT QUẢN LÝ BỆNH LÙN SỌC ĐEN HẠI LÚA
21/5/2018 - Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây thanh long (phần 1)
 
  VIDEO CLIPS  
Video
PS Nông nghiệp tuần hoàn chi phí thấp, lợi nhuận cao
PS Đẩy mạnh sản xuất hữu cơ trên cây ăn quả có múi
Nông nghiệp tuần hoàn xu thế tất yếu
Tình hình phát triển cây ăn quả có múi tại Hà Tĩnh
Phòng trừ sâu bệnh trước khi lúa trổ bông
Chung tay chống đánh bắt hải sản bất hợp pháp
Cải tạo ao đầm trước vụ tôm xuân hè
Thu gom bao bì thuốc bảo vệ thực vật nỗ lực từ các địa phương
Phòng trừ sâu bệnh cho lạc xuân
Nâng cao chất lượng tiêm phòng cho đàn vật nuôi
 
  VĂN BẢN MỚI  
Về việc đẩy mạnh công tác Khuyến nông

Thông báo Danh sách thí sinh trúng tuyển vào làm việc tại Trung tâm Khuyến nông tại kỳ tuyển dụng năm 2022

Thông báo chương trình thực tập sinh tại Hàn Quốc

Chương trình khuyến nông tỉnh Hà Tĩnh giai đoạn 2023-2025

Chương trình Khuyến nông tỉnh Hà Tĩnh, giai đoạn 2023 - 2025

NGHỊ QUYẾT HỘI NGHỊ LẦN THỨ NĂM BAN CHẤP HÀNH TRUNG ƯƠNG ĐẢNG KHOÁ XIII về nông nghiệp, nông dân, nông thôn đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045

Phòng trừ sâu bệnh hại lúa từ nay đến cuối vụ xuân năm 2022

Quy định chính sách khuyến khích phát triển nông nghiệp, nông thôn gắn với tỉnh đạt chuẩn nông thôn mới trên địa bàn Hà Tĩnh.

NGHỊ QUYẾT CỦA BAN CHẤP HÀNH ĐẢNG BỘ TỈNH Về tập trung lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Đề án “Thí điểm xây dựng tỉnh Hà Tĩnh đạt chuẩn nông thôn mới, giai đoạn 2021 - 2025”

KẾ HOẠCH: Khuyến nông năm 2021

 
THƯ VIỆN ẢNH
THỐNG KÊ TRUY CẬP
Đang truy cập 5
Máy chủ tìm kiếm 10
Khách viếng thăm 7
Hôm nay: 942
Tất cả: 999,079
  FANPAGE FACEBOOK  
 
  Trang chủ I  Giới thiệu   I  Tin tức   I  Hoạt động khuyến nông   I  Hoạt động ngành NN   I  Cẩm nang kỹ thuật   I  Gương điển hình   I  Chuyên đề NN-NT   I  Dự Án    

Trung tâm Khuyến nông Hà Tĩnh
Địa chỉ: Số 150 đường Trần Phú, TP Hà Tĩnh, tỉnh Hà Tĩnh
Điện thoại: 0393 856739/ Fax: 0393 856737 - Hotline: 0912.128.464
Email: [email protected] - Website: http://khuyennonghatinh.com