>> CẨM NANG KỸ THUẬT | TRỒNG TRỌT

Hướng dẫn Phòng trừ một số đối tượng dịch hại trên lúa vụ Hè Thu 2017
Tin đăng ngày: 14/8/2017 - Xem: 5231
  1. Tình hình thời tiết và cây trồng

Theo báo cáo của UBND các huyện, thành phố, thị xã đến ngày 10/8/2017, có 21.880ha lúa trổ bông (chiếm 49% diện tích gieo cấy), dự kiến đến ngày 20/8/2017 lúa Hè Thu cơ bản trổ xong, còn khoảng 1.000ha lúa tập trung ở các xã Thịnh Lộc, An Lộc, Tân Lộc,.. huyện Lộc Hà và vùng Tây Nam Thạch Hà trổ sau 20/8/2017.

        Từ đầu tháng 8 đến nay hình thái thời tiết nắng nóng xen kẻ những đợt mưa rào rãi rác, nhiệt độ trung bình 26-370C, ẩm độ những ngày có mưa > 70% tạo điều kiện thuận lợi cho lúa Hè Thu trổ bông – phơi màu đồng thời là yếu tố thuận lợi cho các đối tượng dịch hại phát sinh gây hại.

  1. Diễn biến và kỹ thuật phòng trừ các đối tượng dịch hại
  2. Rầy nâu, rầy lưng trắng: Diễn biến rầy hết sức phức tạp, mật độ trung bình 500-1000 con/m2, nơi cao 3.000-4.000 con/m2, cục bộ 5.000-10.000 con/m2(Cẩm Dương, Cẩm Nam - Cẩm Xuyên; Thạch Văn, Thạch Thanh - Thạch Hà), tuổi rầy phổ biến tuổi 2, tuổi 3, tuổi 4 và có sự xen gối lứa, diện tích nhiễm 680,5ha (Thạch Hà 320 ha, Cẩm Xuyên 55 ha, Đức Thọ 71 ha, TP Hà Tĩnh 70 ha, TX Hồng Lĩnh 46,5ha, Hương Sơn 14 ha, Can Lộc 59 ha, Lộc Hà 25ha, Kỳ Anh 15ha, Nghi Xuân 5 ha), trong đó 122,5 ha nhiễm nặng. Hiện nay các địa phương đã và đang tổ chức phòng trừ, tuy nhiên có một số diện tích mật độ rầy cao đã bắt đầu có biểu hiện thối gốc (Thạch Thanh - Thạch Hà, Cẩm Dương - Cẩm Xuyên) nếu không tổ chức phòng trừ quyết liệt sẽ gây cháy sau 10/8/2017. Theo quy định của Quy chuẩn QCVN 01-38:2010/BNNPTNT của Bộ Nông nghiệp và PTNT về việc ban hành tiêu chuẩn kỹ thuật quốc gia về phương pháp điều tra phát hiện dịch hại cây trồng, ngưỡng thống kê diện tích nhiễm rầy nâu, rầy lưng trắng từ 750 con/m2 trở lên, trên cơ sở đó khuyến cáo ngưỡng mật độ rầy để tiến hành phòng trừ ở giai đoạn này từ 750 con/m2 trở lên. Khung thời gian tổ chức phòng trừ từ nay đến 15/8/2017, đồng thời thường xuyên theo dõi diễn biến để phun lại lần 2 nếu mật độ rầy còn cao.

- Lúa giai đoạn trước trổ bông sử dụng các loại thuốc có nhóm hoạt chất nội hấp, lưu dẫn như: Pymetrozine, Clothianidin, Acetamiprid, Imidacloprid, Buprofezi: Các loại thuốc thương phẩm hiện có trên địa bàn tỉnh như:

         Chess 50WG: Pha 1 gói 7,5 g vào bình 10 lít nước, phun 2 bình/sào.

         Sutin 5EC, Azorin 400WP:  Pha 12 gam vào bình 12 lít, phun 2 bình/sào.

         Dantotsu 50WG: Pha 5g thuốc vào bình 16 lít nước, phun 2 bình/sào.

         Ba Đăng 300WP: Pha 7 – 15g vào bình 10 lít nước, phun 2 bình/sào....

          - Lúa giai đoạn sau trổ, mật độ rầy cao sử dụng nhóm thuốc có hoạt chất tiếp xúc, xông hơi: Fenobucarb, Chlorpyrifos Ethyl, Cypermethrin: Các loại thuốc thương phẩm hiện có trên địa bàn tỉnh như:

          Victory 585EC, Wavotox 585EC: Pha 10 – 15 ml thuốc vào bình 10 lít nước, phun 2 bình/sào.

          Fidur 220EC: Pha 25ml thuốc vào bình 12 lít nước, phun 2 bình/sào.

          Bassa 50E: Pha 30 ml thuốc vào bình 10 lít nước phun 3 bình/sào,...

          Lưu ý: Đối với nhóm thuốc tiếp xúc, xông hơi phải rẽ lúa thành những băng rộng 0,5-0,6m, điều tiết nước hợp lý, phun đảm bảo cho thuốc tiếp xúc với rầy.

  1. Sâu cuốn lá nhỏPhát sinh gây hại mật độ trung bình 10-20 com/m2, nơi cao 30-50 com/m2, cục bộ 70-120 com/m2(Đức An – Đức Thọ), tuổi sâu phổ biến tuổi 1, tuổi 2, tuổi 3, diện tích nhiễm 868,3ha (Can Lộc 551,3ha, Đức Thọ 300ha, TX Hồng Lĩnh 12ha, Hương Sơn 5ha). Đối với những diện tích đã kết thúc trổ, bộ lá đòng đã xơ cứng nên tác hại của sâu cuốn lá nhỏ đối với số diện tích này sẽ thấp. Tập trung giám sát đồng ruộng thực hiện tốt công tác điều tra phát hiện, căn cứ vào điều kiện cụ thể của từng địa phương để hướng dẫn chỉ đạo phòng trừ, đặc biệt lưu ý trên những diện tích lúa xanh tốt, phòng trừ lứa 2 kém hiệu quả, lúa trổ sau 15/8, sử dụng các loại thuốc có các nhóm hoạt chất sau: Chlorantraniliprole, Indoxacarb, Flubendiamide, Emamectin Benzoate, Abamectin: Các loại thuốc thương phẩm hiện có trên địa bàn tỉnh như: Virtako 40WG, Voliam Targo 063SC, Clever 150SC, Opulent 150SC, Takumi 20WG, Obaone 95WG, Agfan 15EC, Tasieu 1.9EC, Angun 5WG,...

Virtako 40WG: Pha 1,5g thuốc vào 10 lít nước, phun 2 bình/sào;

Voliam Targo 063SC: Pha 15ml thuốc vào 20 lít nước cho 1 sào;

Clever 150SC, Opulent 150SC: Pha 4,5 ml thuốc vào bình 10 lít nước, phun 2 bình/sào;

         Takumi 20WG: Pha 2g vào bình12 lít nước, phun 2 bình/sào

        Obaone 95WG: Pha 5g thuốc vào 10 lít nước, phun 2 bình/sào;

Agfan 15EC: Pha 8ml thuốc vào bình 12 lít nước, phun 2 bình/sào;

Tasieu 1.0EC, 1.9EC,  Angun 5WG: Pha 5- 7ml (5g) thuốc vào bình 10 lít nước, phun 2 bình/sào...

  1. c. Bệnh bạc lá: Phát sinh gây hại chủ yếu trên giống Bắc thơm 7, nếp… tỷ lệ trung bình 10-15%, nơi cao 20-30%, diện tích nhiễm 110 ha (Đức Thọ 70ha, TX Hồng Lĩnh 15ha, Lộc Hà 10ha, Thạch Hà 10ha, Can Lộc 5ha). Tập trung theo dõi chặt chẽ những diện tích hàng năm thường bị nhiễm bệnh và các vùng có nguy cơ nhiễm bệnh, đặc biệt chú ý những diện tích vừa qua bị ảnh hưởng do bão số 2 và sâu cuốn lá gây hại làm tổn thương bộ lá, cần phải tiến hành phun phòng trừ bệnh kịp thời, sử dụng các loại thuốc có các nhóm hoạt chất sau: Oxolinic acid, kasugamycin, Bronopol: Các loại thuốc thương phẩm hiện có trên địa bàn tỉnh như:

Staner 20WP: Pha 10 g thuốc vào bình 10 lít nước, phun 2 bình/sào.

Kamsu 2L: Pha 20 ml thuốc vào bình 10 lít, phun 2 bình/sào

Xantocin 40WP: Pha 10g thuốc vào bình 10 lit nước, phun 2 bình/sào,...

  1. Bệnh khô vằn: Tỷ lệ bệnh trung bình 20-25%, nơi cao 30-40%, diện tích nhiễm 4.174ha (Cẩm Xuyên 2424ha, Can Lộc 615ha, Kỳ Anh 345ha, TX Hồng Lĩnh 227ha, Đức Thọ 215ha, TP Hà Tĩnh 150ha, Thạch Hà 90ha, Lộc Hà 63ha, Hương Sơn 30ha, Hương Khê 15ha), trong đó nhiễm nặng 129ha, bệnh phát sinh gây hại trên toàn tỉnh, Tập trung điều tra phát hiện và hướng dẫn phun trừ kịp thời khi bệnh chớm xuất hiện, sử dụng các loại thuốc có các nhóm hoạt chất sau: Validamycin, Azoxystrobin, Difenoconazole, Propiconazole: Các loại thuốc thương phẩm hiện có trên địa bàn tỉnh như:

Validacin 5SL, Vida 5WP: Pha 25 ml (25g) thuốc vào bình 10 lít nước, phun 2 bình/sào;

Tilsuper 300ND, Nevo 330EC: Pha 10 ml thuốc vào bình 12 lít nước, phun 2 bình/sào,...

Ngoài rầy nâu, rầy lưng trắng, sâu cuốn lá nhỏ, bệnh bạc lá, bệnh khô vằn cần quan tâm theo dõi các đối tượng khác như: Sâu đục thân, chuột… để chủ động phòng trừ.

  Bên cạnh tập trung phòng trừ các đối tượng sâu bệnh cần điều tiết chế độ nước hợp lý (3-5 cm) tạo điều kiện thuận lợi cho lúa trổ bông và chín, đồng thời tăng hiệu lực phòng trừ của thuốc BVTV. Trong quá trình phòng trừ phải tuân thủ nghiêm ngặt nguyên tắc 4 đúng./.

PHÒNG BẢO VỆ THỰC VẬT

 

Nguồn:
Từ khóa:

Trồng trọt khác:

23/2/2022 - Hong hoa - giải pháp mới thụ phấn cho hoa Bưởi
22/3/2021 - Chủ động phòng trừ sâu bệnh hại trên lúa xuân
26/6/2020 - Ngộ độc hữu cơ trên cây lúa
21/4/2020 - Hướng dẫn Phòng trừ rầy nâu, rầy lưng trắng hại lúa vụ Xuân 2020
25/2/2020 - Biện pháp phòng trừ bệnh lùn sọc đen hại ngô, lúa vụ Đông Xuân
8/1/2020 - Kỹ thuật chăm sóc vườn ổi Đài Loan
18/9/2019 - Chăm sóc cây ăn trái trong mùa mưa bão
30/7/2019 - HIỆU QUẢ SỬ DỤNG CHẾ PHẨM AH N08 CHO VƯỜN CAM
10/5/2019 - Hạn chế để giống liền vụ, đưa giống lúa xác nhận vào sản xuất nhằm tăng năng suất lúa
25/4/2019 - Lưu ý trồng rau màu trong nhà lưới
13/2/2019 - Tập trung các giải pháp sản xuất vụ Xuân năm 2019
6/11/2018 - “Cắt cành” thanh long ruột đỏ mang bán, thu về lợi nhuận cao
29/10/2018 - Cam rụng quả là hiện tượng sinh lý bình thường
28/5/2018 - QUY TRÌNH KỸ THUẬT QUẢN LÝ BỆNH LÙN SỌC ĐEN HẠI LÚA
21/5/2018 - Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây thanh long (phần 1)
 
  VIDEO CLIPS  
Video
PS Nông nghiệp tuần hoàn chi phí thấp, lợi nhuận cao
PS Đẩy mạnh sản xuất hữu cơ trên cây ăn quả có múi
Nông nghiệp tuần hoàn xu thế tất yếu
Tình hình phát triển cây ăn quả có múi tại Hà Tĩnh
Phòng trừ sâu bệnh trước khi lúa trổ bông
Chung tay chống đánh bắt hải sản bất hợp pháp
Cải tạo ao đầm trước vụ tôm xuân hè
Thu gom bao bì thuốc bảo vệ thực vật nỗ lực từ các địa phương
Phòng trừ sâu bệnh cho lạc xuân
Nâng cao chất lượng tiêm phòng cho đàn vật nuôi
 
  VĂN BẢN MỚI  
Về việc đẩy mạnh công tác Khuyến nông

Thông báo Danh sách thí sinh trúng tuyển vào làm việc tại Trung tâm Khuyến nông tại kỳ tuyển dụng năm 2022

Thông báo chương trình thực tập sinh tại Hàn Quốc

Chương trình khuyến nông tỉnh Hà Tĩnh giai đoạn 2023-2025

Chương trình Khuyến nông tỉnh Hà Tĩnh, giai đoạn 2023 - 2025

NGHỊ QUYẾT HỘI NGHỊ LẦN THỨ NĂM BAN CHẤP HÀNH TRUNG ƯƠNG ĐẢNG KHOÁ XIII về nông nghiệp, nông dân, nông thôn đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045

Phòng trừ sâu bệnh hại lúa từ nay đến cuối vụ xuân năm 2022

Quy định chính sách khuyến khích phát triển nông nghiệp, nông thôn gắn với tỉnh đạt chuẩn nông thôn mới trên địa bàn Hà Tĩnh.

NGHỊ QUYẾT CỦA BAN CHẤP HÀNH ĐẢNG BỘ TỈNH Về tập trung lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Đề án “Thí điểm xây dựng tỉnh Hà Tĩnh đạt chuẩn nông thôn mới, giai đoạn 2021 - 2025”

KẾ HOẠCH: Khuyến nông năm 2021

 
THƯ VIỆN ẢNH
THỐNG KÊ TRUY CẬP
Đang truy cập 5
Máy chủ tìm kiếm 10
Khách viếng thăm 7
Hôm nay: 44
Tất cả: 999,275
  FANPAGE FACEBOOK  
 
  Trang chủ I  Giới thiệu   I  Tin tức   I  Hoạt động khuyến nông   I  Hoạt động ngành NN   I  Cẩm nang kỹ thuật   I  Gương điển hình   I  Chuyên đề NN-NT   I  Dự Án    

Trung tâm Khuyến nông Hà Tĩnh
Địa chỉ: Số 150 đường Trần Phú, TP Hà Tĩnh, tỉnh Hà Tĩnh
Điện thoại: 0393 856739/ Fax: 0393 856737 - Hotline: 0912.128.464
Email: [email protected] - Website: http://khuyennonghatinh.com