>> CẨM NANG KỸ THUẬT | TRỒNG TRỌT

Kỹ thuật trồng cây Chanh leo – Cây trồng mới mang lại hiệu quả kinh tế cao cho bà con vùng đồi núi
Tin đăng ngày: 20/12/2016 - Xem: 16731

  Chanh leo hay còn gọi là chanh dây là loại quả rất giàu vitamin cung cấp cho cơ thể đây cũng là loại quả làm thức uống giải khát rất tốt vào mùa hè. Đây là cây trồng có khả năng phát huy được tính ưu việt về tăng hiệu quả kinh tế, tăng giá trị sản phẩm trên 1 đơn vị diện tích canh tác, có thể thay thế những cây trồng có hiệu quả kinh tế thấp để phát triển kinh tế hộ, từng bước nâng cao thu nhập cho nông dân. Trong những năm gần đây, cây Chanh leo đượcCông ty CP SXTP Hà Nội, Công ty thực phẩm Nghệ An tổ chức thực hiện mô hình trồng cây chanh leo liên kết giữa người dân và doanh nghiệp thông qua Tổ hợp tác triển khai trên địa bàn huyện UBND các huyện Can Lộc, Vũ Quang, Đức Thọ, bước đầu đem lại hiệu quả kinh tế trên đơn vị diện tích, cải thiện đời sống cho người dân, đặc biệt là các hộ nông dân nghèo vùng cao, vùng đồi núi còn thiếu vốn sản xuất. Để hỗ trợ cho bà con kỹ thuật trồng mang lại hiệu quả kinh tế cao nhân rộng mô hình chanh leo trong tỉnh, chúng tôi hướng dẫn quy trình trồng cây chanh leo như sau:        

      1. Loại đất trồng:Cây chanh leo trồng thích hợp ở vùng đất tơi xốp, thoát nước tốt, giàu chất hữu cơ như đất cát pha thịt nhẹ, đất Bazan…

      2. Giống: Giống chanh leo hiện nay chủ yếu là giống Đài nông 1, nhập từ Đài Loan có khả năng tự thụ phấn cao, ít biến dị. Cây trồng chủ yếu là cây ghép cây giống do công ty NAPAGA cung ứng, giá cây giống 45.000 đ/cây.

      3. Thời vụ trồng:thời vụ tốt nhất nên trồng vào cuối tháng 11 và tháng 1 năm sau.

Hình ảnh chanh leo tại Hương Quang– Vũ Quang

       4. Thiết kế đường lô, mật độ khoảng cách trồng:

- Thiết kế đường lô: Thích hợp với những nơi đất bằng phẳng, độ dốc < 80, vườn trồng có thiết kế hình chữ nhật hoặc hình vuông diện tích từ 0,2 – 0,5 ha/lô, đường lô rộng 3m. Trồng trên đất dốc, hàng cây phải bố trí theo đường đồng mức để thuận lợi cho việc vận chuyển vật tư, chăm sóc và thu hoạch.

          - Tùy theo điều kiện đất đai và địa hình, khả năng thâm canh, có thể trồng các mật độ: 1.660 cây/ha, khoảng cách 3x2m; 1.330 cây/ha: khoảng cách 3 x2,5m; 1100 cây/ha: khoảng cách 3 x3 m; 850 cây/ha: khoảng cách 3 x4m.

          - Cách trồng: Hố trồng có kích thước 60 x 60 x 60 cm, đào một hố nhỏ ơ giữa bồn có độ sâu bằng bầu, đặt cây và lấp đất phủ kín bằng mặt bầu. sau đó rắc thuốc xung quanh để tránh mối, kiến, dế cắn phá. Dùng cây cắm chống xung quanh và dùng các vật liệu che chắn nhằm hạn chế gió.

  1. Tưới nước:Cây chanh leo có bộ rễ ăn cạn nên vấn đề tưới giữ ẩm và tủ gốc là rất cần thiết. Không để nước ngập úng trong mùa mưa nhưng phải đủ nước tưới trong mùa khô đặc biệt trong giai đoạn cây ra hoa. Định kỳ tưới 2 lần/ tuần vào mùa khô.
  2. Bón phân: Cây chanh leo rất thích hợp với các loại phân hữu cơ, nhất là phân chuồn ủ hoai. Lượng phân bón cho cây theo giai đoạn sinh trưởng, tùy thuộc mật độ trồng khác nhau cần điều chỉnh lượng phân bón cho phù hợp.

          * Giai đoạn kiến thiết cơ bản (1- 6 tháng tuổi)

          Lượng phân bón cho chanh leo mật độ trồng 850 cây/ha như sau:Phân chuồng hoai: 15 – 20 tấn, vôi bột: 1000kg, Ure: 370kg, Super lân: 1062 kg, KCL: 242 kg

          Cách bón: Bón lót: đào hố xong xử lý đất bằng vôi, dùng phân chuồng hoai trộn lẫn với phân lân, vôi hoặc dùng phân hữu cơ vi sinh để bón lót. Thực hiện bón trước khi trồng từ 25 – 30 ngày với lượng : phân chuồng: 15 – 20 tấn + 18 – 22 kg KCL. Phân lân bón riêng và chia hai lần bón, lần thứ nhất sau khi trồng 60 ngày, lần tiếp theo 150 ngày sau trồng. Bón lấp xung quanh bồn

          Giai đoạn kinh doanh (từ 7 tháng tuổi trở lên): Bón tỷ lệ N – P – K: 2 – 1 – 4

Lượng phân bón cho chanh leo mật độ trồng 850 cây/ha, giai đoạn kinh doanh như sau:Ure: 850kg, Super lân: 1250kg, KCL: 1350kg

Phân đạm và kali cứ 15 – 20 ngày bón 1 lần: 30 – 40 kg, Ure + 50 -55 kg KCL /ha/lần bón. Phân lân chia làm 3 lần bón, bón lấp xung quanh bồn.

Trong giai đoạn kinh doanh cần bón thêm phân hữu cơ hoặc phân chuồng hoai với lượng 15 – 20 tấn/năm, bón 2 lần vào đầu và giữa mùa mưa.

Ngoài ra trong quá trình canh tác cần phun thêm các loại phân bón qua lá có chứa các trung, vi lượng như Ca, Mg, S, B, Mo, Fe, … nhằm thúc đẩy cây sinh trưởng phát triển, kích thích ra hoa đậu trái sau các lần thu hoạch.

Làm bồn, diệt cỏ dại: Thường xuyên phá lớp váng đất mặt tạo điều kiện cho bộ rễ phát triển giúp cây sinh trưởng tốt.

          Cây chanh leo có bộ rễ ăn cạn nên việc diệt cỏ dại chủ yếu dùng biện pháp thủ công, hạn chế tối đa việc làm đứt rễ làm cây dễ nhiễm bệnh.

  1. Làm giàn, tạo hình và tỉa cành lá:

          Kỹ thuật làm giàn có ảnh hưởng lớn đến việc ra hoa, đậu quả của cây chanh leo vì cây chỉ ra hoa ở các mặt đầu cành thứ cấp nằm ngoài mặt tán. Làm giàn theo kiểu chữ T để giúp chanh leo phát triển tốt hơn do ánh sáng tiếp xúc bề mặt tán lớn, hạn chế nấm bệnh. Nên làm giàn cao 1,8 – 2,2 m với các trục tre, gỗ hoặc bê tông, khoảng cách các cột nên cắm theo khoảng cách trồng; bên trên căng lưới thép với khoảng cách ô vuông 40 x 40 cm cho cây leo.

          Cây mới trồng phát triển chiều cao khoảng 1m thì bấm bớt lá gốc. Cây có bộ lá to, dày, xanh tốt, không bị nấm bệnh là biểu hiện cây sinh trưởng mạnh, đồng thời lá to sẽ giúp cây trao đổi chất tốt hơn do vậy cần chú ý bảo vệ.

          Khi cây đã lên giàn cần tạo hình, tỉa bớt là già hoặc những chỗ mật độ lá quá dày, đặc biệt trong mùa mưa, để hạn chế sâu bệnh gây hại, đồng thời nhằm ức chế sinh trưởng, giúp cho cây ra nhiều nụ, đậu nhiều trái.

          Sau thu hoạch cắt hết tất cả các cành trên mặt giàn đã cho trái, cây sẽ ra chồi mới, phân cành cấp 2,3 và các cành quả. Nếu chanh leo không được tỉa hoàn toàn vào cuối năm sẽ ảnh hưởng rất lớn đến sinh trưởng và phát triển, đặc biệt làm hạn chế năng suất các năm tiếp theo.

  1. Tình hình sâu bệnh hại:Cây chanh leo là loại cây ít bị sâu, bệnh hại, qua thực tế trồng chủ yếu gặp loài nhện đỏ, nhện trắng gây hại vào thời kỳ trên lá bánh tẻ vào các thời điểm nắng ấm, quả non, tỷ lệ gây hại 2-5%, cao 9-10%. Tuy nhiên, các hộ đã chủ động phòng trừ luân phiên bằng các loại thuốc như dầu khoáng SK enSpray 99EC, Bomb 200EC, Dandy 15EC nên mức độ gây hại không cao.
  1. Thu hoạch: Để đảm bảo chất lượng, phẩm chất quả và mang lại hiệu quả kinh tế cao cần thu hái sau khi 2/3 vỏ quả chuyển sang tím hoặc để quả chín rụng tự nhiên, sau mỗi lần thu hoạch cần chú ý gom toàn bộ các loại quả bị thải loại do nấm bệnh và côn trùng gây hại tập trung về một vị trí để tiêu huỷ, hạn chế khả năng phát triển của sâu bệnh trên vườn. Quả thu hoạch về nên bảo quản nơi thoáng mát, tránh đổ đống quá dày và sớm vận chuyển về nơi sơ chế để đảm bảo chất lượng và phẩm chất của quả.

 

Theo Nguyễn Thị Thanh Hiền – Phòng Trồng trọt/sonongnghiephatinh.gov.vn

Nguồn:
Từ khóa:

Trồng trọt khác:

23/2/2022 - Hong hoa - giải pháp mới thụ phấn cho hoa Bưởi
22/3/2021 - Chủ động phòng trừ sâu bệnh hại trên lúa xuân
26/6/2020 - Ngộ độc hữu cơ trên cây lúa
21/4/2020 - Hướng dẫn Phòng trừ rầy nâu, rầy lưng trắng hại lúa vụ Xuân 2020
25/2/2020 - Biện pháp phòng trừ bệnh lùn sọc đen hại ngô, lúa vụ Đông Xuân
8/1/2020 - Kỹ thuật chăm sóc vườn ổi Đài Loan
18/9/2019 - Chăm sóc cây ăn trái trong mùa mưa bão
30/7/2019 - HIỆU QUẢ SỬ DỤNG CHẾ PHẨM AH N08 CHO VƯỜN CAM
10/5/2019 - Hạn chế để giống liền vụ, đưa giống lúa xác nhận vào sản xuất nhằm tăng năng suất lúa
25/4/2019 - Lưu ý trồng rau màu trong nhà lưới
13/2/2019 - Tập trung các giải pháp sản xuất vụ Xuân năm 2019
6/11/2018 - “Cắt cành” thanh long ruột đỏ mang bán, thu về lợi nhuận cao
29/10/2018 - Cam rụng quả là hiện tượng sinh lý bình thường
28/5/2018 - QUY TRÌNH KỸ THUẬT QUẢN LÝ BỆNH LÙN SỌC ĐEN HẠI LÚA
21/5/2018 - Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây thanh long (phần 1)
 
  VIDEO CLIPS  
Video
PS Nông nghiệp tuần hoàn chi phí thấp, lợi nhuận cao
PS Đẩy mạnh sản xuất hữu cơ trên cây ăn quả có múi
Nông nghiệp tuần hoàn xu thế tất yếu
Tình hình phát triển cây ăn quả có múi tại Hà Tĩnh
Phòng trừ sâu bệnh trước khi lúa trổ bông
Chung tay chống đánh bắt hải sản bất hợp pháp
Cải tạo ao đầm trước vụ tôm xuân hè
Thu gom bao bì thuốc bảo vệ thực vật nỗ lực từ các địa phương
Phòng trừ sâu bệnh cho lạc xuân
Nâng cao chất lượng tiêm phòng cho đàn vật nuôi
 
  VĂN BẢN MỚI  
Về việc đẩy mạnh công tác Khuyến nông

Thông báo Danh sách thí sinh trúng tuyển vào làm việc tại Trung tâm Khuyến nông tại kỳ tuyển dụng năm 2022

Thông báo chương trình thực tập sinh tại Hàn Quốc

Chương trình khuyến nông tỉnh Hà Tĩnh giai đoạn 2023-2025

Chương trình Khuyến nông tỉnh Hà Tĩnh, giai đoạn 2023 - 2025

NGHỊ QUYẾT HỘI NGHỊ LẦN THỨ NĂM BAN CHẤP HÀNH TRUNG ƯƠNG ĐẢNG KHOÁ XIII về nông nghiệp, nông dân, nông thôn đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045

Phòng trừ sâu bệnh hại lúa từ nay đến cuối vụ xuân năm 2022

Quy định chính sách khuyến khích phát triển nông nghiệp, nông thôn gắn với tỉnh đạt chuẩn nông thôn mới trên địa bàn Hà Tĩnh.

NGHỊ QUYẾT CỦA BAN CHẤP HÀNH ĐẢNG BỘ TỈNH Về tập trung lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Đề án “Thí điểm xây dựng tỉnh Hà Tĩnh đạt chuẩn nông thôn mới, giai đoạn 2021 - 2025”

KẾ HOẠCH: Khuyến nông năm 2021

 
THƯ VIỆN ẢNH
THỐNG KÊ TRUY CẬP
Đang truy cập 5
Máy chủ tìm kiếm 10
Khách viếng thăm 7
Hôm nay: 469
Tất cả: 994,809
  FANPAGE FACEBOOK  
 
  Trang chủ I  Giới thiệu   I  Tin tức   I  Hoạt động khuyến nông   I  Hoạt động ngành NN   I  Cẩm nang kỹ thuật   I  Gương điển hình   I  Chuyên đề NN-NT   I  Dự Án    

Trung tâm Khuyến nông Hà Tĩnh
Địa chỉ: Số 150 đường Trần Phú, TP Hà Tĩnh, tỉnh Hà Tĩnh
Điện thoại: 0393 856739/ Fax: 0393 856737 - Hotline: 0912.128.464
Email: [email protected] - Website: http://khuyennonghatinh.com